Xét nghiệm mỡ máu giúp phát hiện các bất thường sức khỏe, đánh giá nguy cơ tim mạch và nhiều bệnh khác. Người bệnh cần được thực hiện xét nghiệm mỡ máu tại cơ sở y tế uy tín, do bác sĩ, kỹ thuật viên có tay nghề thực hiện. Vậy cụ thể xét nghiệm mỡ máu là gì? Đọc chỉ số ra sao? Có lưu ý gì không? Mời bạn đọc tham khảo các thông tin quan trọng nhất trong bài viết dưới đây. 

Xét nghiệm mỡ máu là gì? 

Xét nghiệm mỡ máu nhằm kiểm tra mức độ mỡ có trong máu, chủ yếu là cholesterol và lipid (chất béo trung tính). 

Tuy nhiên, cholesterol không tan trong nước nên chúng phải kết hợp với protein tự do là các lipoprotein để di chuyển trong máu. Do đó, để định lượng chính xác mức độ cholesterol, các xét nghiệm mỡ máu còn định lượng hàm lượng cholesterol theo các loại lipoprotein. 

Xét nghiệm đánh giá mỡ trong máu cơ bản sẽ thực hiện đo lường các chỉ số sau: 

Xét nghiệm mỡ máu nhằm kiểm tra mức độ mỡ có trong máu
Xét nghiệm mỡ máu nhằm kiểm tra mức độ mỡ có trong máu

Tại sao cần xét nghiệm mỡ máu?

Mỡ máu cao là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý nguy hiểm khác như đột quỵ, xơ vữa động mạch, rối loạn đường huyết,… Tuy nhiên, bệnh lại không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng, thông thường chỉ được phát hiện qua các xét nghiệm máu. 

Xét nghiệm mỡ máu có giá trị trong việc đánh giá nguy cơ bệnh lý tim mạch và một số bệnh lý sau: 

  • Đánh giá mức độ mỡ máu với đối tượng có nguy cơ cao, từ đó có phương án chăm sóc sức khỏe, điều trị hợp lý
  • Đánh giá nguy cơ bệnh lý tim mạch
  • Để theo dõi mức cholesterol nếu bạn đang mắc các bệnh lý tim mạch khác 
  • Theo dõi hiệu quả điều trị định kỳ qua việc dùng thuốc hoặc thay đổi lối sống 
  • Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ 

Bao lâu nên xét nghiệm máu 1 lần? Ai nên thực hiện? 

Bao lâu xét nghiệm mỡ máu 1 lần phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, môi trường công việc, tiền sử bệnh lý bản thân, gia đình, các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. 

Theo khuyến cáo của Hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Hiệp hội mỡ máu quốc gia Hoa Kỳ (NLA), người trưởng thành từ 20 tuổi cần được xét nghiệm mỡ máu 5 năm 1 lần. 

Với người có bệnh nền hoặc có nguy cơ các bệnh mạch vành cao thì thời gian xét nghiệm mỡ máu khoảng 2 – 3 lần/ năm. Những người đang điều trị cholesterol cao cần phải kiểm tra cholesterol thường xuyên để theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị.

Bảng tóm tắt đối tượng cần xét nghiệm mỡ máu và thời gian kiểm tra: 

Đối tượng 

Thời gian

Từ 20 tuổi trở lên (sức khỏe bình thường) 

5 năm/ lần 

Có tiền sử gia đình bị cholesterol cao

Thừa cân, không hoạt động thể chất, ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá

Có bệnh nền: huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, tiền sử đột quỵ, bệnh thận

1 – 2 lần/ năm 

Bệnh nhân đang điều trị mỡ máu cao 

1 – 3 tháng/ lần (theo hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ 

Ý nghĩa các chỉ số có trong xét nghiệm mỡ máu 

Cholesterol toàn phần (TC)

Cholesterol toàn phần tăng cho thấy người bệnh có thể có rối loạn chuyển hóa mỡ, béo phì, xơ vữa động mạch, thận hư, suy giáp, đái tháo đường, giảm trong các trường hợp suy nhược cơ thể, hội chứng kém hấp thu, ung thư.

Thông số của Cholesterol toàn phần:

  • Bình thường: <200 mg/dL (5,1 mmol/L) 
  • Mức ranh giới cao: Từ  200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L)
  • Mức cao: > 240 mg/dL (6,2 mmol/L) 
Chỉ số cholesterol trong xét nghiệm mỡ máu
Chỉ số cholesterol trong xét nghiệm mỡ máu

Triglycerid

Tương tự như Cholesterol toàn phần, Triglycerid tăng trong trường hợp người có rối loạn chuyển hóa mỡ, béo phì, xơ vữa động mạch, thận hư, suy giáp, đái tháo đường,…; giảm trong các trường hợp suy nhược cơ thể, hội chứng kém hấp thu, ung thư.

Thang đánh giá mức độ Triglycerid như sau: 

  • Mức bình thường: < 100 mg/dL (1,7 mmol/L)
  • Mức ranh giới cao: 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L)
  • Mức cao: 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L)
  • Mức rất cao: > 500 mg/dL (6 mmol/L)

LDL – Cholesterol (LDL – C, Cholesterol xấu) 

LDL – C cao trong các trường hợp béo phì, đái tháo đường,… LDL – C càng cao mức độ xơ vữa động mạch càng lớn. LDL – C giảm trong các bệnh lý suy kiệt, cường giáp, kém hấp thu.

Thang đánh giá chỉ số LDL – C như sau: 

  • Bình thường: <130 mg/dL (<3,3 mmol/L)
  • Ngưỡng cao: > 160 mg/dL (>4.1mmol/lit)

HDL – Cholesterol (HDL – C, mỡ máu tốt) 

HDL – C tăng cho thấy ít có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch, ngược lại HDL – C giảm cảnh báo nguy cơ xơ vữa động mạch cao.

  • Bình thường: > 50 mg/dL (>1.3mmol/lit)
  • Ngưỡng thấp: < 40 mg/dL (<1 mmol/lit)
Bảng tóm tắt các chỉ số xét nghiệm mỡ máu
Bảng tóm tắt các chỉ số xét nghiệm mỡ máu

Chỉ số xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm? 

Chỉ số mỡ máu cảnh báo nguy hiểm khi nằm ngoài ngưỡng cho phép, đặc biệt khi LDL – C và Triglycerid tăng quá mức. Chỉ số mỡ máu cảnh báo nguy hiểm còn phụ thuộc vào yếu tố bệnh nền và các nguy cơ tim mạch khác.

Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, với các mức LDL – C và yếu tố nguy cơ sau người bệnh cần dùng thuốc để tránh các biến chứng nguy hiểm: 

  • Với người có bệnh mạch vành hoặc có các bệnh tương đương bệnh mạch vành (nguy cơ 10 năm > 20%), mức LDL – C từ 100 mg/DL
  • Với người có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm 10 – 20%)  mức LDL – C từ 130 mg/DL
  • Với người có từ 2 yếu tố nguy cơ (nguy cơ 10 năm < 10%)  mức LDL – C từ 160 mg/DL
  • Với người có 0 – 1 yếu tố nguy cơ, không có bệnh mạch vành hay bệnh tương đương bệnh mạch vành mức LDL – C từ 100 mg/DL

Bên cạnh đó, khi Triglycerid từ 500 mg/DL trở lên rất dễ xảy ra viêm tụy cấp, cần phải điều trị tích cực để giảm chỉ số trong thời gian ngắn. 

Xét nghiệm mỡ máu bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm mỡ máu phụ thuộc vào cơ sở thực hiện, dịch vụ y tế, thời gian trả kết quả,… Thông thường chi phí cho mỗi bộ xét nghiệm (tương đương với 1 chỉ số mỡ máu) khoảng 25.000 đồng cho tới 50.000 đồng. Như vậy xét nghiệm 4 thành phần mỡ quan trọng trong máu khoảng từ 100.000 đến 200.000 đồng. 

Lưu ý quan trọng khi xét nghiệm mỡ máu 

  • Thời điểm: Nên xét nghiệm vào buổi sáng, khi nồng độ các chất trong máu ổn định nhất.
  • Nhịn ăn: Nhịn ăn ít nhất 10 tiếng trước khi xét nghiệm, tránh các loại đồ uống như sữa, cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga và không hút thuốc.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước lọc để tránh mệt mỏi và giảm căng thẳng.
  • Chú ý các loại thuốc đang dùng: Thông báo với bác sĩ bệnh nền và các loại thuốc đang dùng để có chẩn đoán chính xác.

Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách thực hiện xét nghiệm mỡ máu định kỳ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đừng để mỡ máu cao trở thành mối đe dọa thầm lặng cho sức khỏe của bạn và gia đình!


Câu hỏi thường gặp

Máu nhiễm mỡ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.

  • Nguy cơ cho mẹ: Tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch, gan, thận.
  • Nguy cơ cho thai nhi: Sinh non, nhẹ cân, dị tật bẩm sinh, thậm chí tử vong.
  • Nguy cơ di truyền: Trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ.

Điều quan trọng là phát hiện và kiểm soát mỡ máu từ sớm thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện phù hợp và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan
Messenger zalo