Bệnh á sừng đặc trưng bởi tình trạng da bị khô ráp, nứt nẻ, bong tróc và đôi khi còn dẫn đến chảy máu. Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây thì bạn có thể chữa bệnh á sừng bằng các bài thuốc dân gian. Thực tế ghi nhận, cách chữa này không chỉ giúp hỗ trợ kiểm soát tốt hơn triệu chứng của bệnh mà còn tiết kiệm được chi phí điều trị.
Bệnh á sừng là gì? Có nên chữa bằng thuốc dân gian
Á sừng là thuật ngữ mô tả tình trạng da bị khô ráp, bong tróc do các tế bào khi đã hóa sừng vẫn còn nhân. Bệnh thường khởi phát ở các vùng da điển hình như bàn tay, bàn chân, gót chân và mùa đông là thời điểm thuận lợi để bệnh bùng phát.
Yếu tố di truyền, thời tiết hanh khô, tiếp xúc với chất độc hại, thay đổi nội tiết tố hay thiếu hụt dinh dưỡng… đều được cho là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Ngoài những tổn thương ngoài da thì người bệnh sẽ phải sống chung với tình trạng ngứa ngáy, đau rát rất dữ dội.
Liệu pháp điều trị chính cho bệnh á sừng là sử dụng các loại kem bôi, thuốc bôi ngoài da hay thuốc uống theo chỉ định từ bác sĩ. Cùng với đó là kết hợp chăm sóc và dự phòng tốt tại nhà để hỗ trợ điều trị và ngừa nguy cơ tái phát.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng cách chữa bệnh á sừng bằng các bài thuốc dân gian. Thực hiện đúng cách sẽ hạn chế được việc lạm dụng thuốc Tây, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da và kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh.
Các bài thuốc dân gian tận dụng những nguyên liệu tự nhiên sẵn có, thường lành tính, an toàn và ít gây ra tác dụng phụ cho cơ thể dù dùng kéo dài. Ngoài ra, cách chữa này lại có chi phí thấp nên phù hợp với nhiều đối tượng. Nhất là những người không có đủ điều kiện điều trị y tế thì đây chính là giải pháp cứu cánh cho bệnh tình của họ.
Mặc dù mang đến nhiều ưu điểm tốt nhưng chữa bệnh á sừng bằng các bài thuốc dân gian vẫn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Phương pháp điều trị này chỉ có tác dụng hỗ trợ và đáp ứng với trường hợp bệnh nhẹ. Đồng thời cần kiên trì áp dụng trong thời gian kéo dài mới có thể nhận được kết quả tốt. Khi trên da xuất hiện nhiễm trùng thì tuyệt đối không nên áp dụng.
7 Cách chữa bệnh á sừng bằng các bài thuốc dân gian hiệu nghiệm
Có nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng được áp dụng từ lâu đời đến nay vẫn còn được lưu truyền rộng rãi. Trong đó dưới đây là 7 bài thuốc phổ biến được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn:
1. Dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng
Lá trầu không là loại thảo dược lành tính được dùng trong điều trị rất nhiều căn bệnh ngoài da. Điển hình như bệnh á sừng, vẩy nến da đầu, bệnh chàm tổ đỉa… Tất cả là nhờ vào công dụng giải độc, kháng viêm và giảm đau rất tốt từ các thành phần có trong thảo dược này.
Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã phát hiện ra nhiều thành phần hoạt chất hữu ích với làn da có trong lá trầu không. Điển hình như các acid amin, vitamin, tanin, allylcatechol, methyl eugenol, eugenol, carvacrol, chavicol, caryophyllen…
Dùng lá trầu không đúng cách sẽ giúp loại bỏ tốt hơn lớp tế bào chết, giảm ngứa ngáy và bong tróc da. Đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ da và ngăn tình trạng viêm nhiễm kích hoạt trên vùng da đang bị tổn thương do bệnh á sừng.
Sau đây là cách sử dụng lá trầu không chữa bệnh á sừng:
- Dùng khoảng 5 – 7 lá trầu không tươi đem rửa sạch với nước mối loãng rồi dùng tay vò nhẹ cho hơi nhàu
- Đun sôi khoảng 2,5 lít nước sau đó thả lá trầu không vào và đun thêm khoảng 5 phút trên lửa nhỏ
- Đổ ra thau chờ nguội bớt hoặc pha thêm nước lã vào cho ấm
- Dùng nước này để ngâm rửa trực tiếp vùng da bị á sừng cần điều trị
2. Chữa bệnh á sừng bằng tỏi
Dùng tỏi cũng là một cách chữa bệnh á sừng bằng thuốc dân gian được rất nhiều người lựa chọn. Hoạt chất allicine dồi dào trong tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên với khả năng sát khuẩn, chống viêm và giảm đau rất tuyệt vời.
Bên cạnh đó, trong tỏi còn chứa hàm lượng vitamin C và Selen dồi dào cũng được đánh giá là rất tốt cho làn da. Chúng hỗ trợ tăng cường hàng rào bảo vệ cũng như khả năng miễn dịch của da để chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại. Đồng thời giúp các tổn thương trên da do bệnh á sừng gây ra chóng lành hơn.
Dưới đây là các bước thực hiện:
- Cần chuẩn bị vải ba nhánh tỏi đem lột sạch vỏ và rửa sạch
- Cho vào cối giã cho nát rồi bọc tỏi trong 1 miếng vải mỏng
- Sau đó dùng chấm trực tiếp vào vùng da bị á sừng trong khoảng 5 – 10 phút để dịch tỏi có thể thấm đều vào da
- Chú ý vệ sinh lại vùng da bị bệnh với nước sạch
3. Sử dụng lá lốt chữa á sừng
Đây là bài thuốc dân gian quen thuộc với rất nhiều người mắc bệnh á sừng. Lá lốt được các tài liệu Đông y ghi nhận là có vị hơi cay nồng và tính ấm được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý nhờ công dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.
Trong tinh dầu lá lốt chứa nhiều thành phần được ví như kháng sinh tự nhiên có thể hỗ trợ cải thiện tốt các triệu chứng mà bệnh á sừng gây ra. Điển hình giúp làm mềm da, giảm ngứa ngáy, đau rát hay bong tróc da…
Có thể sử dụng lá lốt để chữa bệnh á sừng theo 2 cách sau đây:
- Cách thứ nhất: Dùng khoảng 50g lá lốt tươi đem đi rửa sạch rồi cho vào ấm đun sôi cùng 1 thăng nước trong 5 phút. Thêm vào chút muối biển khuấy tan rồi chờ cho hơi ấm rồi ngâm rửa vùng da bị bệnh. Có thể tăng hiệu quả bằng cách dùng phần bã nhẹ nhàng chà lên vùng da bị bong tróc.
- Cách thứ 2: Chuẩn bị khoảng 50g lá lốt tươi đem rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó cho vào cối giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Dùng nước ấm rửa lại sau khoảng 30 phút đắp thuốc.
4. Dùng lá chè xanh chữa bệnh á sừng
Lá chè xanh cũng là một thảo dược có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa cùng nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng sát khuẩn và làm dịu da rất tốt. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp kích thích quá trình tái tạo da nhờ tác dụng chỉnh hoạt động của enzyme caspase 14.
Ngoài ra, lá chè xanh còn hỗ trợ loại bỏ tốt hơn các tế bào da chết, cải thiện tình trạng sần sùi và bong tróc da do bệnh á sừng. Đồng thời tăng cường miễn dịch cho làn da, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm kích hoạt trên vùng da đang bị tổn thương.
Có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh đem đi ngâm rửa cho thật sạch với nước muối loãng.
- Dùng tay vò nhẹ rồi cho vào ấm đun sôi cùng với 2 thăng nước trong 10 phút.
- Đổ ra thau chờ cho nước đủ độ ấm rồi dùng ngâm rửa vùng da bị á sừng khoảng 30 phút.
- Trong quá trình thực hiện có thể tận dụng phần bã chè để chà nhẹ lên vùng da tổn thương.
5. Điều trị bệnh á sừng bằng chanh
Nước cốt chanh tươi được ghi nhận là một chất khử trùng tự nhiên mang đến tác dụng làm sạch da và diệt khuẩn rất tốt. Do đó, từ lâu, loại nguyên liệu này đã được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh á sừng.
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong nước cốt chanh còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da và thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào da mới để đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương trên da do á sừng. Tuy nhiên, khi tổn thương da bị chảy máu thì bạn nên hạn chế dùng chanh bởi axit trong chanh có thể kích hoạt tình trạng đau rát.
Dùng chanh chữa á sừng là mẹo dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn
Cách dùng chanh chữa á sừng được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 quả chanh tươi đem rửa ngoài vỏ với nước muối loãng cho thật sạch
- Dùng dao sắc cắt chanh thành từng lát thật mỏng
- Chà xát nhẹ hoặc đắp trực tiếp các lát chanh lên vùng da bị á sừng
- Rửa lại sau khoảng 10 – 15 phút với nước sạch
6. Sử dụng dầu dừa chữa á sừng
Dầu dừa là nguyên liệu làm đẹp da quen thuộc có chứa các dưỡng chất, acid béo và vitamin E giúp chống lại quá trình lão hóa tự nhiên. Đối với vùng da đang bị á sừng thì nguyên liệu này sẽ cấp ẩm để da được mềm mại hơn, giảm tình trạng bong tróc và nứt nẻ.
Đồng thời, dầu dừa còn có tác dụng làm dịu da để khắc phục tình trạng ngứa ngáy. Bên cạnh đó còn có khả năng diệt khuẩn và chống viêm rất tốt, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trên vùng da bị bệnh. Sử dụng dầu dừa đúng cách sẽ giúp cho quá trình chữa lành tổn thương da do á sừng diễn da nhanh chóng hơn.
Có thể thực hiện theo các bước đơn giản như sau:
- Dùng nước ấm để vệ sinh vùng da bị á sừng nhằm loại bỏ bụi bẩn cũng như các tế bào da chết.
- Sử dụng 1 lượng tinh dầu dừa nguyên chất để thoa trực tiếp 1 lớp mỏng nhẹ lên vùng da bị khô và bong tróc do á sừng.
- Dùng tay nhẹ nhàng massage khoảng 5 phút để tinh dầu dừa có thể thấm sâu vào da
- Để qua đêm rồi sáng hôm sau rửa lại với nước bạn sẽ dễ thấy tổn thương da được cải thiện rõ rệt
7. Chữa á sừng bằng cây vòi voi
Theo ghi nhận từ các tài liệu Đông y thì cây vòi voi là một loại dược liệu có vị đắng nhẹ, hơi the, tính mát. Nó có tác dụng chống viêm và giảm đau rất tốt nên được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da, giải độc, tiêu viêm. Trong đó, việc dùng cây vòi voi chữa bệnh á sừng là bài thuốc dân gian được ứng dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với thảo dược này chỉ nên dùng ngoài da, tránh dùng theo đường uống. Bởi trong thành phần của cây có hợp chất alcaloid pyrolizidin có khả năng gây ung thư. Đặc biệt dù dùng ngoài da cũng tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Cách dùng cây vòi voi chữa bệnh á sừng đơn giản như sau:
- Cần chuẩn bị 1 lượng cây vòi voi tươi vừa đủ đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng trong 5 phút.
- Cho vào cối giã nhuyễn rồi dùng đắp lên vùng da bị á sừng sau khi đã vệ sinh và lau khô vùng da này.
- Để nguyên trong khoảng 20 – 25 phút rồi dùng nước ấm rửa lại cho sạch.
- Với bài thuốc từ cây vòi voi, người bệnh chỉ nên áp dụng 2 lần mỗi tuần.
Việc chữa bệnh á sừng bằng các bài thuốc dân gian chỉ nên được nhìn nhận như liệu pháp hỗ trợ. Nhiều bài thuốc đến nay vẫn chưa được minh chứng về tính hiệu nghiệm, vì thế mà bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng. Tốt nhất vẫn cần chú ý thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị và chăm sóc đúng cách.
Bệnh á sừng, dù gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và kiên trì, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tái phát, và tận hưởng cuộc sống thoải mái hơn.
- Điều trị sớm là chìa khóa: Can thiệp sớm giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
- Tùy chỉnh phác đồ điều trị: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ phù hợp, bao gồm thuốc bôi, thuốc uống, và thay đổi lối sống.
- Kiên trì và tuân thủ: Điều trị á sừng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ phác đồ của bác sĩ.
- Chăm sóc da đúng cách: Dưỡng ẩm thường xuyên và tránh các tác nhân kích ứng giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Câu trả lời là CÓ.
- Yếu tố di truyền: đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nguy cơ mắc bệnh á sừng. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh, khả năng bạn cũng bị á sừng sẽ cao hơn.
- Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất: Các yếu tố môi trường và lối sống cũng góp phần gây bệnh.
Hiểu rõ về tính di truyền của bệnh á sừng giúp bạn:
- Chủ động phòng ngừa: Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh, bạn cần chăm sóc da cẩn thận hơn và tránh các tác nhân kích ứng.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế sớm: Khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!