Vảy nến ở trẻ em là hiện tượng khiến không ít bậc phụ huynh đau đầu. Đôi khi, cha mẹ nhầm lẫn các biểu hiện ngoài da, không biết rằng đó là vảy nến hay một bệnh lý khác từ đó loay hoay trong quá trình điều trị. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin tổng quan cần biết về căn bệnh vảy nến ở trẻ em, về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị nhằm hỗ trợ các bậc phụ huynh nắm rõ hơn về bệnh lý này.

Hiện tượng vảy nến ở trẻ em

Vảy nến là căn bệnh tự miễn ở da khá phổ biến. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, nam giới hay nữ giới. Tuy là một bệnh da liễu nhưng nếu không được phát hiện và điều trị thì bệnh cũng đe dọa gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ.

Triệu chứng vẩy nến ở trẻ em

Những dấu hiệu bệnh vảy nến ở trẻ em khá dễ nhận biết vì chủ yếu là xuất hiện ngoài da. Các bậc phụ huynh có thể quan sát con em mình và đánh giá khả năng mắc bệnh thông qua những triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ em dưới đây:

  • Trên da nổi lên những nốt chấm nhỏ sưng, viêm và có màu đỏ theo từng mảng.
  • Tại những nốt đỏ có một lớp vảy dày, có màu bạc.
  • Có mụn chứa mủ.
  • Da khô, nứt nẻ, thậm chí rướm máu.
  • Có cảm giác ngứa ngáy, đau nhức hoặc nóng rát tại các vùng da bị tổn thương.
  • Một số khớp trên cơ thể bị sưng và cứng khiến hoạt động khó khăn.
  • Móng tay, móng chân biến dạng.

Các triệu chứng xuất hiện tùy theo dạng vảy nến mà trẻ mắc phải. Có những loại vảy nến phổ biến nhất là: Vảy nến thể mảng, vảy nến thể đồng tiền, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến thể giọt, viêm khớp vảy nến, vảy nến móng, vảy nến da đầu, vảy nến mụn mủ, vảy nến đảo ngược,…

Đối với trẻ nhỏ, việc nhận biết và phát hiện bệnh lý chủ yếu phụ thuộc vào phụ huynh vì trẻ chưa thể diễn tả cụ thể và đầy đủ những vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Do đó, ngay khi phát hiện con có những dấu hiệu bất thường trên da và sinh hoạt thay đổi, tỏ ra khó chịu, đau đớn thì cha mẹ cần trò chuyện và tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ do đâu?

Hiện nay, y học hiện đại chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến là gì. Tuy nhiên, theo kết quả từ một số nghiên cứu khoa học, căn nguyên có thể là do hệ miễn dịch bị suy yếu và rối loạn.

Thông thường, hệ miễn dịch có nhiệm vụ như bức tường chắn ngăn chặn các tác nhân tấn công cơ thể như vi khuẩn, virus, nấm… Tuy nhiên vì lý do nào đó, hệ miễn dịch gặp vấn đề và không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.

Theo đó, không chỉ không bảo vệ được cơ thể trước các tác nhân nguy hại từ bên ngoài mà hệ miễn dịch còn nhận nhầm các tế bào da là “kẻ thù” và phát động tín hiệu tấn công tiêu diệt. Việc này làm đảo lộn quá trình hình thành và hoạt động của tế bào da.

vay-nen-o-tre-em
Hình ảnh vảy nến ở trẻ em

Cụ thể, hệ miễn dịch thúc đẩy loại bỏ tế bào da khiến thời gian “sống” của chúng bình thường là khoảng 1 tháng thì giảm mạnh xuống còn 3-4 ngày. Điều này gây ra một phản ứng dây chuyền: Tế bào da sớm bị thải loải theo chu trình quá ngắn, lớp này chưa biến mất thì lớp khác đã hình thành rồi dần dần tích tụ lại tạo thành các mảng da chồng chất lên nhau.

Những mảng da này có hình dạng giống như lớp vảy khi ta dùng đồ vật mỏng cạo thân cây nến. Chính vì vậy mà bệnh lý này được gọi là vảy nến.

Chưa dừng lại tại đó, da chết tập trung lại trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển dẫn tới hàng loạt các biểu hiện khác như viêm nhiễm, sưng, ngứa ngáy…

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng bệnh vảy nến có khả năng di truyền. Theo đó, khi có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc vảy nến thì khả năng con sinh ra bị vảy nến cũng cao hơn so với những bé có bố mẹ không mắc bệnh.

Ngoài ra, những yếu tố khác khiến bệnh bộc phát dữ dội hơn ở trẻ nhỏ là: Thời tiết hanh khô, tổn thương da, ngửi khói thuốc lá thụ động – tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ khi có người trong gia đình như bố, ông hút thuốc lá.

Bệnh lý vảy nến gây ra khá nhiều biểu hiện khó chịu cho người bệnh, đặc biệt nếu là trẻ em thì các bé sẽ rất khó chịu với những triệu chứng của bệnh. Để rõ hơn về các dấu hiệu bệnh vảy nến, hãy cùng tìm hiểu trong phần nội dung tiếp theo!

Vảy nến ở trẻ em có nguy hiểm không?

Vảy nến ở trẻ em có nguy hiểm không? - Theo các bác sĩ chuyên khoa, vẩy nến không phải là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không điều trị tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vảy nến là một căn bệnh mãn tính, khi mắc phải, người bệnh cần xác định có khả năng phải chung sống cả đời với bệnh. Nói như thế không có nghĩa là bạn có thể chủ quan, tặc lưỡi không tiến hành điều trị. Nguyên nhân chính là do những biến chứng nguy hiểm mà vảy nến gây ra nếu không được ngăn chặn và chữa trị kịp thời.

Da suy yếu

Quá trình hình thành và bị loại bỏ của tế bào da bị rút ngắn khiến sức đề kháng của chúng bị suy yếu. Lớp da này chưa biến mất thì lớp da khác đã phát triển lại tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi từ đó gây ra các bệnh lý về da liễu khác, dẫn tới tình trạng mụn, mủ.

Vảy nến còn gây ra cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh liên tục gãi. Đối với người lớn, chúng ta có thể chịu đựng, chủ động hạn chế hành động gãi ngứa nhưng với trẻ nhỏ thì điều này là rất khó. Chính vì vậy, da có nguy cơ trầy xước, tổn thương và viêm nhiễm cao hơn.

Biến chứng xương khớp

Vảy nến có liên quan mật thiết với viêm khớp. Hay nói cách khác viêm khớp là một biến chứng khá phổ biến và nguy hiểm mà vảy nến gây ra.

Theo thống kê, có khoảng 10-30% người bệnh vảy nến gặp biến chứng viêm khớp với các biểu hiện đặc trưng là:
Các khớp trên cơ thể, nhất là ngón tay, ngón chân, cột sống, đầu gối, khuỷu tay… sưng, cứng, đỏ và đau nhức.
Các gân cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là gân ở gót chân, bàn chân hay dây chằng thường đau dai dẳng.

vay-nen-dan-toi-viem-khop
Vảy nến dẫn tới biến chứng viêm khớp

Những cơn đau khiến người bệnh mệt mỏi, không thể hoạt động thoải mái. Trẻ em thuộc lứa tuổi ăn tuổi chơi nhưng nếu bị mắc vảy nến và gặp phải những biến chứng này thì các con sẽ rất khó chịu.

Bệnh lý tim mạch

Vảy nến cũng khiến huyết áp tăng cao. Nghiên cứu thống kê cho thấy căn bệnh da liễu này làm người bệnh có khả năng bị đau tim cao gấp 3 lần so với bình thường.

Trong quá trình điều trị vảy nến, tác dụng phụ của một số loại thuốc là nguyên nhân dẫn tới nồng độ cholesterol tăng, từ đó đe dọa gây ra các bệnh lý về tim mạch khác như xơ vữa mạch máu, bệnh mạch vành, đau tim, đột quỵ….

Ảnh hưởng nội tiết tố

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết vảy nến làm tăng nồng độ insulin trong máu, từ đó tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.

Bệnh lý đái tháo đường không được điều trị sẽ dẫn tới hàng loạt các bệnh lý khác vô cùng nguy hiểm như: Bệnh tim mạch, bệnh võng mạc gây mù lòa, suy thận…

Đe dọa tới thị lực, thính giác

Vảy nến nổi lên ở vùng da gần mắt, trong tai có thể cản trở tới khả năng nhìn và nghe của trẻ. Vùng da vảy nến bị viêm nhiễm nếu lây lan vào mắt và tai sẽ dẫn tới các bệnh như viêm kết mạc, viêm bờ mi, giảm thính giác…

Bệnh thận

Cũng đã có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc vảy nến phát hiện suy thận. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tự ý điều trị cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới gan, thận.

Ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý

Khi trên da xuất hiện hàng loạt những vảy và mụn, nhọt cùng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, trẻ em sẽ cảm thấy rất bức bối, chán ăn, lười hoạt động và buồn chán.

Những vảy nến cũng khiến các em cảm thấy tự ti, hạn chế tiếp xúc với bạn bè rồi dần dần tự cô lập bản thân.

Điều trị vảy nến ở trẻ em như thế nào an toàn, hiệu quả?

Hiện nay, để điều trị vảy nến cho trẻ em, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian, chữa bằng bài thuốc Đông y hoặc điều trị theo Tây y. Mỗi phương pháp điều trị lại có những ưu nhược điểm riêng nên tùy vào mức độ mắc bệnh mà áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Mẹo dân gian chữa vảy nến

Đối với tình trạng vảy nến ở thể nhẹ, mới khởi phát, các triệu chứng không quá nghiêm trọng thì nên sử dụng các mẹo dân gian vì khá tiện ích, không tốn quá nhiều thời gian, có thể thực hiện ngay tại nhà mà mang lại hiệu quả nhất định.

  • Nha đam: Lấy gel nha đam thoa lên phần vảy nến giúp các vảy bong ra đồng thời hỗ trợ da phục hồi.
  • Giấm táo: Pha loãng giấm táo và bôi lên vùng da bị bệnh.
  • Lá trầu không: Nấu nước lá trầu không để rửa hoặc tắm hàng ngày.
  • Nghệ vàng: Tạo hỗn hợp nghệ vàng rồi bôi trực tiếp lên da hoặc thêm nghệ làm gia vị trong chế biến món ăn.
  • Cây muồng trầu: Đun muồng trầu với rau răm, lá trầu không rồi pha ấm để tắm.
  • Bột yến mạch: Ngâm mình với bột yến mạch 2-3 lần/tuần.
  • Cây lược vàng: Rửa sạch và ép cây lược vàng lấy nước cốt bôi lên da.

Chữa bệnh vảy nến trẻ em theo Tây y

Trong Tây y, các loại thuốc có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng của vảy nến. Theo đó, thuốc sẽ ức chế hệ miễn dịch, chống viêm, giảm ngứa và hạn chế việc tăng sinh tế bào da.

Một số loại thuốc thường được dùng để chữa vảy nến trong Tây y là: Metrotrexat, Ciclosporin, Corticosteroid, Calcipotriol, Tacrolimus, Acid Salicylic…

Thuốc được bào chế dưới dạng bôi, uống, truyền hoặc tiêm. Tùy vào tình trạng bệnh lý của trẻ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất.

Ngoài ra, còn có một số loại kem trị vảy nến khá được ưa chuộng như: Psorifix, Sorion, kem đặc trị vảy nến của Shiseido…

Lưu ý trong quá trình điều trị vảy nến cho bé

Tuân thủ thực hiện theo hướng dẫn điều trị của các lương y, bác sĩ có chuyên môn là điều quan trọng nhất. Ngoài ra, phụ huynh cần lưu ý những điều dưới đây trong quá trình điều trị cho trẻ:

  • Thường xuyên vệ sinh vùng da bị tổn thương, tắm rửa hàng ngày cho trẻ.
  • Tăng cường cho trẻ ăn các loại trái cây, rau xanh, uống nước và hạn chế uống nước ngọt có gas.
  • Giảm thiểu cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, thức ăn nhanh…) và đồ đóng hộp.
  • Cho trẻ mặc những quần áo thoáng mát, làm bằng chất liệu cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Nên cho trẻ tham gia sinh hoạt chung với những bạn cũng mắc vảy nến bằng cách đăng ký những lớp học, lớp giao tiếp dành cho trẻ mắc vảy nến.
  • Không tỏ ra chán nản, trách móc trẻ vì tình trạng bệnh vảy nến.
  • Luôn động viên, tâm sự để giải tỏa nỗi tự ti, xấu hổ và ngại giao tiếp với người khác của trẻ.

Tình trạng bệnh vảy nến ở trẻ em không phải là hiếm do đó các bậc phụ huynh cần tìm hiểu thông tin để có thể ứng biến, phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh bệnh phát triển gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Câu hỏi thường gặp
  • Vảy nến thường không gây ngứa trong hầu hết các trường hợp.
  • Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác ngứa, châm chích, hoặc bỏng rát.
  • Mức độ ngứa có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Các yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc kích ứng da có thể làm tăng cảm giác ngứa.
  • Điều trị vảy nến có thể giúp kiểm soát ngứa và các triệu chứng khác.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa do vảy nến, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Bệnh vảy nến, một căn bệnh mãn tính về da, không thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • Không thể tự khỏi: Vảy nến là bệnh tự miễn, không có cách chữa trị dứt điểm.
  • Kiểm soát triệu chứng: Điều trị giúp giảm viêm, ngứa, bong tróc da, cải thiện ngoại hình.
  • Thuyên giảm kéo dài: Tuân thủ điều trị và lối sống lành mạnh giúp giảm tần suất bùng phát.
  • Tìm hiểu thông tin chính xác: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Đừng để vảy nến ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu và chủ động kiểm soát bệnh ngay hôm nay!


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan