Mất ngủ sau sảy thai là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải. Đầu tiên là khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc không ngủ được, sau đó là đang ngủ thì thức giấc, không thể nào trở lại giấc ngủ. Nghiêm trọng hơn, nhiều chị em còn khó ngủ, không thể ngủ được thậm chí thức trắng nhiều đêm liền dù đã tìm mọi cách để đi vào giấc ngủ. Vậy giấc ngủ sau sảy thai có phải là bệnh không, thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

Mất ngủ sau sảy thai có phải là bệnh?

"Mất ngủ sau sảy thai có phải là bệnh" là thắc mắc chung của nhiều chị em. Trả lời vấn đề này, các chuyên gia cho biết, chứng mất ngủ sau sảy thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường liên quan đến nhiều yếu tố. Ngoài ra, tình trạng này nếu nghiêm trọng, kéo dài kèm theo nhiều biểu hiện bất thường về tinh thần thì rất có thể bạn đã mắc bệnh trầm cảm sau sảy thai.

Mất ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sảy thai
Mất ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sảy thai

Dù vì bất kỳ lý do nào thì sảy thai cũng là một cú sốc lớn với người phụ nữ. Rất nhiều chị em không thể thoát ra khỏi tình trạng này mà ngày càng một lún sâu, khó lấy lại thăng bằng. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không thể thoát khỏi ám ảnh tâm lý, dẫn đến việc mắc phải căn bệnh trầm cảm sau sảy thai. Có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm, có thể bắt nguồn từ chính bản thân người bệnh hoặc do tác động từ môi trường xung quanh...

Khi bị trầm cảm sau sảy thai, chị em thường có các biểu hiện như:

  • Cảm giác có vật nặng đè lên ngực, khó thở, tim đập nhanh và mạnh, người mệt mỏi, nặng nề
  • Cảm thấy chán nản, trống vắng hoặc bực bội, dễ khóc khi được người khác quan tâm hoặc không muốn được ai để tâm đến
  • Thờ ơ trước mọi vấn đề, lơ đễnh với mọi thứ xung quanh, mất tập trung, không còn cảm thấy vui vẻ, không có niềm vui nào đặc biệt cả, không có hứng thú với bất cứ chuyện gì
  • Cảm thấy vô dụng, tội lỗi, luôn tự trách bản thân, hay suy nghĩ vẩn vơ, không thể giải tỏa được cảm xúc
  • Áp lực tâm lý nghiêm trọng, có thể gây mất ngủ, ngủ hay gặp ác mộng hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Thấy buồn, tủi thân khi nhìn thấy con của người khác, khó khăn khi đưa ra quyết định nào đó
  • Tự nói chuyện một mình, có khi còn ảo tưởng rằng mình đang mang thai
  • Hay bị đau nhức cơ thể, có thể đau nửa đầu, đau lưng, đau bắp chân...
  • Có xu hướng tự làm hại bản thân và thường có suy nghĩ tự tử...

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau khi mang thai ban đầu thường xảy ra ở mức độ nhẹ, sau tăng dần, kéo dài khoảng 1 năm rồi có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn này mà không có biện pháp can thiệp, khắc phục kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Mất ngủ sau sảy thai - Nguyên nhân do đâu?

Sảy thai hay lưu thai tự nhiên là tình trạng thai bị mất, bị đẩy ra tử cung trước tuần 20 của thai kỳ, có khoảng 10 - 15% trường hoặc thai kỳ bị ngưng sớm do sảy thai. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và có nhiều hình thức sảy thai khác nhau. Thậm chí có nhiều trường hợp bà mẹ bị mất thai trước khi kịp nhận ra rằng mình đang mang thai. Sảy thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, là mất mát lớn của các cặp vợ chồng.

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc sau sảy thai là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải
Mất ngủ, ngủ không ngon giấc sau sảy thai là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải

Khi sảy thai, cơ thể mẹ bị mất máu nghiêm trọng, hormone HcG trong cơ thể mẹ vẫn chưa ổn định, các cơ quan sinh sản cần nhiều thời gian để hồi phục. Ngoài tình trạng ra máu âm ỉ trong vài tuần, nhiều chị em còn gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, trằn trọc không thể đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, thậm chí còn có nhiều chị em thức trắng nhiều đêm liền không thể ngủ được.

Tình trạng mất ngủ sau sảy thai thường liên quan đến những nguyên nhân sau đây:

1. Do tâm lý

Đau buồn, cảm thấy có lỗi, cảm giác thương tâm, buồn bã, khó chịu là những cảm nhận thường gặp nhất ở phụ nữ sau khi bị sảy thai. Nhiều chị em thường có xu hướng đổ lỗi cho mình, thường suy nghĩ kiểu "giá như mình không làm như vậy..." thì đã không xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Khi mang thai, đã có một sự ràng buộc vô hình giữa mẹ và bé. Đặc biệt là với những mẹ mong con, háo hức mong ngóng con chào đời thì đây chính là một mất mát vô cùng lớn.

Những suy nghĩ tự trách, buồn bã lúc nào cũng vây quanh khiến mẹ không thoát ra được. Cảm xúc của mẹ sẽ càng nghiêm trọng hơn khi về đêm, nhất là lúc đặt lưng lên giường. Nếu không suy nghĩ tích cực, giải tỏa cảm xúc thì tình trạng mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc không thể đi vào giấc ngủ của chị em sẽ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng và việc hồi phục của sức khỏe.

2. Do suy nhược cơ thể

Mất ngủ sau sảy thai ở mức độ nhẹ, chỉ xuất hiện khoảng 3 - 4 tuần trở lại thì rất có thể là do cơ thể suy nhược. Khi sảy thai, chị em thường mất rất nhiều máu và năng lượng, tình trạng này diễn ra tương đối đột ngột khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng. Nếu không được nghỉ ngơi, bồi dưỡng đúng cách, cơ thể sẽ rất dễ rơi vào tình trạng suy nhược, đặc biệt là chứng thiếu máu, thiếu sắt.

Người bị thiếu máu não thường gặp phải các tình trạng như khó kiểm soát việc ngủ thức, ngủ chập chờn, không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc không ngủ được, hay tỉnh giấc giữa đêm khó ngủ lại ngay, thậm chí đến sáng mới ngủ được. Ngoài ra, chúng ta còn dễ gặp các vấn đề như trí nhớ suy giảm, tay chân tê bì, nhức mỏi, tim đập nhanh và mạnh, hay gặp ác mộng thường xuyên, đau nhức xương khớp, đau nửa đầu...

3. Do trầm cảm sau sảy thai

Sau sảy thai, nếu phụ nữ không thể tự thoát khỏi nỗi đau đớn mất mát của mình, không nhận được sự cảm thông chia sẻ từ người thân, gia đình thì sẽ rất dễ mắc chứng trầm cảm sau sảy thai. Tình trạng này chiếm tỷ lệ cao, là một căn bệnh rất phổ hay xảy ra ở người có tâm lý yếu, không thể giải tỏa được tâm lý u uất của mình. Thường là do chính bản thân mẹ tự trách mình, do mọi người xung quanh chỉ trích, trách móc, do xung đột với gia đình, với chồng, với gia đình chồng, do sảy thai nhiều lần trước đó hoặc do hiếm muộn, mong con đã lâu...

4. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc sau sảy thai có thể liên quan đến một số yếu tố khác như:

  • Rối loạn nội tiết tố: Trong quá trình mang thai, các hormone nội tiết tố trong cơ thể chị em phụ nữ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, khi bị sảy thai lượng hormone này bị đột ngột giảm đi, làm cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến chứng mất ngủ, khó ngủ, người mệt mỏi, hay lo lắng không yên kèm theo một số tình trạng như kinh nguyệt không đều, rong kinh, thậm chí mất kinh.
  • Nguyên nhân khác: Chứng mất ngủ, khó ngủ sau sảy thai có thể liên quan đến một số nguyên nhân khác như rối loạn nhịp sinh học, chế độ ăn uống thiếu khoa học; sử dụng các chất gây nghiện hoặc kích thích như rượu bia, trà, thuốc lá; do môi trường ngủ không phù hợp như nhiều ánh sáng, nhiều tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm không thích hợp...

Một số giải pháp giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn

Bạn có thể tập thở bằng cách thót bụng vào thở ra, phình bụng hít vào, tập từ từ để thuần thục hơn và học cách theo dõi hơi thở của mình, tập trung lắng nghe hơi thở, tránh phân tâm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:

1. Chỉ lên giường khi buồn ngủ

Việc thường xuyên trằn trọc trên giường chỉ khiến bạn mất ngủ, khó ngủ, ảnh hưởng đến cơ chế sinh học của giấc ngủ mà thôi. Do đó, khi cơ thể đã dần bình phục và ổn định hơn, bạn nên ra khỏi giường đi dạo, tránh nằm thường xuyên trên giường. Chúng ta chỉ nên lên giường khi thật sự buồn ngủ, nếu buồn ngủ mà đã nằm trằn trọc trên giường 30 phút vẫn không ngủ được, bạn nên ra khỏi giường, gian phòng khác để làm việc khác như nghe nhạc, đọc sách, thư giãn tinh thần.

Tuy nhiên, cần tránh sử dụng thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, ipad nếu bạn không thể ngủ được. Ánh sáng của các thiết bị điện tử có thể khiến bạn tạm thời đi vào giấc ngủ, buồn ngủ ngay lúc ấy nhưng nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Do nó làm ức chế sản sinh hormone giấc ngủ melatonin, khiến bạn ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.

2. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm vào buổi tối cũng là một giải pháp giúp dễ ngủ, cải thiện giấc ngủ mà bạn nên tham khảo. Việc tắm nước ấm, tắm vòi sen sẽ giúp thư giãn tinh thần, giảm đau, cải thiện chứng đau nhức cơ thể. Nhiều chị em sau khi sảy thai thường kiêng tắm trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên kiêng tắm gội đầu bằng nước lạnh và tránh ngâm bồn tắm trong 2 tuần đầu tiên.

Chúng ta nên tắm nước ấm và sấy khô tóc ngay sau khi gội đầu. Sau khi sảy thai, từ 1 - 2 tháng, không còn chảy máu nhẹ nữa, sức khỏe cũng đã ổn định hơn, chúng ta có thể ngâm bồn tắm với tinh dầu thư giãn, tắm nước ấm thường xuyên để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

3. Xây dựng lối sống lành mạnh

Một lối sống khoa học, lành mạnh cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ cho chị em mới bị sảy thai. Để giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn, chúng ta nên:

  • Chọn các phương pháp luyện tập, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, tập thở bụng và một số động tác hít thở trong thiền định
  • Theo lời khuyên của các bác sĩ, hầu hết phụ nữ sảy thai đều có thể tiếp tục thụ thai thành công. Tuy nhiên, nên đợi cơ thể hoàn toàn hồi phục, sức khỏe ổn định, khoảng 1 - 3 kỳ kinh bình thường mới suy nghĩ đến việc tiếp tục có thai.
  • Sau khi sảy thai, mẹ cần tránh sử dụng socola, caffein trước khi đi ngủ 6 tiếng, nếu có thể không sử dụng những thực phẩm này là tốt nhất.
  • Phụ nữ sau khi sảy thai cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, không nên làm việc nặng nhọc như leo cầu thang nhiều, vác đồ nặng, xách nước... Không nên gập bụng hoặc ngồi xổm để tránh ảnh hưởng đến tử cung.

4. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh lối sống khoa học, người bị mất ngủ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp. Sau khi sảy thai, chị em thường có xu hướng ăn nhiều để giải tỏa cảm xúc, tuy nhiên, tốt nhất nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đa dạng dưỡng chất. Có thể tham khảo một số gợi ý như:

  • Đa dạng các nhóm dưỡng chất, không nên ăn quá no một lúc, tránh ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu để tránh ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm có tác dụng cải thiện giấc ngủ như mật ong, sữa, nhục đậu khấu, chuối, cherry, yến mạch, thì là, cần tây, bầu, củ sen, trứng, phomai, thịt bò, thịt heo, các loại cá như cá hồi, cá ngừ...
  • Có sử dụng các món ăn để nâng cao, cải thiện chất lượng giấc ngủ như cháo trứng gà hạt kê, canh vịt nấu bí xanh phục thần, thịt bò xào bông thiên lý, cháo trứng gà hạt kê, cháo long nhãn hạt dẻ...
  • Kiên sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích, các thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ muối chua, đồ ăn chiên rán...

Cách điều trị mất ngủ khi sảy thai

Tùy vào nguyên nhân, tình trạng, mức độ của chứng mất ngủ mà có phương pháp can thiệp, điều trị phù hợp. Nếu bạn chưa biết nên làm thế nào khi bị mất ngủ sau sảy tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Thăm khám bác sĩ

Thăm khám bác sĩ là điều đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến khi gặp phải tình trạng mất ngủ sau sảy thai. Đa phần các trường hợp mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, trằn trọc không thể đi vào giấc ngủ... ở phụ nữ sau sinh thường liên quan đến yếu tố tâm lý hoặc do rối loạn nội tiết tố, suy nhược cơ thể. Tình trạng này kéo dài khiến tâm lý chị em không ổn định, hay cáu gắt, khó kiềm chế cảm xúc. Đặc biệt, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phục hồi của cơ thể sau tổn thương.

Do đó, khi có dấu hiệu mất ngủ, khó ngủ, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo trên 3 lần/tuần, kéo dài từ 2 - 3 tuần dù áp dụng nhiều biện pháp mà không thấy cải thiện, cách tốt nhất là bạn nên sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời. Thông thường, bệnh mất ngủ sẽ được điều trị bằng các biện pháp như:

Điều trị bằng Tây Y

Người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng phương pháp Đông Y hoặc Tây Y đều được. Trong đó, khi điều trị bằng các phương pháp Tây Y thường được lựa chọn phổ biến do có hiệu quả nhanh chóng. Các cách trị mất ngủ trong Tây Y gồm:

  • Điều trị bằng thuốc: Các thuốc chữa mất ngủ này có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, gây ngủ tạm thời, hiệu quả với người bị mất ngủ cấp tính trong thời gian ngắn. Các thuốc được sử dụng là thuốc an thần, thuốc bình thần giải lo âu, thuốc chống trầm cảm... Tuy nhiên, các thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua, thay đổi liều lượng của thuốc.
  • Điều trị bằng liệu pháp tư vấn tâm lý: Tư vấn tâm lý là biện pháp được áp dụng chủ yếu để cải thiện chứng mất ngủ sau sảy thai có liên quan đến yếu tố tâm lý. Được đánh giá cao về mức độ an toàn, thường được kết hợp với việc điều trị bằng thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất. Các liệu pháp thường được sử dụng phổ biến là liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp nhận thức - hành vi và liệu pháp chánh niệm nhận thức.

Điều trị bằng Đông Y

Sử dụng các biện pháp y học cổ truyền, Đông Y trị mất ngủ được nhiều người đánh giá cao bởi mức độ an toàn cao. Đông Y có rất nhiều phương pháp chữa mất ngủ, trong đó phổ biến nhất là dùng thuốc điều trị. Thuốc Đông Y đi vào điều trị căn nguyên bệnh phục hồi tổn thương và hỗ trợ phục hồi sức khỏe nên có hiệu quả dài lâu, trị được tận gốc vấn đề. Ngoài ra, bạn có thể chọn một số phương pháp điều trị khác như:

  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Châm cứu
  • Cấy chỉ
  • Vật lý trị liệu...

Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp chữa mất ngủ được đánh giá cao về mức độ ăn toàn trong Đông Y
Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp chữa mất ngủ được đánh giá cao về mức độ ăn toàn trong Đông Y

Ưu điểm của các phương pháp Đông Y là an toàn, lành tính, hiệu quả dài lâu. Không chỉ điều trị tận gốc chứng mất ngủ mà còn có thể nâng cao sức khỏe, không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nhược điểm của những phương pháp này chính là hiệu quả tương đối chậm, phải kiên trì trong thời gian dài thì mới thấy tác dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, chất lượng cao để được tư vấn kỹ càng, chi tiết, tránh tình trạng tiền mất, tật mang.

2. Cách khắc phục chứng mất ngủ sau sảy thai tại nhà

Nếu tình trạng mất ngủ của bạn mới xuất hiện, chưa quá nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo một số cách cải thiện chất lượng giấc ngủ như:

Quản lý cảm xúc

Sảy thai là mất mát lớn cho cả vợ lẫn chồng, cảm giác đau buồn, tự trách là điều không thể tránh khỏi. Để ổn định sức khỏe, thoát khỏi ám ảnh tâm lý, trước hết, chúng ta cần có một khoảng thời gian để cân bằng lại cảm xúc của mình. Lúc này, hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, đừng để tâm trạng u buồn một mình, hãy cởi mở tinh thần, chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè để được động viên, an ủi. Sảy thai không phải vấn đề của riêng mẹ, cũng không phải là lỗi của mẹ, do đó đừng quá tự trách, nhận hết trách nhiệm, lỗi lầm cho riêng mình.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Suy nhược cơ thể, rối loạn nội tiết tố là điều không thể tránh khỏi sau khi sảy thai. Lúc này, sức khỏe của mẹ tương đối yếu và chưa ổn định, do đó, đừng làm việc quá sức, không nên lao vào công việc ngày. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, nên xây dựng một cuộc sống nhẹ nhàng, lành mạnh. Chúng ta cần bồi bổ cơ thể đúng mức, đa dạng chế độ dinh dưỡng, tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Mẹ cần làm việc vận động nhẹ nhàng, không làm việc quá sức để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, tránh nằm nhiều trên giường, giường chủ yếu chỉ là nơi để ngủ, việc nằm nhiều trên giường nhưng không ngủ sẽ khiến bạn khó ngủ, dễ mắc chứng mất ngủ hơn. Tốt nhất khi sức khỏe ổn định, nên thường xuyên ra khỏi giường, ngắm nhìn quang cảnh đẹp, chia sẻ nhiều hơn với chồng hoặc sắp xếp thời gian để 2 vợ chồng cùng đi du lịch.

Áp dụng các biện pháp thư giãn tinh thần

Bên cạnh việc tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, bạn có thể áp dụng các phương pháp giúp thư giãn tinh thần, cải thiện cảm xúc, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Có thể kể đến như:

  • Sử dụng trà thảo mộc: Trà thảo mộc là những loại trà sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng thanh tâm, an thần nhẹ, hỗ trợ xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn tinh thần... Việc dùng trà thảo mộc được đánh giá cao bởi mức độ an toàn, phù hợp với những người mất ngủ ở mức độ nhẹ. Các loại trà chữa mất ngủ phổ biến như trà lạc tiên, trà tim sen, trà bạc hà, trà hoa cúc, trà hoa nhài, trà lá vông, trà lá dâu tằm...
  • Sử dụng liệu pháp mùi hương: Một số mùi hương nhẹ cũng có tác dụng an thần, thư giãn thần kinh, xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi, nâng cao tinh thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Bạn có thể xông hơi bằng tinh dầu, nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm để ngâm mình hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu lên khăn giấy và đặt dưới gối. Một số loại tinh dầu có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ như tinh dầu hoa oải hương, hoa cúc, sả, chanh, hương nhu, quế, hoa ngọc lan...
  • Ngâm chân với thảo dược: Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ cũng là một trong những giải pháp giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Bạn có thể dùng muối thảo dược để ngâm chân hoặc ngâm chân với nước ấm tự nhiên có nhiệt độ 38 - 43 độ, nấu nước ngải cứu để ngâm chân hoặc dùng thạch quyết minh, mẫu lệ, toan táo nhân, long cốt mỗi vị 20g hoặc lạc tiên, lá vông, thảo quyết minh mỗi vị 20g, hồng hoa 15g sắc lấy nước rồi ngâm chân 30 phút. Để làm tăng công dụng, trong lúc ngâm chân, bạn nên cố gắng thả lỏng toàn thân, thở đều, nhẹ nhàng, sau đó dùng tay day ấn vùng thái dương, miết nhẹ ở vùng trán rồi xoa bóp vùng gáy trong vài phút.
  • Massage, thư giãn: Massage thư giãn tinh thần cũng là một trong những cách cải thiện sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích tuần hoàn máu, nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp dễ vào giấc ngủ hơn mà bạn có thể tham khảo. Bạn có thể lựa chọn đến các spa, cơ sở massage để chuyên viên xoa bóp massage, ấn huyệt cân bằng âm dương và tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Hoặc có thể xoa bóp, ấn các huyệt như huyệt nội quan, huyệt dũng tuyền, huyệt ấn đường, thái dương, huyệt thái khê, huyệt thiên trụ, huyệt tam âm giao... Khi ấn huyệt chữa mất ngủ thì nên lựa chọn các cơ sở chuyên nghiệp, các Trung tâm Y học cổ truyền uy tín.

3. Thiền định thư giãn chữa mất ngủ

Ngồi thiền là một bộ môn được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, có thể thư giãn thần kinh, làm giảm căng thẳng và mệt mỏi, được sử dụng để chữa mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Phương pháp này giúp giải tỏa căng thẳng, giải phóng các suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, cân bằng cảm xúc, thường được dùng để trị mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu, stress...

Thiền định tập trung chủ yếu vào nhận thức, không nhất thiết là phương pháp ngồi đúng tư thế hoa sen mà đòi hỏi người thực hành phải tập trung tinh thần để thư giãn, có thể thiền đi và chánh niệm, thiền ăn tập trung, thiền nằm thả lỏng tinh thần đều được. Trước khi thiền nên chọn không gian yên tĩnh, mặc trang phục thoải mái, chuẩn bị đệm ngồi dễ chịu để tránh ảnh hưởng đến mông và cột sống.

Cách ngồi thiền chữa mất ngủ như sau:

  • Trước tiên bạn ngồi trên đệm, đặt 2 chân chéo hoặc xếp chân lên nhau, giữ thẳng lưng
  • Sau đó đặt 2 tay lên đầu gối rồi thả lỏng cơ thể nhất có thể
  • Từ từ cúi nhẹ cằm, nhắc hoặc mỏ mắt, tốt nhất nên nhắm mắt, tập trung hơi thở, hít thở đều bằng mũi. Cố gắng hít sâu, lúc hít thở thì nên đếm từ 1 đến 10 rồi nhẹ nhàng thở ra.
  • Người bắt đầu tập thiền nên ngồi thiền khoảng 5 - 10 phút rồi tăng dần thời gian, mỗi lần tập thiền khoảng 30 phút là được.
  • Kiên trì thực hiện trong vòng 1 - 2 tuần để thấy chứng mất ngủ được cải thiện, đồng thời làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo âu.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc mất ngủ sau sảy thai có phải là bệnh không. Chứng mất ngủ, khó ngủ sau sảy thai có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài, ngày một nghiêm trọng hơn, cách tốt nhất là bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

Mất ngủ kinh niên không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt một số vitamin có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu:

  • Vitamin D: "Vitamin ánh nắng" này không chỉ tốt cho xương mà còn giúp điều hòa giấc ngủ.
  • Vitamin B Complex: Đặc biệt là B6 và B12, chúng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ.
  • Magie: Khoáng chất này giúp thư giãn cơ bắp và thần kinh, tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu hơn.

Bổ sung đầy đủ các vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc viên uống bổ sung có thể là chìa khóa giúp bạn tìm lại giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngủ trưa không chỉ là một thói quen thư giãn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể:

  • Tăng cường năng suất làm việc: Giấc ngủ ngắn giúp phục hồi năng lượng, cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc buổi chiều.
  • Cải thiện tâm trạng: Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và vui vẻ hơn.
  • Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ trưa điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ trí nhớ & học tập: Ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa, hãy lưu ý:

  • Thời gian ngủ: Nên ngủ từ 20-30 phút để tránh rơi vào giấc ngủ sâu, gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
  • Thời điểm ngủ: Tránh ngủ trưa quá muộn vào buổi chiều, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm.

Mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, đau ngực, và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, mất ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

  • Hormone thay đổi: Sự gia tăng progesterone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thay đổi thể chất: Đau lưng, chuột rút, và khó tìm tư thế ngủ thoải mái cũng góp phần gây mất ngủ.
  • Lo lắng và căng thẳng: Tâm trạng thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Nếu bạn nghi ngờ mình có thai và đang gặp phải tình trạng mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Đừng quên tìm hiểu thêm về các dấu hiệu mang thai khác và cách cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan