Có rất nhiều loại thuốc trị vảy nến được dùng ở dạng kem, mỡ bôi, thuốc uống, thuốc tiêm… Sử dụng thuốc chữa vảy nến đúng cách có thể cải thiện nhanh các triệu chứng ngoài da, giảm nguy cơ biến chứng và tái phát. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách, thuốc có thể gây tác dụng ngược lại trên cơ thể, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư da và tử vong.

Bệnh vảy nến là một tình trạng tổn thương da dạng mảng, màu đỏ hoặc hơi hồng, có vảy trắng bạc bao phủ, gây khô, ngứa, đau từ nặng đến nhẹ. Đến nay, nguyên nhân cụ thể gây bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định. Do vậy, các phương pháp điều trị vảy nến hiện nay chỉ nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng, kiểm soát lan tỏa, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tối đa tần suất tái phát bệnh.

Tùy vào mức độ nặng của bệnh vảy nến mà các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc phù hợp với bạn
Tùy vào mức độ nặng của bệnh vảy nến mà các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc phù hợp với bạn

Vảy nến có thể điều trị bằng các biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Thuốc trị vảy nến luôn là lựa chọn đầu tay do có hiệu quả nhanh, sử dụng tiện lợi, đôi khi tiết kiệm chi phí hơn (so với các phương pháp quang trị liệu.) Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và khả năng chi trả, người bệnh vảy nến có thể được chỉ định những loại thuốc dưới đây:

Vảy nến bôi thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến nhất hiện nay

Các loại thuốc bôi chữa bệnh vảy nến thường giải phóng hoạt chất ngay tại vùng da bị tổn thương, tác động tại chỗ và cho hiệu quả giảm ngứa, chống viêm, giảm đau nhanh. Thuốc bôi trị vảy nến thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhẹ hoặc vừa. Với những trường hợp vảy nến nặng hơn, các bác sĩ thường chỉ định thuốc bôi kết hợp với thuốc uống, thuốc tiêm hoặc các liệu pháp ánh sáng khác để nâng cao hiệu quả điều trị.

Các loại thuốc bôi trị vảy nến cho hiệu quả cao, thường được bác sĩ chỉ định gồm:

Thuốc bong sừng, bạt vảy

Nhóm thuốc này thường chứa hoạt chất axit salicylic với các nồng độ 2, 3, 5%. Axit salicylic có tác dụng hỗ trợ làm mềm và bong lớp vảy sừng, giảm triệu chứng khô và bong tróc da. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ngoài da ở bệnh nhân bị vảy nến. Các loại thuốc bong sừng hiện nay có thể chỉ chứa hoạt chất axit salicylic hoặc dạng kết hợp với các nhóm thuốc khác.

Axit Salicylic có gái thành rẻ, mang lại hiệu quả cải thiện bệnh vảy nến tốt
Axit Salicylic có gái thành rẻ, mang lại hiệu quả cải thiện bệnh vảy nến tốt

Tuy nhiên, sử dụng thuốc chứa axit salicylic trên diện rộng có thể khiến cơ thể hấp thụ quá liều, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng có thể bị kích ứng da, phát ban, ngứa ngáy…

Axit salicylic không có tác dụng trên triệu chứng viêm thâm nhiễm nền cứng cộm của bệnh vảy nến. Vì vậy, người bệnh nên tham vấn ý bác sĩ trước khi mua và sử dụng thuốc.

Bị vảy nến bôi thuốc gì – Thuốc corticoid

Đây được coi là một trong những chỉ định đầu tay của các bác sĩ da liễu trong điều trị bệnh vảy nến. Các hoạt chất corticosteroid có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm tốc độ hình thành sừng, do đó giúp cải thiện tình trạng bong tróc da.

Các loại thuốc bôi corticoid chữa bệnh vảy nến thường dùng gồm: Flucinar, Eumovate, Tempovate, Diprosone, Lorinden, Sicorten….

Các loại thuốc bôi chứa thành phần corticoid thường được khuyên dùng cho hầu hết các trường hợp vảy nến từ nhẹ đến nặng. Ưu điểm của các corticoid này là cho tác dụng nhanh, mạnh, dễ sử dụng và chi phí phù hợp. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn trên da như bỏng rát, khô, kích ứng, ngứa, ban đỏ, teo da, mỏng da… Nếu lạm dụng corticoid hoặc sử dụng trên diện rộng, người bệnh có thể nhờn thuốc hoặc “bật bóng”, về sau bệnh dễ tái phát hơn với mức độ nặng hơn.

Cách sử dụng corticoid đúng được nhiều chuyên gia hướng dẫn như sau:

  • Nên sử dụng các nhóm corticoid nhẹ và vừa hoặc theo chỉ định của bác sĩ sao cho phù hợp với mức độ nặng của bệnh
  • Bôi 1 đợt khoảng 20 – 30 ngày, sau đó nghỉ một thời gian rồi mới bôi đợt tiếp theo.
  • Có thể bôi xen kẽ đợt này dùng mỡ corticoid, đợt kế tiếp dùng thuốc khác có hiệu quả tương đương.
  • Không bôi thuốc trên diện tích da lớn, bôi kéo dài

Thuốc mỡ Calcipotriol

Hay còn gọi là các dẫn xuất (đồng phân) của vitamin D3. Nhóm thuốc này có tác dụng kích thích quá trình biệt hóa và ức chế sự tăng sinh của tế bào sừng. Đồng thời, thuốc còn ức chế hoạt động của các tế bào lympho T, làm hạn chế các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, giảm quá trình sừng hóa da.

Thuốc mỡ Calcipotriol thường được sử dụng gồm: Daivonex, Daivobet…

Lưu ý: 

  • Chỉ bôi thuốc trên diện tích da không quá 16% diện tích bề mặt da cơ thể
  • Không bôi thuốc vào vùng mắt
  • Không bôi quá 100g/tuần
  • Thuốc có thể gây tồn đọng canxi tại chỗ, làm thâm và cứng da, do đó người bệnh cần rửa tay ngay sau khi bôi thuốc.
  • Lạm dụng thuốc có thể gây tăng canxi huyết, làm tăng các nguy hại trên tim mạch và thận.

Thuốc bôi Anthralin

Anthralin là một loại thuốc khử oxy, có tác dụng chống viêm, làm chậm quá trình sản xuất quá mức các tế bào sừng, cải thiện tình trạng bong tróc do bệnh vảy nến.

Cơ chế tác điều trị vảy nến của các Anthralin và các dẫn xuất Anthracene là ức chế các enzym chuyển hóa Glucose, cản trở quá trình phân chia tế bào biểu bì da. Thuốc cho hiệu quả nhanh chóng trên da nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

Các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng Anthralin kết hợp liệu pháp ánh sáng để tăng hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, Anthralin cũng gây ra một số tác dụng phụ tại chỗ như kích ứng, nổi mẩn, ban đỏ… Ngoài ra, thuốc còn có thể làm nhuộm màu quần áo, tay và tóc. Do đó nên mặc quần áo cũ và sử dụng găng tay khi bôi thuốc.

Cách sử dụng Anthralin:

  • Sử dụng Anthralin nồng độ từ 0,1 – 0,3% trong khoảng 10 – 20 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Bôi thuốc 1 – 2 lần/ngày đều đặn trong 2 tuần đầu
  • Các tuần sau, bôi duy trì 2 lần/tuần
  • Không tắm nước nóng sau khi bôi thuốc trong vòng 1 giờ.
  • Không để thuốc dính vào mắt

Các Goudron trị bệnh vảy nến (dẫn xuất than đá)

Goudron là một chất khử oxy có đặc tính chống viêm, làm hạn chế hiện tượng bong sừng do ức chế quá trình tăng sinh tế bào da. Đây là một loại thuốc bôi cổ điển, điều trị vảy nến khá tốt nhưng dễ gây bẩn quần áo và gây viêm nang lông nếu dùng dài ngày.

Goudron được sản xuất dưới dạng thuốc mỡ, kem bôi tại chỗ hoặc dầu gội (nếu là vảy nến da đầu). Mỡ Sabouraud là một dạng chế phẩm chữa vảy nến nổi tiếng có chứa Goudron, axit salicylic, Resorin, diêm sinh…

Thuốc trị vảy nến tại chỗ Retinoids

Retinoids là những dẫn xuất từ vitamin A tổng hợp. Thuốc có tác dụng làm giảm viêm và hỗ trợ điều trị vảy nến theo cơ chế kích thích phân bào và làm mới tế bào biểu bì da, đồng thời kích thích tái tạo mô liên kết, giúp giảm hiện tượng vảy sùng trong bệnh vảy nến. Ngoài vảy nến, retinoids còn được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn trứng cá, vảy cá và dày sừng quang hóa.

Tác dụng phụ phổ biến nhất người bệnh có thể gặp khi sử dụng Retinoids chữa bệnh vảy nến là kích ứng da và tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Người bệnh nên hạn chế ra ngoài, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, che chắn da kỹ hoặc sử dụng kem chống nắng khi hoạt động ngoài trời.

Ngoài ra, thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn phát triển ở thai nhi. Do vậy, không sử dụng Retinoids cho phụ nữ có thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú.

Thuốc ức chế Calcineurin

Hai loại thuốc điển hình của nhóm thuốc này là mỡ Tacrolimus (hàm lượng 0,03% và 0,1%) và kem Pimecrolimus 1%. Hai loại thuốc này được xem là chất điều hòa đáp ứng miễn dịch cục bộ của da

Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là tác động lên hệ miễn dịch, ức chế chất hoạt hóa phản ứng viêm Calcineurin, từ đó làm giảm hiện tượng viêm da, ngứa đỏ, phù nề và dày sừng

Các thuốc ức chế Calcineurin thường được chỉ định để điều trị các trường hợp vảy nến ở những vùng da nhạy cảm như da xung quanh mắt. Thuốc được khuyến cáo chỉ sử dụng trong thời gian ngắn vì có thể kích thích sự phát triển các khối u, làm tăng nguy cơ ung thư da và ung thư hạch.

Các nhóm thuốc trị vảy nến toàn thân

Trong những trường hợp vảy nến trên diện tích bề mặt da lớn hoặc vảy nến vừa đến nặng, các chuyên gia da liễu có thể cân nhắc sử dụng thuốc bôi kết hợp với một số loại thuốc uống và tiêm. Các loại thuốc trị vảy nến toàn thân này đều có hoạt lực mạnh, gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, việc uống thuốc nào, tiêm thuốc gì trị vảy nến cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các loại thuốc trị vảy nến toàn thân gồm:

Corticoid uống hoặc tiêm

Với những trường hợp vảy nến vừa và nặng hơn, người bệnh có thể được chỉ định một số liều corticoid đường uống hoặc tiêm. Việc sử dụng các steroid điều trị vảy nến cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi nếu dùng thuốc không đúng cách, các corticoid có thể trở thành yếu tố thúc đẩy bệnh vảy nến cùng phát mạnh hơn và nặng hơn.

Một số chuyên gia khuyến cáo không nên dùng corticoid đường toàn thân cho người bệnh vảy nến. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu vẫn chứng minh được hiệu quả của loại thuốc này trong việc cải thiện các triệu chứng vảy nến, giảm viêm, giảm ngứa hiệu quả.

Khi sử dụng corticoid đường toàn thân, người bệnh cần chú ý:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Không tự ý ngừng thuốc đột ngột vì có thể thúc đẩy bệnh vảy nến mủ hoặc vảy nến đỏ da toàn thân, gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số trường hợp dùng thuốc đột ngột có thể khiến cơ thể không có đủ lượng hormon để nâng đỡ huyết áp, gây hiện tượng ngừng tim đột ngột và tử vong.
  • Không tăng liều gấp đôi hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc vì có thể gây hiện tượng nhờn thuốc, làm ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thượng thận – cơ quan sản xuất corticoid nội sinh của cơ thể.
  • Dùng thuốc đúng thời gian, vào cùng một thời điểm mỗi ngày theo hướng dẫn.

Thuốc chữa bệnh vảy nến đường uống Retinoid

Cũng giống như dạng bôi ngoài da, các retinoid đường uống là những dẫn xuất tổng hợp của vitamin A, có tác dụng trị liệu cao và ít độc tính hơn vitamin A.

Cơ chế tác dụng của retinoid toàn thân chưa rõ ràng nhưng thuốc có tác dụng điều hòa tăng trưởng và biệt hóa các tế sừng, giảm viêm nhiễm ở các bệnh ngoài da trong đó có vảy nến.

Chỉ định:

  • Vảy nến thông thường diện rộng
  • Viêm khớp vảy nến
  • Vảy nến da đỏ toàn thân
  • Vảy nến mụn mủ

Liều dùng:

  • 10mg/liều/ ngày trong tuần đầu. Mỗi ngày dùng 1 lần
  • Tăng liều 20 -25mg/ ngày trong những tuần tiếp theo để đạt liều tối đa
  • Dùng thuốc với liều duy trì trong 6 – 12 tháng hoặc giảm liều dần theo hướng dẫn để tránh tái phát.

Tác dụng phụ: Các retinoid có thể gây hiện tượng viêm kết mạc, khô mắt, khô da, ngứa, mỏng da, rụng tóc. Thuốc có thể gây hiện tượng quái thai nên không được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc có ý định mang thai.

Thuốc ức chế miễn dịch Methotrexate

Methotrexate là một chất đối kháng axit folic, có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh tế bào thượng bì trong bệnh vảy nến, chống viêm và làm giảm sản xuất một số chất trung gian gây viêm. Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch nhanh và mạnh, gây độc nhiều cho gan và máu.

Methotrexate chỉ được sử dụng trong các trường hợp người bệnh khỏe mạnh trên 50 tuổi, có vảy nến nặng như:

  • Vảy nến thể mảng lan tỏa
  • Viêm khớp vảy nến
  • Vảy nến đỏ da toàn thân
  • Vảy nến diện rộng > 50% diện tích da bề mặt cơ thể

Không sử dụng thuốc cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ hoặc ở những trường hợp vảy nến vừa và nhẹ vì gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thoái hoá hoặc xơ gan, yếu tố thuận lợi cho sẩy thai, quái thai, giảm tinh trùng…

Thuốc ức chế miễn dịch Cyclosporin A

Cyclosporin A là một vòng polypeptide gồm 11 axit amin có khả năng ức chế miễn dịch chọn lọc, do làm giảm hoạt tính của tế bào lympho T ở cả thượng bì và chân bì vùng da bị tổn thương do vảy nến.

Cyclosporin A là một thuốc ức chế miễn dịch chọn lọc, thường dùng trong ghép tạng
Cyclosporin A là một thuốc ức chế miễn dịch chọn lọc, thường dùng trong ghép tạng

Tượng tự như Methotrexate, Cyclosporin A cũng là một thuốc ức chế miễn dịch có hoạt tính mạnh trong điều trị bệnh vảy nến nhưng gây nhiều tác dụng phụ. Thuốc được khuyến cáo cho các trường hợp vảy nến nặng như vảy nến thể mủ, vảy nến khớp và các trường hợp vảy nến không đáp ứng với các thuốc điều trị khác. Ngoài vảy nến, Cyclosporin A còn thường được sử dụng trong các trường hợp ghép tạng, phòng và điều trị chống thải ghép.

Chống chỉ định:

  • Đang có bệnh ác tính
  • Chức năng thận không bình thường
  • Cao huyết áp không kiểm soát được bằng thuốc
  • Đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác, đang xạ trị hoặc hóa trị liệu

Cyclosporin A có thể gây tăng huyết áp, rối loạn chức năng thận, gan, phì đại lợi, gây hội chứng rậm lông, run… Chỉ dùng Cyclosporin A trong thời gian ngắn, không dùng kéo dài.

Các nhóm thuốc trị vảy nến toàn thân khác

Bao gồm những nhóm thuốc điều trị triệu chứng kèm theo trong bệnh vảy nến như:

  • Thuốc kháng sinh, chống nấm
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng Histamin
  • Thuốc tác động lên thần kinh trung ương

Các loại thuốc sinh học chữa vảy nến

Là những chế phẩm được điều chế từ các chất có trong cơ thể các sinh vật sống. Khi tiêm những chất này vào cơ thể người bênh, chúng sẽ hoạt động để cải thiện bệnh vảy nến theo cơ chế:

  •  Ức chế hoạt tính của tế bào Lympho T (một thành phần của hệ miễn dịch)
  • Ức chế chất hoạt truyền tin trong hệ thống miễn dịch (TNF – alpha), làm giảm các phản ứng quá mẫn.
  • Giảm hoạt tính của các protein gây viêm

Các thuốc sinh học được khuyến cáo cho những trường hợp vảy nến từ trung bình đến nặng. Bao gồm:

  • Adalimumab (Humira), một kháng thể ngăn chặn TNF-alpha
  • Adalimumab-adbm (xitezo), một dạng sinh học của Humira
  • Brodalumab (Siliq), một chất chống lại interleukin
  • Infliximab (Remicade), thuốc chẹn TNF-alpha
  • Và một số chất khác

Các loại thuốc sinh học là những đột phá mới trong điều trị bệnh vảy nến. Chúng có hiệu quả rất tốt trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh (lên tới 75%). Tuy nhiên, những loại thuốc này khá đắt đỏ và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ung thư và các biến chứng khác, trong đó có tử vong.

Nhìn chung, nền y học hiện đại đã cho ra đời rất nhiều loại thuốc trị vảy nến khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng và phối hợp thuốc khác nhau. Bất kỳ loại thuốc trị vảy nến nào cũng có thể đem lại những nguy hại nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Do đó, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết nhất để đảm bảo an toàn khi điều trị vảy nến. Liên hệ ngay với chuyên gia nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang “uống trong - bôi ngoài” điều trị vảy nến toàn diện

Được nghiên cứu và ứng dụng độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc - Thương hiệu Số 1 Việt Nam về Y học cổ truyền 2024, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chứng minh hiệu quả vượt trội trong điều trị vảy nến. 

Bài thuốc được nghiên cứu công phu trong nhiều năm bởi Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cùng cộng sự. 

VTV2 Sống khỏe mỗi ngày đưa tin Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp điều trị vảy nến hoàn chỉnh nhất hiện nay:

Qua hơn 15 năm ứng dụng, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng ngàn bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng vảy nến nhờ sở hữu những ưu điểm sau:

Công thức “3 trong 1” điều trị vảy nến từ căn nguyên

Tuân theo nguyên tắc “Nội ẩm - Ngoại đồ” của Y học cổ truyền, bài thuốc phối hợp cùng lúc 3 nhóm thuốc chuyên biệt: UỐNG - BÔI - NGÂM RỬA. 

Sự kết hợp này tạo nên tác động KÉP từ trong ra ngoài, không chỉ điều trị triệu chứng mà còn bồi bổ cơ thể, khôi phục da khỏe mạnh, ngăn tái phát, với tác dụng:

  • Thanh nhiệt, giải độc, trừ phong hàn, tiêu viêm, tiêu ngứa, điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh vảy nến.
  • Làm sạch, làm mềm da, sát khuẩn, bong vảy nến tự nhiên, khoanh vùng tránh làm lan rộng tổn thương.
  • Loại bỏ triệu chứng vảy nến khô da, sưng đau, bong tróc, ngứa rát, chống viêm nhiễm.
  • Dưỡng da, cấp ẩm, làm lành tổn thương, phục hồi và tái tạo làn da từ lớp biểu bì sâu.
  • Điều huyết, dưỡng huyết, bồi bổ ngũ tạng đặc biệt là gan thận, ổn định cơ địa dị ứng, tăng miễn dịch, phòng tái phát.

Phối ngũ bài bản từ hơn 30 loại thuốc Nam dược tính cao

Thanh bì Dưỡng can thang phối ngũ hài hòa hơn 30 loại dược liệu quý như: Thanh bì, tang bạch bì, kim ngân hoa, bồ công anh, hoàng liên, ké đầu ngựa... cùng nhiều vị thuốc khác.

Dược liệu được chọn lọc kỹ lưỡng và phối ngũ theo nguyên tắc “quân – thần – tá – sứ” để tăng hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Cam kết dược liệu sạch, an toàn, không tác dụng phụ

Bài thuốc sử dụng 100% dược liệu tự nhiên từ hệ thống vườn thuốc Nam đạt chuẩn GACP-WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển và thuốc Nam khai thác từ rừng tự nhiên. Thanh bì Dưỡng can thang an toàn, không tác dụng phụ, không kích ứng da.

Theo thống kê, 95% người bệnh hết triệu chứng vảy nến sau 2-3 tháng, các trường hợp nặng cần thêm thời gian dài hơn.

Phản hồi của người bệnh vảy nến về hiệu quả bài thuốc:

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang hiện được kê đơn độc quyền bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc.

Thông tin liên hệ thăm khám và mua thuốc:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Xem thêm:

Hết ngứa, bong tróc, đỏ da do vảy nến thể giọt với bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang

Một trong những giải pháp điều trị vảy nến, trong đó có vảy nến đang được nhiều người bệnh tin tưởng điều trị đó là bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang. Đây là bài thuốc được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – trực thuộc Nhất Nam Y Viện.

Nhất Nam An Bì Thang được phát triển từ các bí dược trị bệnh viêm da của Thái Thái Y Viện triều Nguyễn dâng vua Gia Long.

Mới đây, bài thuốc đã được VTC6 đưa tin, ngoài ra các cơ quan báo chí, truyền hình như: Kênh 14, 24h.com, VTV2,… cũng đã có các bài giới thiệu về bài thuốc.

>>> XEM VIDEO VTC6 ĐƯA TIN VỀ BÀI THUỐC

Nhất Nam An Bì Thang điều trị vảy nến theo cơ chế “TIÊU ĐỘC DƯỠNG BÌ – ỔN ĐỊNH MIỄN DỊCH” mang đến hiệu quả điều trị bệnh từ gốc.

Cơ chế này được tối ưu hóa và phát huy tác dụng với sự kết hợp của ba bài thuốc nhỏ gồm: Uống – Bôi – Ngâm rửa, có công dụng:

  • THUỐC UỐNG: Điều trị căn nguyên gây bệnh, ổn định miễn dịch, tăng cường chức năng gan thận
  • THUỐC BÔI: Dưỡng ẩm cho da, làm mềm da, làm dịu vùng da tổn thương, giảm ngứa, đau rát, tái tạo tế bào da
  • THUỐC RỬA: Giúp sát khuẩn da, làm sạch da, giảm ngứa ngáy, sưng tấy, chống bội nhiễm, giúp da dễ chịu

Bài thuốc sử dụng 100% thảo dược thiên nhiên, cụ thể là hội tụ hơn 30 thảo dược được lựa chọn kỹ lưỡng, phân tích dược tính từ vườn dược liệu chuẩn GACP-WHO, an toàn, không tác dụng phụ.

Các thảo dược nổi bật trong bài thuốc trị bệnh vảy nến gồm: Kinh giới, Kim ngân hoa, Xuyên tâm liên, Tang bạch bì, Trầu không, Hoàng bá,…

Thảo dược sẽ được linh hoạt điều chỉnh theo tình trạng bệnh của mỗi người với phác đồ cá nhân hóa, nâng cao hiệu quả điều trị cao hơn. Phần lớn người bệnh đã cải thiện tình trạng vảy nến sau 2-3 tháng điều trị, vùng da tổn thương lành lại, da hồng hào, giảm tổn thương.

Để được tư vấn cụ thể về bài thuốc, phác đồ điều trị bạn chủ động liên hệ theo thông tin:

TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM – TRỰC THUỘC NHẤT NAM Y VIỆN

XEM THÊM: 4 điểm khác biệt làm nên hiệu quả của bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang trị vảy nến

Nguồn: Soytethainguyen

Bình luận (59)

  1. Lê Văn Dũng says: Trả lời

    Anh em cho mình hỏi là thuốc calcipotriol có dùng lâu dài được không nhỉ? Mình nghe nói tác dụng tốt nhưng sợ da bị mỏng.

  2. Nguyễn Minh Khôi says: Trả lời

    Tôi bị vảy nến ở khuỷu tay, từng dùng thuốc mỡ corticoid thấy đỡ nhưng sau vài tuần thì bị lại. Không biết có cách nào điều trị dứt điểm không?

  3. Phạm Xuân Lâm says: Trả lời

    Mình dùng salicylic acid kết hợp với calcipotriol thấy hiệu quả khá rõ sau 2 tuần, da mềm hơn, không bong vảy nhiều như trước nữa.

  4. Đỗ Ngọc Hưng says: Trả lời

    Theo kinh nghiệm mình thì các thuốc sinh học như Adalimumab khá tốn kém, hiệu quả tốt nhưng cần theo sát bác sĩ chuyên khoa vì dễ gây tác dụng phụ nếu dùng sai cách.

  5. Ngô Trọng Bình says: Trả lời

    Mình đã thử nhiều loại thuốc, cả Tây y lẫn mẹo dân gian, mà vẫn tái phát. Duy chỉ có bài thuốc An Bì Thang của Nhất Nam Y Viện là giữ được lâu nhất đến giờ, hơn 1 năm rồi chưa bị lại.

  6. Lâm Ngọc Tú says: Trả lời

    Mấy bạn lưu ý là các thuốc sinh học dùng hiệu quả nhưng phải kiểm tra gan, thận thường xuyên. Mình từng bị tăng men gan do không để ý.

  7. Lý Hữu Thịnh says: Trả lời

    Đúng rồi bạn, thuốc Tây thường trị phần ngọn, còn bên Nhất Nam An Bì Thang thì trị từ gốc, tăng sức đề kháng da nên ít bị tái phát hơn. Mình dùng 3 tháng là khỏi luôn.

  8. Trịnh Văn Bảo says: Trả lời

    Thuốc bôi thì nhiều loại nhưng không phải ai cũng hợp, tốt nhất nên đi khám để bác sĩ soi da và tư vấn đúng phác đồ. Tự mua về xài dễ bị kích ứng.

  9. Đoàn Văn Nhựt says: Trả lời

    Cá nhân mình thấy Tây y tác dụng nhanh nhưng dễ tái, còn Đông y tuy chậm mà chắc. Đặc biệt là An Bì Thang bên Nhất Nam mình thấy nhiều người review tích cực.

    1. Hoàng Văn Trường says: Trả lời

      Đây là video bác sĩ Nhất Nam chia sẻ về hiệu quả của An Bì Thang, mọi người có thể tham khảo thêm nha:

  10. Trần Thanh Sơn says: Trả lời

    Anh em ai từng bị vảy nến vùng da đầu chưa? Dùng dầu gội đặc trị có giúp cải thiện không vậy?

  11. Lưu Thành Tâm says: Trả lời

    Nếu ai đang dùng corticoid thì nên kết hợp thêm dưỡng ẩm để giảm khô da. Mình từng bị đỏ rát khi ngưng đột ngột, bác sĩ bảo nên giảm liều từ từ.

  12. Vũ Hữu Phước says: Trả lời

    Các loại thuốc tiêm như Infliximab hay Brodalumab hiệu quả nhanh nhưng cần test kỹ trước khi dùng. Không nên tự ý mua tiêm đâu mọi người nhé.

    1. Đặng Gia Huy says: Trả lời

      Mình cũng từng bị như bạn, nhưng từ ngày chuyển qua chữa ở Nhất Nam Y Viện theo bài thuốc thảo dược thì da cải thiện rõ lắm. Họ khám bắt mạch kỹ rồi kê đơn riêng nữa.

    2. Phan Văn Lợi says: Trả lời

      Thuốc Tây dùng thời gian dài thì nguy cơ tác dụng phụ cao lắm, nhất là corticoid. Còn bên Đông y như Nhất Nam thì đi từ gốc, có thuốc uống lẫn bôi, mình thấy an tâm hơn.

  13. Đinh Văn Lợi says: Trả lời

    Em moi biet den Nhất Nam Y Viện, cho em hỏi có cần đặt lịch trước khi khám không ạ?

    1. Nguyễn Văn Quý says: Trả lời

      Bạn có thể tham khảo chi tiết bài thuốc tại đây nhé: https://nhatnamyvien.com/nhat-nam-an-bi-thang-chua-viem-da-co-dia-57397.html

  14. Trương Văn Cường says: Trả lời

    Thuoc sinh hoc tot nhung gia thanh cao va can theo doi sat sao, Neu khong co bao hiem y te thi chi phi kha nang

  15. Phùng Văn Hạnh says: Trả lời

    Con tôi bị vảy nến từ nhỏ, dùng bài thuốc Nhất Nam hơn 2 tháng thì da lành hẳn, không còn bong tróc. Mỗi lần ngứa hay đỏ rát đều dùng thêm thuốc bôi và ngâm rửa nên hiệu quả nhanh lắm.

  16. Bùi Văn Lâm says: Trả lời

    Tui bi vay nen man tinh 3 nam, dung calcipotriol roi ca anthralin ma da van hay tro lai, gio chi mong tim phuong phap ben vung hon.

  17. Trần Đình Phát says: Trả lời

    Bị vảy nến mà uống methotrexate có cần theo dõi men gan thường xuyên không ạ? Em nghe nói thuốc này tác dụng phụ nhiều.

  18. Phạm Đức Hòa says: Trả lời

    Em bị vảy nến thể giọt, đang phân vân giữa thuốc sinh học và thuốc uống Đông y Nhất Nam An Bì Thang . Anh chị nào có kinh nghiệm thực tế chia sẻ giúp em với. Thấy thông tin về bài thuốc nhưng e chưa rõ lắm https://trungtamdalieuvietnam.com/benh-viem-da-co-dia-va-cach-dieu-tri.html

  19. Vũ Quang Duy says: Trả lời

    Mình từng thử dùng Anthralin trong 1 tháng, hiệu quả chậm nhưng da ít bị kích ứng hơn corticoid. Tuy nhiên hơi bất tiện do phải rửa lại.

  20. Lê Tấn Hưng says: Trả lời

    Cá nhân mình thấy thuốc bôi chỉ giúp cải thiện bề mặt. Còn muốn giảm tái phát thì phải chú ý cả chế độ ăn uống và giảm stress.

  21. Đinh Văn Thái says: Trả lời

    Mình từng chữa bằng thuốc Tây, sau chuyển sang Đông y bên Nhất Nam. Thuốc họ kê gồm uống, bôi, và cả ngâm nữa. Dùng sau 1 tháng đã thấy da cải thiện rõ.

  22. Nguyễn Văn Cường says: Trả lời

    Tôi từng chữa ở 3 nơi, nhưng thấy dịch vụ tại Nhất Nam Y Viện là hài lòng nhất. Bác sĩ tư vấn kỹ, bắt mạch chuẩn, thuốc cũng rõ nguồn gốc.

  23. Trương Minh Tâm says: Trả lời

    Cẩn thận khi dùng corticoid lâu dài nha, mình bị mỏng da và giãn mạch luôn. Bác sĩ bảo nên thay bằng thuốc Đông y nếu có điều kiện.

    1. Tống Văn Long says: Trả lời

      @Trần Đình Phát methotrexate đúng là cần theo dõi định kỳ đó bạn. Mình đi xét nghiệm máu 2 tháng/lần để kiểm tra chức năng gan.

    2. Lương Quốc Trí says: Trả lời

      Mình từng nghi ngờ thuốc Đông y không hiệu quả, nhưng sau khi thử An Bì Thang bên Nhất Nam thì thay đổi hoàn toàn suy nghỉ luôn.

    3. Bùi Văn Tuấn says: Trả lời

      Vảy nến mãn tính mà được điều trị bằng cơ chế TRONG UỐNG – NGOÀI BÔI như An Bì Thang thì mới thực sự kiểm soát được. Da mình giờ ổn định gần 2 năm rồi.

    4. Ngô Quang Hiệp says: Trả lời

      Bên Nhất Nam có thăm khám trực tiếp lẫn tư vấn online. Ai ở xa có thể đặt lịch khám từ xa qua số hotline hoặc link: https://trungtamdalieuvietnam.com/dat-lich-kham-online

    5. Phan Văn Quang says: Trả lời

      Đúng rồi, thuốc Tây giúp giảm triệu chứng nhanh, nhưng chỉ An Bì Thang mới cho hiệu quả lâu dài. Hơn nữa, thảo dược ở đây được kiểm định rất kỹ lưỡng.

      1. Hoàng Tấn Dũng says: Trả lời

        Ai mà đang phân vân thuốc Đông y thì nên đọc bài này nhé: https://trungtamdalieuvietnam.com/thuoc-tri-viem-da-co-dia-nhat-nam-an-bi-thang.html

  24. Đỗ Văn Sáng says: Trả lời

    Cá nhân tôi thấy Đông y phù hợp hơn với ai bị vảy nến lâu năm. Chứ thuốc Tây dễ nhờn, dùng vài đợt đầu thì tốt, về sau ít tác dụng lắm.

  25. Nguyễn Hữu Đạt says: Trả lời

    Thuoc An Bi Thang ben Nhat Nam tac dong tu goc nen moi co hieu qua lau dai, chua theo tung giai doan ro rang

    1. Trần Văn Duy says: Trả lời

      Lúc đầu mình cứ nghĩ Nhất Nam chỉ có thuốc uống, ai ngờ có cả thuốc bôi và ngâm rửa. Kết hợp cả 3 nên hiệu quả nhanh mà lại lành tính.

      1. Phạm Văn Dương says: Trả lời

        Tôi đi khám da liễu thì bác sĩ kê thuốc sinh học, nhưng giá cao quá, chuyển qua thuốc An Bì Thang thì chi phí hợp lý hơn mà hiệu quả cũng tốt không kém. Mn xem thử

      2. Đinh Quốc Bảo says: Trả lời

        Nếu ai còn lăn tăn về độ an toàn của bài thuốc thì cứ yên tâm nhé, toàn thảo dược đạt chuẩn GACP-WHO, dùng mấy tháng không thấy tác dụng phụ nào luôn.

  26. Trần Minh Lực says: Trả lời

    Em mới đi khám ở Nhất Nam tuần trước, bác sĩ khám kỹ, hỏi chi tiết từng biểu hiện. Có phác đồ rõ ràng theo từng giai đoạn điều trị nên rất yên tâm.

  27. Lê Văn Cảnh says: Trả lời

    Bệnh vảy nến là mãn tính nên cần điều trị lâu dài và kiên trì. Cũng đừng quá lo lắng, miễn là chọn đúng phương pháp và kiêng khem tốt thì sẽ kiểm soát được.

  28. Lê Hữu Toàn says: Trả lời

    Ai từng dùng thuốc retinoid bôi ngoài chưa ạ? Em thấy ghi có thể gây kích ứng mà không biết mức độ ra sao.

  29. Trần Văn Thịnh says: Trả lời

    Mình bị vảy nến ở lưng, từng uống thuốc cyclosporin A nhưng bị tác dụng phụ nên phải ngưng. Ai có phương pháp nào an toàn hơn giới thiệu mình với.

  30. Phạm Quốc Trường says: Trả lời

    Mình xài thuốc calcipotriol một thời gian thì thấy có hiệu quả thật, nhưng vùng da bôi lâu bị sạm lại, ai biết cách khắc phục không?

  31. Nguyễn Văn Hòa says: Trả lời

    Thuốc sinh học Adalimumab dùng thấy ổn định, nhưng giá cao và phải theo dõi kỹ chức năng gan thận. Ai có BHYT thì đỡ hơn chứ không thì hơi nặng chi phí.

  32. Đỗ Thành Nam says: Trả lời

    Mình chữa bằng bài thuốc An Bì Thang của Nhất Nam Y Viện đến nay được hơn 3 tháng, da sạch vảy, hồng hào hẳn. Không còn ngứa đêm mất ngủ như trước nữa. https://trungtamdalieuvietnam.com/thuoc-tri-viem-da-co-dia-hieu-qua.html

  33. Hoàng Văn Trung says: Trả lời

    Mình đang tìm hiểu về phác đồ điều trị tại Nhất Nam Y Viện, không rõ khám ban đầu có mất phí không và thuốc có bán lẻ theo từng dạng hay phải mua trọn gói nhỉ?

  34. Vũ Văn Hiếu says: Trả lời

    Có ai bị vảy nến ở mặt như mình không? Dùng corticoid là bị mỏng da, giãn mao mạch liền, đang tính thử hướng điều trị Đông y xem sao.

    1. Tạ Minh Quân says: Trả lời

      @Lê Hữu Toàn mình có dùng retinoid bôi ngoài rồi, lúc đầu châm chích nhẹ nhưng vài ngày là quen. Tuy nhiên phải dưỡng ẩm kỹ nhé.

    2. Đặng Văn Nghị says: Trả lời

      @Phạm Quốc Trường da bị sạm do dùng lâu quá đó bạn, mình chuyển sang thuốc Đông y bên Nhất Nam thì thấy ổn hơn, không bị đổi màu da.

    3. Ngô Văn Cảnh says: Trả lời

      @Trần Văn Thịnh bạn thử bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang xem, mình cũng từng bị phản ứng với thuốc Tây mà chuyển qua đây lại hợp cơ địa, khỏi rồi không bị tái phát.

    4. Trịnh Văn Bình says: Trả lời

      @Hoàng Văn Trung khám thì có phí ban đầu nhưng cũng không nhiều đâu bạn. Quan trọng là bác sĩ kê đơn rất sát, thuốc bốc đúng tình trạng luôn.

    5. Đoàn Văn Hiển says: Trả lời

      @Vũ Văn Hiếu trước mình cũng bị ở mặt, đỏ rát nhiều. Sau dùng bài thuốc An Bì Thang hơn 2 tháng thì da láng lại, không bị giãn mao mạch như dùng corticoid đâu.

      1. Mai Văn Thành says: Trả lời

        Thực sự hài lòng về bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang. Vừa điều trị vừa phục hồi da, khác hẳn với các loại thuốc bôi thông thường chỉ làm dịu triệu chứng.

  35. Nguyễn Văn Độ says: Trả lời

    Mọi người nên xem thêm bài viết này để hiểu rõ hơn về cơ chế điều trị bài thuốc nhé: https://trungtamdalieuvietnam.com/bai-thuoc-an-bi-thang-dieu-tri-benh-viem-da-co-dia-hieu-qua-duoc-cong-nhan.html

    1. Đỗ Minh Hải says: Trả lời

      Công nhận bài thuốc của Nhất Nam làm từ dược liệu sạch nên mình dùng không hề bị kích ứng da. Mà thuốc cũng dễ dùng, tiện lợi nữa.

      1. Phan Văn Khải says: Trả lời

        Mình từng định đi mổ da để loại bỏ vùng vảy nến, nhưng may chuyển sang Nhất Nam thì khỏi luôn sau 3 tháng. Đúng là Đông y có giá trị riêng.

      2. Lương Văn Đại says: Trả lời

        Tôi có xem video bác sĩ Nhất Nam chia sẻ về phương pháp điều trị da liễu, rất thuyết phục luôn:

  36. Trịnh Văn Dân says: Trả lời

    Ai bị vảy nến lâu năm thì nên cân nhắc kỹ, đừng chỉ nhìn hiệu quả tức thời mà bỏ qua các liệu pháp bền vững hơn như Đông y.

    1. Đoàn Minh Cường says: Trả lời

      Tôi nghĩ việc điều trị thành công phụ thuộc nhiều vào sự kiên trì. Dù Tây y hay Đông y thì đều cần tuân thủ liệu trình rõ ràng, đặc biệt là không nên tự ý bỏ thuốc.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
zalo Messenger