Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Căn bệnh này được điều trị như thế nào là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi vảy nến xuất hiện khiến bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, da khô ráp, nứt nẻ, bong tróc vảy, chảy máu. Đồng thời gây bội nhiễm, nhiễm khuẩn da và hình thành nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh vảy nến là một dạng viêm da mãn tính. Bệnh hình thành khiến các tế bào da bị rối loạn và phát triển một cách nhanh chóng. Ở trạng thái bình thường, sau khi chết đi, những tế bào da cũ sẽ bong ra ngoài. Sau đó chúng được thay thế bằng các tế bào da mới.

Tuy nhiên đối với người bị vảy nến, quá trình tế bào cũ và thay thế bởi các tế bào mới diễn ra nhanh lên gấp 10 lần. Điều này hình thành là do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến những tế bào da mới và những tế bào da cũ không kịp thay đổi. Lâu ngày chúng tích tụ lại ở một chỗ khiến da dày cộm, đỏ, có vảy trắng hoặc vảy màu bạc.

Chính vì những điều trên, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy trên vùng da bệnh hình thành các mảng đỏ, dày cộm, có vảy, bong tróc trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Đôi khi vùng da bệnh sẽ có dấu hiệu nứt nẻ, chảy máu và gây đau đớn.

Theo kết quả nghiên cứu, bệnh vảy nến là một bệnh lý có khả năng tái phát theo chu kỳ. Triệu chứng của bệnh có thể bùng phát dữ dội rồi liền da. Sau đó các triệu chứng của vảy nến lại tiếp tục bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Điều này khiến cho người bệnh lầm tưởng rằng bệnh vảy nến có thể tự khỏi mà không cần phải áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Thế nhưng trên thực tế, bệnh vảy nến không thể tự khỏi. Ngoài ra quá trình điều trị bệnh cũng vô cùng khó khăn. Những triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến có thể phát đi phát lại một cách tự nhiên trong nhiều năm.

benh-vay-nen-co-tu-khoi-khong
Tìm hiểu bệnh vảy nến có tự khỏi không? Hướng điều trị bệnh lý

Thỉnh thoảng các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát một cách dữ dội với mức độ nghiêm trọng mặc dù bệnh nhân thường xuyên áp dụng biện pháp chăm sóc da, điều trị và phòng ngừa tái phát.

Tuy nhiên người bệnh vẫn nên áp dụng các phương pháp điều trị, chăm sóc da và phòng ngừa bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi nếu quá trình chữa bệnh không diễn ra, người bệnh không thể cải thiện được triệu chứng. Hơn thế bệnh còn tái phát nhiều lần và làm tăng nguy cơ hình thành biến chứng.

Một số biến chứng người bệnh có thể mắc phải khi các phương pháp điều trị bệnh không được áp dụng:

  • Ảnh hưởng đến mắt: Bệnh nhân bị vảy nến có nguy cơ cao mắc phải một số rối loạn ở mắt như viêm bờ mi, viêm kết mạc… Ảnh hưởng đến mắt là biến chứng xảy ra phổ biến khi người bệnh không có phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.
  • Viêm khớp vảy nến: Viêm khớp vảy nến có thể xuất hiện khi bệnh vảy nến của bạn không được điều trị kịp thời. Biến chứng này khi xảy ra có thể tác động và làm tổn thương đến các khớp xương. Từ đó khiến người bệnh mắc chứng viêm đau khớp hoặc một số khớp sẽ bị mất chức năng.
  • Bệnh tiểu đường loại 2: Theo kết quả thống kê, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở những bệnh nhân bị vảy nến cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Tỉ lệ mắc phải biến chứng này phụ thuộc vào mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn: Bệnh vảy nến và những triệu chứng điển hình của bệnh có thể khiến bệnh nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn. Cụ thể như bệnh Crohn, bệnh Celiac, bệnh xơ cứng động mạch…
  • Huyết áp cao: Bệnh vảy nến khi không được áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao. Lâu ngày hệ tim mạch sẽ bị ảnh hưởng và hình thành thêm nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Cụ thể như nhịp tim không đều, các bệnh tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vỡ động mạch và đột quỵ.
  • Rối loạn cảm xúc: Những triệu chứng của bệnh vảy nến khi xuất hiện trên da có khả năng làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn cảm xúc, khiến người bệnh căng thẳng, trầm cảm, thường xuyên lo lắng. Bên cạnh đó tình trạng rối loạn cảm xúc sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân chịu áp lực, căng thẳng từ sự kỳ thị của những người xung quanh. Điều này khiến bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thường có chất lượng cuộc sống suy giảm.

Hướng điều trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến không thể tự khỏi. Tuy nhiên cho đến hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý. Hướng điều trị bệnh vảy nến được thực hiện với mục đích kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa bệnh tái phát, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và những rủi ro không mong muốn.

Bệnh nhân bị vảy nến cần áp dụng các phương pháp chữa bệnh thích hợp. Trong trường hợp bệnh nhân mắc sai lầm trong quá trình điều trị bệnh, bệnh vảy nến của bạn sẽ nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu và hình thành biến chứng.

Những phương pháp thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến gồm:

  • Điều trị tại chỗ: Để điều trị tại chỗ, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng chất ức chế Calcineurin, thuốc Corticosteroid dạng kem thoa ngoài da, kem hoặc thuốc mỡ dưỡng ẩm, Axit Salicylic. Những loại thuốc được áp dụng trong phương pháp điều trị tại chỗ chỉ phù hợp với các bệnh nhân mắc bệnh vảy nến từ nhẹ đến trung bình. Việc đưa chất ức chế Calcineurin, thuốc Corticosteroid… vào quá trình chữa bệnh sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm, giảm ngứa và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
  • Quang trị liệu: Bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và yêu cầu bệnh nhân áp dụng liệu pháp quang trị liệu để kiểm soát triệu chứng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng tia cực tím để tác động giúp làm chậm quá trình tái tạo tế bào da. Đồng thời giúp hạn chế những tổn thương trên bề mặt da và kiểm soát tình trạng viêm. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng trước quyết định đưa liệu pháp quang trị liệu vào quá trình chữa bệnh. Bởi liệu pháp này có khả năng thúc đẩy quá trình lão hóa da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Điều trị toàn thân: Phương pháp điều trị toàn thân thường được áp dụng cho những trường hợp vảy nến nghiêm trọng, triệu chứng của bệnh phát triển toàn thân và các phương pháp chữa bệnh khác không đạt hiệu quả như mong đợi. Để kiểm soát triệu chứng của bệnh vảy nến, bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chữa thuốc tiêm hoặc thuốc uống.

Bài viết là thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề “Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Hướng điều trị bệnh lý”. Hy vọng những thông tin này thực sự bổ ích cho người bệnh. Từ đó giúp bạn tìm ra hướng giải quyết thích hợp khi mắc bệnh vảy nến.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang “uống trong - bôi ngoài” điều trị vảy nến toàn diện

Được nghiên cứu và ứng dụng độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc - Thương hiệu Số 1 Việt Nam về Y học cổ truyền 2024, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chứng minh hiệu quả vượt trội trong điều trị vảy nến. 

Bài thuốc được nghiên cứu công phu trong nhiều năm bởi Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cùng cộng sự. 

VTV2 Sống khỏe mỗi ngày đưa tin Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp điều trị vảy nến hoàn chỉnh nhất hiện nay:

Qua hơn 15 năm ứng dụng, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng ngàn bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng vảy nến nhờ sở hữu những ưu điểm sau:

Công thức “3 trong 1” điều trị vảy nến từ căn nguyên

Tuân theo nguyên tắc “Nội ẩm - Ngoại đồ” của Y học cổ truyền, bài thuốc phối hợp cùng lúc 3 nhóm thuốc chuyên biệt: UỐNG - BÔI - NGÂM RỬA. 

Sự kết hợp này tạo nên tác động KÉP từ trong ra ngoài, không chỉ điều trị triệu chứng mà còn bồi bổ cơ thể, khôi phục da khỏe mạnh, ngăn tái phát, với tác dụng:

  • Thanh nhiệt, giải độc, trừ phong hàn, tiêu viêm, tiêu ngứa, điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh vảy nến.
  • Làm sạch, làm mềm da, sát khuẩn, bong vảy nến tự nhiên, khoanh vùng tránh làm lan rộng tổn thương.
  • Loại bỏ triệu chứng vảy nến khô da, sưng đau, bong tróc, ngứa rát, chống viêm nhiễm.
  • Dưỡng da, cấp ẩm, làm lành tổn thương, phục hồi và tái tạo làn da từ lớp biểu bì sâu.
  • Điều huyết, dưỡng huyết, bồi bổ ngũ tạng đặc biệt là gan thận, ổn định cơ địa dị ứng, tăng miễn dịch, phòng tái phát.

Phối ngũ bài bản từ hơn 30 loại thuốc Nam dược tính cao

Thanh bì Dưỡng can thang phối ngũ hài hòa hơn 30 loại dược liệu quý như: Thanh bì, tang bạch bì, kim ngân hoa, bồ công anh, hoàng liên, ké đầu ngựa... cùng nhiều vị thuốc khác.

Dược liệu được chọn lọc kỹ lưỡng và phối ngũ theo nguyên tắc “quân – thần – tá – sứ” để tăng hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Cam kết dược liệu sạch, an toàn, không tác dụng phụ

Bài thuốc sử dụng 100% dược liệu tự nhiên từ hệ thống vườn thuốc Nam đạt chuẩn GACP-WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển và thuốc Nam khai thác từ rừng tự nhiên. Thanh bì Dưỡng can thang an toàn, không tác dụng phụ, không kích ứng da.

Theo thống kê, 95% người bệnh hết triệu chứng vảy nến sau 2-3 tháng, các trường hợp nặng cần thêm thời gian dài hơn.

Phản hồi của người bệnh vảy nến về hiệu quả bài thuốc:

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang hiện được kê đơn độc quyền bởi đội ngũ bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc.

Thông tin liên hệ thăm khám và mua thuốc:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Xem thêm:

Nhất Nam An Bì Thang – Đẩy lùi vảy nến thể mảng, hết ngứa, bong tróc, ngừa biến chứng

Nhất Nam An Bì Thang là giải pháp với khả năng KIỂM SOÁT TỐT và hạn chế TÁI PHÁT BỆNH vảy nến. Từ các bài thuốc trị bệnh viêm da của Thái Y Viện triều Nguyễn, chuyên gia tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – trực thuộc Nhất Nam Y Viện đã phát triển thành công bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang.

Bài thuốc điều trị vảy nến với sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ, các bài thuốc kết hợp nhằm cải thiện bệnh tốt từ căn nguyên đến triệu chứng, đem lại hiệu quả ổn định lâu dài. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ linh hoạt trong điều trị. Liệu trình điều trị vảy nến thể mảng gồm:

Bài thuốc uống

Bài thuốc bôi

Bài thuốc ngâm rửa

Trong nhiều trường hợp có thể kết hợp thuốc xịt, muối tắm để chăm sóc da tốt hơn.

Trong nguyên tắc điều trị bài thuốc đặc biệt chú trọng đến yếu tố cân bằng hệ miễn dịch tự nhiên, nâng cao sức đề kháng, điều này vừa giúp ngăn yếu tố gây bệnh, đồng thời chữa lành tổn thương nhanh hơn.

Về thành phần, bài thuốc sử dụng hơn 30 thảo dược được lựa chọn kỹ lưỡng với khả năng kháng viêm, trừ viêm ngứa, dưỡng da rất tốt, nổi bật là: Hoàng kỳ, Phòng phong, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa,…

Toàn bộ thảo dược đều được đơn vị trồng và phát triển tại hệ thống vườn dược liệu chuẩn GACP-WHO nên đảm bảo chất lượng, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn cho người bệnh, không tác dụng phụ.

Mỗi người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ điều trị, linh hoạt gia giảm vị thuốc tùy vào tình trạng bệnh để mang lại hiệu quả tối ưu. Rất nhiều người bệnh sau 2-3 tháng đã cải thiện tình trạng bệnh của mình rất tích cực.

>>> XEM VIDEO: Người bệnh chia sẻ về hiệu quả điều trị bệnh vảy nến

Mọi thông tin về bài thuốc, phác đồ điều trị bạn có thể liên hệ qua thông tin dưới đây để được tư vấn.

TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM – TRỰC THUỘC NHẤT NAM Y VIỆN

XEM THÊM: 4 điểm khác biệt làm nên hiệu quả tuyệt vời của bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang


Câu hỏi thường gặp
  • Vảy nến thường không gây ngứa trong hầu hết các trường hợp.
  • Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác ngứa, châm chích, hoặc bỏng rát.
  • Mức độ ngứa có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Các yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc kích ứng da có thể làm tăng cảm giác ngứa.
  • Điều trị vảy nến có thể giúp kiểm soát ngứa và các triệu chứng khác.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa do vảy nến, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Bệnh vảy nến, một căn bệnh mãn tính về da, không thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • Không thể tự khỏi: Vảy nến là bệnh tự miễn, không có cách chữa trị dứt điểm.
  • Kiểm soát triệu chứng: Điều trị giúp giảm viêm, ngứa, bong tróc da, cải thiện ngoại hình.
  • Thuyên giảm kéo dài: Tuân thủ điều trị và lối sống lành mạnh giúp giảm tần suất bùng phát.
  • Tìm hiểu thông tin chính xác: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Đừng để vảy nến ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu và chủ động kiểm soát bệnh ngay hôm nay!

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan
zalo Messenger