Bệnh vảy nến móng tay là một dạng vảy nến thường gặp khiến cho móng tay bị lõm hoặc chuyển sang màu vàng đục. Hơn nữa bệnh còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm thấy tự ti, mặc cảm. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị.

Vảy nến móng tay là bệnh gì?

Móng tay là một bộ phận của bàn tay, chính vì vậy bệnh vảy nến hoàn toàn có thể tác động đến vùng da này. Thống kê cho biết có đến 80% người bệnh bị ảnh hưởng ở vùng móng tay. 

Vảy nến móng tay có tên tiếng Anh là nail-psoriasis. Đây là một căn bệnh tự miễn mãn tính có thể khiến cho móng tay của người bệnh bị thay đổi về màu sắc và tính chất móng. Trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

vay-nen-mong-tay-gay-bien-dang
vảy nến móng tay gây biến dạng móng tay

Một nghiên cứu của Đức được thực hiện từ năm 2010 đã cho biết, nam giới có xu hướng bị vảy nến móng tay cao hơn so với nữ giới. Ngoài ra, những người bị viêm khớp có nguy có bị bệnh vảy nến móng tay khá cao, lên đến hơn 80%.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh vảy nến móng tay là một bệnh lý da liễu nên có những triệu chứng ngoài da rất dễ nhận biết. Dưới đây là một vài dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạn nên biết để kịp thời điều trị:

  • Rỗ bề mặt móng: Các tế bào keratin khiến cho bề mặt của móng bị cứng  hơn bình thường. Bệnh vảy nến khiến bề mặt móng bị mất tế bào khiến lỗ nhỏ trên bề mặt móng tay, móng chân. Số lượng lỗ và mức độ nông sâu của lỗ ở mỗi người bệnh là khác nhau. 
  • Tách giường móng: Giường móng là phần mô mềm nằm dưới đĩa móng, chứa nhiều mạch máu nhỏ, giúp móng trông hồng hào hơn. Ở những người bị vảy nến, phần đĩa móng có thể bị tách ra khỏi giường móng, để lại một khoảng trống lớn dưới móng tay người bệnh, khiến cho vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào gây nhiễm trùng.
  • Biến dạng móng, dày móng: Khi cấu trúc tế bào của móng tay bị suy yếu có thể khiến móng tay bị biến dạng. Trên bề mặt móng tay có thể xuất hiện những đường rãnh hoặc đường lằn với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các mảnh vỡ của máu có màu trắng, có thể tích tụ lại dưới móng tay và gây đau đớn.
  • Thay đổi màu sắc của móng tay: Móng tay của người bệnh có thể biến đổi sang màu vàng, màu xanh lá cây hoặc màu nâu. Trường hợp có nhiễm khuẩn, móng tay sẽ chuyển thành màu tối sẫm, nổi những đốm trắng hoặc đốm đỏ.
  • Dày sừng dưới móng: Người bệnh có thể bị nhiễm nấm khiến phần sừng dưới da móng tay tăng sinh và dày lên gấp 2 - 3 lần thông thường, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh.
  • Chảy máu dưới móng: Những tổn thương tại móng tay do bệnh vảy nến có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi sử dụng móng tay vào các hoạt động thường ngày. Người bệnh cũng có thể bị đau nhiều ở móng tay hoặc toàn thân, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nguyên nhân gây ra tình trạng vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay là căn bệnh da liễu thường gặp. Mặc dù vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng các bác sĩ cho biết có một số nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến căn bệnh này, cụ thể như: 

  • Hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể người bệnh bị suy giảm.
  • Do yếu tố di truyền từ ông bà cha mẹ sang con cái.
  • Do môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại.
  • Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress trong thời gian dài.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh da liễu ở ngón tay nhưng không được điều trị cẩn thận dẫn đến bệnh vảy nến móng tay.

Bệnh vảy nến móng tay có gây nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến móng tay là một trong những căn bệnh da liễu mãn tính, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên căn bệnh này lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Chưa kể, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra những biến chứng như sau:

  • Nhiễm khuẩn: Phần móng tay bị ăn mòn, có khe hở, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, đau nhức và cô cùng khó chịu.
  • Nhiễm nấm: Phần móng tay bị tổn thương nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện để các loại nấm tấn công, khiến móng bị biến dạng, hư hại, ngứa ngáy và dễ gãy.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Người bệnh bị vảy nến móng tay sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị mất móng vĩnh viễn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và một số hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Việc thăm khám và chẩn đoán bệnh rất quan trọng, nó sẽ giúp các bác sĩ biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương trên da của bạn. Dưới đây là một số cuộc kiểm tra, phân tích bác sĩ có thể thực hiện như:

  • Đặt câu hỏi để tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố di truyền hay nguyên nhân nào khác.
  • Thăm khám trực tiếp lên phần da và móng của người bệnh.
  • Xét nghiệm máu.
  • Sinh thiết da.
  • Soi da.
  • Nội soi mao mạch quanh tim.
  • Chẩn đoán phân biệt.

Ở một vài trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng paronychia và onychomycosis để phân biệt bệnh nấm móng với bệnh vảy nến móng tay để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phòng ngừa bệnh vảy nến móng tay hiệu quả

Vảy nến móng tay là căn bệnh da liễu hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Do đó để tránh bệnh tái phát, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Nên cắt móng tay thường xuyên, không để bất cứ thứ gì dính vào kẽ tay.
  • Không sử dụng bàn chải móng hoặc những vật nhọn để chà lên móng để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm gây bệnh.
  • Nên sử dụng kem dưỡng ẩm da tay để ngăn ngừa tình trạng khô da, nứt nẻ ở ngón tay.
  • Khi phải tiếp xúc với các hóa chất như nước rửa bát, nước lau nhà, bột giặt, thuốc tẩy,... bạn cần đeo găng tay cao su để bảo vệ móng và da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa, kẽm, folate,… để thúc đẩy cơ thể tăng sinh các tế bào da khỏe mạnh.
  • Đồng thời người bệnh cần hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để tránh làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
  • Tạo tâm lý thoải mái, cần có kế hoạch làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Thường xuyên nhâm tay vào nước muối ấm để làm sạch móng tay, giúp làn da thêm mịn màng, loại bỏ sạch vi khuẩn.
  • Tránh để móng tay bị kẹp hay va đập mạnh với vật cứng có thể khiến móng tay bị dập, dễ gãy.
  • Từ đỏ thói quen cắn móng tay hoặc xé phần móng. Điều này khiến móng dễ bị tổn thương.
  • Nếu bạn có tiền sử bị bệnh vảy nến móng tay nói riêng và vảy nến nói chung nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của sức khỏe.

Điều trị vảy nến móng tay đúng cách

Móng tay bị vảy nến dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn cần điều trị bệnh kịp thời và đúng cách để không làm ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt. Cho tới hiện nay, cả Đông y và Tây y đều có những bài thuốc giúp điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả.

Sử dụng thuốc Tây y

Đối với bệnh vảy nến bạn có thể dùng thuốc Tây y dưới dạng uống hoặc dạng bôi. Thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý đi mua thuốc về sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể tham khảo sử dụng:

  • Thuốc Tacrolimus: Đây là thuốc bôi thuộc nhóm ức chế miễn dịch, giúp cản trở quá trình tăng sinh các tế bào biểu bì và quá trình biệt hóa sừng.
  • Thuốc Tazarotene: Đây là loại thuốc retinoid, khi thoa lên móng sẽ giúp làm giảm tình trạng rỗ móng, bong móng, đổi màu móng.
  • Thuốc Anthralin: Đây là loại thuốc mỡ có công dụng chống viêm, làm chậm quá trình sản xuất các tế bào dư thừa của da, giảm hiện tượng móng bị vỡ và dày sừng.
  • Thuốc Corticosteroid: Thuốc này có thể được bào chế dưới dạng kem hoặc dạng mỡ bôi da, được sử dụng rất nhiều trong các đơn thuốc trị bệnh vảy nến móng tay.
  • Thuốc Calcipotriol: Thuốc này có công dụng giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, hạn chế sản sinh các tế bào sừng, giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ các tế bào dưới móng.
  • Thuốc uống toàn thân: Một số loại thuốc uống toàn thân như Retinoids, Cyclosporine. Apremilast, Methotrexate.... sẽ được bác sĩ kê đơn nhằm cải thiện tình trạng vảy nến móng tay gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng đi lại.
  • Thuốc chống nấm: Bao gồm Itraconazole và Terbinafine, có tác dụng chống lại các loại nấm gây bệnh vảy nến móng tay.
  • Thuốc tiêm: Nhóm thuốc này bao gồm Enbrel, Corticoid, Otezla,... chỉ được sử dụng ở những bệnh nhân bị vảy nến móng tay thể nặng, không đáp ứng với việc dùng thuốc.
  • Chế phẩm sinh học: Người bệnh có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học như Infliximab, Etanercept hoặc Adalimumab.

Trong thời gian sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh vảy nến, người bệnh cần chú ý dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc theo đơn và không được ngưng thuốc giữa chừng. Bởi điều này sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc. Chưa kể người bệnh còn có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng tới dạ dày, gan thận. Vì thế hãy sử dụng thuốc Tây đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp không dùng thuốc

Phần móng tay là phần rất khó phục hồi và tái tạo so với những vùng da khác. Do đó, việc điều trị bằng thuốc có thể sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi đối với một số trường hợp bệnh nặng. Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa có thể căn cứ vào tình trạng bệnh, mức độ ảnh hưởng và thể trạng của người bệnh để xem xét áp dụng phương pháp quang trị liệu.

Quang trị liệu là liệu pháp ánh sáng, sử dụng tia UV để điều trị bệnh da liễu được các bệnh viện áp dụng từ nhiều năm nay. Theo đó, người bệnh sẽ được chiếu tia laser nhân tạo vào phần móng bị bệnh về ức chế quá trình sưng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và nấm, giúp làn da nhanh chóng hồi phục.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng tia laser để điều trị bệnh. Phương pháp này dùng tia laser nhằm loại bỏ các tế bào sừng ở vùng da dưới móng, giúp giảm đau, chống dày sừng, ngăn ngừa tình trạng mất móng.

Trường hợp người bệnh bị vảy nến móng tay nghiêm trọng sẽ được bác sĩ cân nhắc áp dụng các phương pháp điều trị như: Phẫu thuật, dùng tia X, sử dụng ure có nồng độ cao.

Áp dụng mẹo dân gian

Đối với những trường hợp bị bệnh nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh dân gian để làm giảm các triệu chứng khó chịu, đồng thời giúp dưỡng da an toàn, hiệu quả. Đối với trẻ em, đây cũng là phương pháp điều trị phù hợp nhằm làm giảm tác động của việc dùng thuốc Tây y.

Dưới đây là một số phương pháp chữa vảy nến móng tay đơn giản tại nhà, bạn có thể tham khảo:

Dùng nha đam: Nha đam có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp làm dịu vết sưng, ngứa, chữa lành những tổn thương trên da, dưỡng ẩm và giảm viêm hiệu quả. 

  • Bạn cần dùng 1 nhánh nha đam tươi, rửa sạch, bóc bỏ để lấy phần gel bên trong.
  • Rửa tay thật sạch, thoa trực tiếp phần gel nha đam lên toàn bộ phần móng tay bị bệnh.
  • Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa tay lại với nước ấm sạch.
  • Thực hiện liên tục trong vòng nhiều ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Dùng muối Epsom: Muối Epsom là loại muối có tác dụng giúp làm giảm ngứa ngáy và kích ứng da một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tại vị trí da bị tổn thương. 

  • Bạn chuẩn bị 1 bát nước ấm có kích thước đủ lớn.
  • Cho 2 thìa muối Epsom vào và khuấy đều.
  • Ngâm toàn bộ bàn tay vào bát nước muối loãng.
  • Sau khoảng 20 phút thì nhấc ra, tráng lại tay với nước ấm và lau khô bằng khăn bông sạch.
  • Thoa thêm kem dưỡng ẩm da tay để giúp da không bị khô ngứa.

Dùng bột yến mạch: Bột yến mạch cũng được dùng trong điều trị bệnh vảy nến móng tay bởi nó có chứa hoạt chất avenanthramide. Chất chống oxy hóa này có công dụng hiệu quả trong việc làm sạch da, giảm ngứa ngáy và kích ứng, đồng thời hỗ trợ tái tạo và chữa lành những tổn thương trên da vô cùng hiệu quả.

dung-bot-yen-mach
trị vảy nến móng tay bằng bột yến mạch

  • Bạn chuẩn bị 1 bán nước ấm, pha thêm 2 thìa bột yến mạch để tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn.
  • Trộn đều hỗn hợp này rồi đưa cả 2 bàn tay vào bát nước để ngâm.
  • Sau khoảng 20 phút bạn rửa tay lại bằng nước ấm rồi dùng khăn bông mềm lau khô.

Dầu tràm trà: Dầu tràm trà là một nguyên liệu có tác dụng điều trị bệnh vảy nến móng tay do nhiễm nấm. Bởi dầu tràm có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ, giúp chống lại những vi khuẩn và vi nấm gây bệnh hiệu quả.

  • Bạn nhỏ 4-5 giọt dầu tràm trà vào một bát nước ấm.
  • Ngâm móng tay vào dung dịch này khoảng 20 phút.
  • Sau đó rửa lại và lau khô.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần để thấy hiệu quả cao rõ rệt.

Những phương pháp này chỉ nên dùng trong những trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới chớm bị bệnh. Nếu sau 14 ngày áp dụng mà bạn thấy các vết thương trên da vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để tìm kiếm một phương pháp trị bệnh phù hợp, hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm: Bị vảy nến nên ăn gì và kiêng gì để bệnh tình chóng thuyên giảm?

Sử dụng thuốc Đông y

Đông y cho rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh vảy nến là do hệ miễn dịch bị suy giảm, khiến khí huyết ứ đọng, phủ tạng bị ảnh hưởng, cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng và không thể kiểm soát được sự tăng sinh của các tế bào gây bệnh. Việc dùng thuốc Đông y sẽ giúp điều trị bệnh vảy nến từ tận căn nguyên gốc rễ, giúp bồi bổ sức khỏe và mang đến hiệu quả lâu dài, bền vững.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa vảy nến móng tay được nhiều người sử dụng nhất:

Bài thuốc 1: Chữa thể phong huyết nhiệt

  • Nguyên liệu: Ké đầu ngựa 20g, sinh địa 40g, thổ phục linh 40g, thạch cao 40g, địa phu tử 12g, thăng ma 12g, từ thảo 12g.
  • Cách làm: Cho tất cả dược liệu trên vào đun sắc uống mỗi ngày 3 lần. Thực hiện trong vòng ít nhất 2 tháng để bệnh được điều trị dứt điểm.

Bài thuốc 2: Chữa thể phong huyết táo

  • Nguyên liệu: Hà thủ ô 12g, ké đầu ngựa 12g, vừng đen 12g, huyền dâm 12g, sinh địa 12g.
  • Cách làm: Đem tất cả dược liệu trên rửa sạch, cho vào ấm nước sắc kỹ, chia thuốc này 3 phần và uống hết trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 2 tháng để phát huy tác dụng.

Những bài thuốc trên cần được mua tại những địa chỉ uy tín, có thăm khám cẩn thận. Tuyệt đối người bệnh không được mua thuốc tại các địa chỉ online, bán trôi nổi trên thị trường hoặc dùng đơn thuốc của người khác để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh vảy nến móng tay là một căn bệnh gây ảnh hưởng  đến thẩm mỹ và làm cản trở cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Muốn nhanh chóng trị dứt điểm căn bệnh này, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh tại nhà khi chưa được sự đồng ý của những người có chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp
  • Vảy nến thường không gây ngứa trong hầu hết các trường hợp.
  • Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác ngứa, châm chích, hoặc bỏng rát.
  • Mức độ ngứa có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Các yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc kích ứng da có thể làm tăng cảm giác ngứa.
  • Điều trị vảy nến có thể giúp kiểm soát ngứa và các triệu chứng khác.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa do vảy nến, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Bệnh vảy nến, một căn bệnh mãn tính về da, không thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • Không thể tự khỏi: Vảy nến là bệnh tự miễn, không có cách chữa trị dứt điểm.
  • Kiểm soát triệu chứng: Điều trị giúp giảm viêm, ngứa, bong tróc da, cải thiện ngoại hình.
  • Thuyên giảm kéo dài: Tuân thủ điều trị và lối sống lành mạnh giúp giảm tần suất bùng phát.
  • Tìm hiểu thông tin chính xác: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Đừng để vảy nến ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu và chủ động kiểm soát bệnh ngay hôm nay!


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan