Nhiều người đang truyền tai nhau cách trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm. Chính vì mang tính truyền miệng nên có khá nhiều phụ huynh lo lắng việc sử dụng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển cho trẻ nhỏ. Vậy theo cách nhìn nhận từ khoa học, mẹo vặt này có thực sự hiệu quả, trẻ sơ sinh sử dụng có an toàn không? Những thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.
Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm có được không?
Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng rất dễ bị các tác nhân bên ngoài môi trường tấn công và sinh bệnh, nhất là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như ho, viêm họng, sổ mũi, nghẹt mũi, cảm cúm,… Và không quá bất ngờ khi trẻ sơ sinh mắc phải những bệnh lý này. Bởi giai đoạn này cơ thể của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị tác nhân xâm nhập và gây hại. Hiển nhiên, không một cha mẹ nào mong muốn nhìn thấy con em của mình gặp phải những vấn đề này.
Đối với các trường hợp xuất hiện cơn ho, trẻ sơ sinh thường xuyên quấy khóc, đặc biệt là về đêm do niêm mạc cổ họng bị kích thích. Điều này khiến trẻ mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc dù có tiếng động nhỏ. Không những vậy, trẻ còn lười bú, cơ thể khó chịu dẫn đến suy nhược cơ thể và chậm phát triển.
Để giải quyết tình trạng mà con trẻ đang gặp phải, nhiều người mẹ lo lắng khi dùng thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ. Việc sử dụng loại thuốc này quá sớm có thể khiến trẻ chậm phát triển, nhờn thuốc, cơ thể không sự sản sinh kháng thể, nghiêm trọng hơn là gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Lúc này, sử dụng dầu tràm trị ho là một giải pháp vừa an toàn vừa hiệu quả giúp trẻ sơ sinh nhanh hết ho. Tuy nhiên, trên thực tế thì trẻ sơ sinh có dùng được loại tinh dầu này không?
Dầu tràm là sản phẩm được chiết xuất từ cây tràm trà với mùi thơm dễ chịu. Vì chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên nên dầu tràm được đánh giá cao bản chất lành tính, an toàn khi sử dụng, đặc biệt là những đối tượng có làn da nhạy cảm như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và bà bầu.
Mặt khác, công dụng của dầu tràm đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại thừa nhận và đánh giá cao, nhất là trong việc hỗ trợ điều trị các các vấn đề liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là trẻ sơ sinh.Nhiều trong tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, Eucalyptol là thành phần hoạt chất chính có trong tinh dầu tràm. Hoạt chất này có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát khuẩn nhẹ, tiêu đờm và phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần 1.8 cineol và α – Terpineol có trong tinh dầu tràm được chứng minh có tác dụng như chất kháng viêm tự nhiên, giúp ức chế và loại bỏ các tác nhân gây bệnh đường hô hấp, từ đó giúp cải thiện cơn ho, ngứa rát cổ họng và viêm mũi. Đồng thời, các dưỡng chất khác còn có công dụng chữa lành lớp niêm mạc cổ họng do sự tấn công của vi khuẩn hay virus gây hại.
Với những công dụng mà dầu tràm mang lại, cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng để trị ho cho trẻ sơ sinh. Loại dầu này có tác dụng làm ấm cơ thể nhưng không gây nóng hay bỏng rát như các loại dầu gió thông thường khác nên tuyệt đối an toàn với làn da nhạy cảm của bé.
Mặc dù được công nhận công dụng nhưng nhiều chuyên gia cho biết dầu tràm chỉ có công dụng hỗ trợ làm giảm cơn ho chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh. Chính vì thế, cha mẹ không nên phụ thuộc quá nhiều vào biện pháp điều trị này. Thay vào đó, cần kết hợp song song với biện pháp chăm sóc và phòng bệnh tại nhà để gia tăng công hiệu.
Mách mẹ 6 cách trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Hiện có khá nhiều cách trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm, từ việc thoa trực tiếp lên cơ thể trẻ, pha nước tắm hoặc thoa nên chăn mền của trẻ. Mỗi trường hợp sẽ có những cách sử dụng cụ thể. Cha mẹ có thể tham khảo ngay 5 cách trị ho được chia sẻ dưới đây:
1. Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu tràm để giảm thiểu tình trạng ho ở trẻ sơ sinh
Tinh dầu tràm có mùi thơm dễ chịu nên cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng để khuếch tán hương thơm ra khắp không gian của căn phòng bằng máy xông, nhất là phòng ngủ và sinh hoạt của con trẻ. Với cách làm này sẽ tạo không khí dễ chịu hơn, ngăn ngừa các virus hay vi khuẩn sinh sôi mỗi khi thời tiết trở lạnh. Không những vậy, việc xông tinh dầu khắp phòng còn giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn, cha mẹ an tâm hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý khi đặt máy xông tinh dầu. Không nên đặt quá gần trẻ bởi vì điều này có thể khiến trẻ thức giấc và va phải, gây nguy hiểm đến tính mạng. Tốt hơn hết, bạn nên đặt tại một vị trí cách xa tầm tay của trẻ nhưng không quá xa nơi trẻ nằm ngủ.
2. Hòa tinh dầu tràm trong nước tắm của trẻ
Bất kể mùa đông giá lạnh hay mùa hè nóng bức, cha mẹ hoàn toàn sử dụng vài giọt tinh dầu tràm hòa vào nước ấm để tắm trẻ. Điều này sẽ giúp tránh gió, giảm sốt, tăng cường sức đề khám, giảm ho và phòng ngừa cảm cúm.
Trong quá trình tắm rửa, các hoạt chất trong tinh dầu sẽ bay lên, trẻ hít phải sẽ làm thông thoáng hệ hô hấp, hỗ trợ loãng đờm và cải thiện cơn ho. Không những vậy, cách làm này còn giúp làm sạch cơ thể trẻ, ức chế vi khuẩn và virus gây bệnh cũng như kích thích niêm mạc mũi và dịch nhầy nhanh chóng được đẩy ra ngoài.Sau khi tắm trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng lau cơ thể trẻ bằng khăn bông sạch để tránh bị nhiễm nước. Bên cạnh đó, bạn không nên quên việc vệ sinh lỗ mũi cho trẻ bằng khăn sữa hoặc tăm bông, hạn chế sử dụng dụng cụ hút gỉ mũi. Để làm ấm cơ thể trẻ, bạn có massage cơ thể trẻ bằng một ít tinh dầu tràm và mặc quần áo đủ ấm.
3. Massage cơ thể trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm
Việc massage cơ thể trẻ bằng tinh dầu tràm luôn được khuyến khích để trị ho và phòng ngừa cảm cúm, đặc biệt là những ngày trở giá lạnh. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, cha mẹ không nên bỏ qua cách làm này.
Vì cơ thể của trẻ còn non yếu, bạn chỉ cần lấy một lượng tinh dầu tràm vừa đủ cho vào lòng bàn tay. Sau đó thoa đều lên các khu vực từ lưng xuống mông và hai cẳng chân của trẻ. Kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào lớp bì. Với cách làm này, bạn nên thực hiện sau khi tắm trẻ hoặc trước khi trẻ đi ngủ. Như vậy sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ ngon hơn, tránh những cơn đau rát cổ họng khó chịu khiến trẻ giật mình thức giấc.
4. Giữ ấm bàn chân của con trẻ khi đi ngủ
Điều cần thiết nhất ở mỗi con trẻ khi đi ngủ là đôi bàn chân được giữ ấm. Do đó, trước khi đi ngủ, bạn có thể sử dụng một ít tinh dầu tràm để massage nhẹ nhàng vào gan bàn chân và cả bàn chân, sau đó mang tất cho trẻ để giữ ấm. Với cách làm này sẽ giúp cơ thể trẻ được thư giãn, cải thiện tình trạng ho dai dẳng, cảm cúm và dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ.
Đặc biệt, cha mẹ nên massage và day ấn nhiều vào vị trí huyệt Dũng tuyền – một huyệt vị nằm ở lòng bàn chân, tại điểm lõm nối dưới lòng bàn chân ⅖ trước và ⅗ sau ở đoạn nối giữa ngón chân trỏ gót chân. Trong một số tài liệu y học cổ truyền cho biết, việc tác động lên huyệt Dũng tuyền sẽ có tác dụng chữa các bệnh về đường hô hấp như ho kéo dài, ho ra máu, viêm phế quản mãn tính,… Bên cạnh đó, trẻ sẽ ngủ sâu giấc hơn khi bạn tác động vào huyệt vị này.
5. Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng cách bôi tinh dầu lên chăn màn
Ngoài việc sử dụng tinh dầu tràm thoa lên cơ thể của con trẻ để giữ ấm thì cha mẹ có thể sử dụng một ít tinh dầu để bôi lên chăn màn hoặc gối của con trẻ trước giờ ngủ. Chính mùi thơm của tinh dầu sẽ hỗ trợ thanh lọc không khí và kháng khuẩn, hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Điều này sẽ giúp thông thoáng đường thở, cải thiện các vấn đề về hô hấp, từ đó giúp trẻ dễ thở hơn, cải thiện tình trạng ngủ ngáy, nghẹt mũi khi ngủ.
6. Thoa tinh dầu tràm cho trẻ trước khi đi ra ngoài
Trong những ngày mùa đông hoặc thời tiết chuyển lạnh đột ngột, mẹ có thể thoa một ít tinh dầu lên vùng cổ, gáy và lòng bàn chân của trẻ trước khi đi ra ngoài. Nếu cần thiết, bạn có thể bôi lên áo, yếm và tất của bé. Chính mùi thơm của tinh dầu sẽ giúp trẻ dễ thở hơn và hạn chế tối đa vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể của trẻ, từ đó giúp trị ho, cảm cúm và nghẹt mũi hiệu quả.
Dùng dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì?
Xuyên suốt quá trình sử dụng tinh dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra cũng như gia tăng công hiệu:
- Chỉ sử dụng lượng tinh dầu tràm vừa đủ để trị ho cho trẻ sơ sinh. Dùng quá nhiều hay lạm dụng không những không gia tăng công dụng mà có thể gây ra tác dụng phụ, điều này khiến cho sức khỏe của con trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng;
- Mẹ không nên thoa tinh dầu tràm trực tiếp nên những vùng da nhạy cảm của cơ thể con trẻ, đặc biệt là vùng da mặt, đầu,… bởi đây là những vùng da còn yếu và chưa thực sự hoàn chỉnh. Đối với vùng cổ, mẹ chỉ nên dùng một lượng ít tinh dầu so với các bùng ở lưng, chân và bụng;
- Tuyệt đối không thoa tinh dầu vào mũi, miệng, lưỡi hay cơ quan sinh dục của trẻ;
- Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh uống tinh dầu tràm. Việc trẻ uống phải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường ruột. Trong trường hợp không may trẻ nuốt phải tinh dầu, mẹ hãy cho trẻ uống ngay với sữa nguyên kem để sơ cứu ban đầu, sau đó đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời;
- Tạm ngưng việc sử dụng tinh dầu nếu trẻ sơ sinh xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào không rõ nguyên do. Cha mẹ cần theo dõi sức khỏe con trẻ tại nhà hoặc tìm gặp khác sĩ để được giúp đỡ;
- Trong trường hợp trẻ bị ho, nghẹt mũi có kèm triệu chứng khó thở, ngủ ngáy, sốt cao trong nhiều ngày liền hoặc việc điều trị bằng tinh dầu không đạt hiệu quả tốt, mẹ nên tạm ngưng việc sử dụng và tìm đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.
Từ đây trở đi, cha mẹ sẽ không quá lo lắng nếu trẻ sơ sinh bị ho khi biết đến mẹo vặt sử dụng tinh dầu tràm. Dùng đúng cách và đúng liều lượng sẽ giúp cơn ho được kiểm soát và nhanh chóng loại bỏ. Để gia tăng công dụng cũng như phòng tránh một số tác dụng phụ không mong muốn, cha mẹ nên sử dụng tinh dầu tràm chất lượng, được chiết xuất từ 100% cây tràm, không pha tạp chất hay phụ gia. Bạn có thể tìm mua các sản phẩm tinh dầu tràm được làm sẵn tại các trang thương mại điện tử uy tín.