Trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn dựa trên mối quan hệ giữa các huyệt đạo trên mặt với các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Phương pháp này tồn tại từ lâu nhưng hiệu quả của nó vẫn khiến nhiều người băn khoăn.
Cơ sở khoa học của phương pháp điều trị vẩy nến bằng diện chẩn
Diện chẩn – điều khiển liệu pháp (gọi tắt là diện chẩn) là phương pháp điều trị bệnh được Giáo sư Bùi Quốc Châu nghiên cứu và giới thiệu lần đầu vào năm 1980.
Người sáng lập diện chẩn cho biết mỗi một điểm (huyệt đạo) trên mặt sẽ tương ứng với các bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Khi dùng kim tác động lên một số huyệt đạo nhất định trên mặt, các bệnh ở những cơ quan tương ứng sẽ được chữa khỏi hoặc cải thiện phần nào các triệu chứng.
Đây đồng thời cũng là cơ sở hoạt động của phương pháp diện chẩn. Cách thức tác động vào các huyệt đạo trên mặt tương ứng với các cơ quan và bộ phận trong cơ thể được gọi là Đồ hình phản chiếu.
Diện chẩn có thể chữa được nhiều bệnh lý. Trong đó có các bệnh về da như nổi mề đay mẩn ngứa, vẩy nến… Ngoài da, phương pháp này còn khắc phục tình trạng tiểu gắt, đau bụng, đau vai gáy khó ngủ và say tàu xe…
Hiệu quả trị dùng diện chẩn chữa vẩy nến
Trước khi có thêm cơ sở đánh giá khách quan về hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn, bạn cần biết đây là một loại bệnh về da mang tính tự miễn. Nghĩa là bệnh xảy ra do hoạt động của hệ miễn dịch bị rối loạn. Ở dạng nhẹ, nó có thể tự hết nhưng thường tái phát nhiều lần sau đó.
Đến nay, nguyên nhân trực tiếp gây rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch vẫn chưa được làm rõ. Vì thế, các giải pháp điều trị từ Đông y đến Tây y chỉ có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng. Và hiệu quả của phương pháp chữa bệnh bằng diện chẩn cũng nằm trong số đó.
Khi điều trị bằng các giải pháp khác nhau, triệu chứng của bệnh có thể được đẩy lùi gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau đó chúng lại tái phát. Mức độ bệnh có khi còn nặng hơn trước. Vấn đề này không chỉ do phương pháp áp dụng mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố như cơ địa, cách chăm sóc da, tiếp xúc với dị nguyên, ăn uống và sinh hoạt hằng ngày…
Tóm lại, phương pháp diện chẩn chỉ góp phần cải thiện các triệu chứng của vẩy nến. Đến nay, chưa có ghi nhận đáng tin cậy nào về trường hợp chữa khỏi hoàn toàn bệnh này nhờ diện chẩn.
Ngoài ra, cách điều trị này thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ. Bệnh nặng hoặc có dấu hiệu chuyển sang biến chứng, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra để khám và điều trị theo phù hợp.
Ưu và nhược điểm khi trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn
Ưu điểm:
- Hầu như không có tác dụng phụ;
- Được đánh giá cao về tính an toàn;
- Hỗ trợ điều trị bệnh bằng cách tác động từ sâu bên trong;
- Giảm tần suất mắc bệnh trong tương lai;
- Chi phí thấp.
Nhược điểm:
- Mất thời gian và công sức đến cơ sở điều trị nhiều lần;
- Cần một thời gian nhất định mới có được hiệu quả như mong muốn;
- Nguy cơ nhiễm trùng nếu dụng cụ châm cứu và quy trình thực hiện không đảm bảo vô trùng.
Cách thức trị vẩy nến bằng diện chẩn
Điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn không đơn thuần là dùng kim châm cứu vào các huyệt đạo trên mặt. Người bệnh sẽ được điều trị theo lộ trình gồm 6 bước tác động.
1/ Đánh vùng phản chiếu hệ bạch huyết
Lập luận của phương pháp diện chẩn chữa bệnh vẩy nến cho rằng nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ hệ miễn dịch hoạt động kém. Độc tố không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ gây rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch cũng như một số cơ quan và bộ phận khác. Từ đó gây vẩy nến. Như vậy, để chữa bệnh thì phải nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch.
Phương pháp diện chẩn hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách tác động lên 6 vùng phản chiếu của hệ bạch huyết trên mặt. Thầy thuốc sẽ dùng một dụng cụ chuyên biệt trong diện chẩn là cây sao chổi. Nó có 2 đầu âm – dương. Thông thường, người ta dùng đầu âm để làm mát cơ thể và theo dõi các phản ứng trong quá trình điều trị để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với cơ địa của từng người.
2/ Giúp cơ thể đào thải độc tố
Dùng một cây cào lớn cào 100 lượt liên tục trên đầu. Sau đó tiếp tục dùng cây cào nhỏ cào khắp mặt theo chiều từ trên xuống dưới như đồ hình ngoại vi. Cách thức này được cho là có thể hỗ trợ hoạt động của gan và thận trong việc đào thải độc tố ra ngoài. Cụ thể, nó giúp cho quá trình này diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
3/ Hơ ngải cứu làm dịu da
Lá ngải cứu có khả năng tiêu viêm khá tốt. Ngoài ra, loại lá này còn có khả năng sát khuẩn, giảm ngứa và hỗ trợ hồi phục các thương tổn trên da. Nếu da không có vết thương hở, người bệnh sẽ được dùng cầu gai đôi để lăn ngoài da. Mục đích là rút ngắn thời gian khắc phục các triệu chứng của bệnh.
4/ Áp dụng phác đồ tiêu viêm từ bên trong
Tùy vào cơ địa từng người và nguyên nhân thứ phát gây bệnh vẩy nến mà áp dụng phác đồ thích hợp. Một số phác đồ diện chẩn giúp tiêu viêm từ bên trong thường được áp dụng là: Tăng tính miễn nhiễm, bộ vị phổi, tiêu viêm…
Lưu ý khi chữa vẩy nến bằng diện chẩn
Điều trị bệnh vẩy nến bằng diện chẩn là phương pháp đã có từ lâu đời. Nó được nghiên cứu và phát triển dựa trên hệ thống các huyệt đạo trên cơ thể cũng như mối liên hệ giữa chúng với hoạt động của các cơ quan và bộ phận. Nghĩa là phương pháp này có cơ sở khoa học đáng tin cậy.
Tuy nhiên, hiệu quả của nó vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Ngoài ra, đối tượng áp dụng, thời gian và thời điểm điều trị hoặc có hay không các tác dụng phụ vẫn là những vấn đề chưa thật sự được làm rõ. Chính vì thế, trước khi quyết định có nên chữa bệnh bằng diện chẩn hay không bạn hãy hỏi qua ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.
Ngoài ra, đối với bất kỳ biện pháp điều trị nào, muốn phát huy tối đa hiệu quả đều cần kết hợp với chăm sóc da đúng cách. Đồng thời thực hành chế độ sinh hoạt và ăn uống thích hợp. Một số lưu ý quan trọng về những vấn đề này bạn nên biết là:
Trong chăm sóc da:
- Không cào gãi mạnh và hạn chế thấp nhất tác động khiến da bị trầy xước. Không tự ý gỡ lớp vảy bong tróc trên da;
- Hạn chế để vùng da bị vẩy nến tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất tẩy rửa;
- Xà phòng, sữa tắm, mỹ phẩm cần hạn chế sử dụng. Nếu dùng hãy chọn loại dành cho da nhạy cảm;
- Dưỡng ẩm cho da: Dùng kem dưỡng ẩm chuyên dụng, uống nhiều nước;
- Bảo vệ da trước ánh nắng gay gắt của mặt trời, bức xạ từ các thiết bị điện tử;
- Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt và mềm với da.
Trong sinh hoạt:
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ;
- Cân bằng thời gian học tập, lao động với nghỉ ngơi;
- Tránh để tâm trạng căng thẳng quá mức;
- Hạn chế để cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên: Khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật, không khí hoặc nguồn nước bị ô nhiễm..;
- Theo dõi các dấu hiệu trên da. Thông báo nhanh chóng cho bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường xuất hiện hoặc sau một thời gian điều trị mà bệnh không thuyên giảm;
- Tái khám đúng lịch hẹn dù còn hay không còn các triệu chứng của bệnh.
Trong ăn uống:
- Dinh dưỡng đầy đủ và khoa học;
- Bổ sung cho cơ thể các loại rau củ quả tươi;
- Cần biết bệnh vẩy nến nên ăn gì và kiêng gì;
- Không dùng những thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Vảy nến thường không gây ngứa trong hầu hết các trường hợp.
- Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác ngứa, châm chích, hoặc bỏng rát.
- Mức độ ngứa có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng.
- Các yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc kích ứng da có thể làm tăng cảm giác ngứa.
- Điều trị vảy nến có thể giúp kiểm soát ngứa và các triệu chứng khác.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa do vảy nến, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Bệnh vảy nến, một căn bệnh mãn tính về da, không thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Không thể tự khỏi: Vảy nến là bệnh tự miễn, không có cách chữa trị dứt điểm.
- Kiểm soát triệu chứng: Điều trị giúp giảm viêm, ngứa, bong tróc da, cải thiện ngoại hình.
- Thuyên giảm kéo dài: Tuân thủ điều trị và lối sống lành mạnh giúp giảm tần suất bùng phát.
- Tìm hiểu thông tin chính xác: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Đừng để vảy nến ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu và chủ động kiểm soát bệnh ngay hôm nay!