Vảy nến đồng tiền là một dạng phổ biến của bệnh vảy nến, gây bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày cũng như gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Vậy triệu chứng của tình trạng này là gì? Nên sử dụng cách điều trị nào an toàn, hiệu quả? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc tất cả những thông tin về vảy nến thể đồng tiền!
Vảy nến đồng tiền là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Vảy nến đồng tiền là một dạng của bệnh vảy nến. Khi bị bệnh, trên da sẽ xuất hiện những nốt ban tròn như hình đồng tiền với kích thước khoảng 1-4cm, thường tập trung thành từng đám và dần lan rộng sang vùng da khỏe mạnh.
Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Để xác định chính xác thể bệnh và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khám lâm sàng kết hợp làm một vài xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm dị ứng.
- Xét nghiệm sinh thiết da.
- Xét nghiệm nuôi cấy các vi khuẩn da liễu và nấm.
Cùng với đó, người bệnh nên tiến hành làm thêm một vài xét nghiệm da khác để đảm bảo kết quả chính xác, tránh kết luận sai hoặc nhầm lẫn với thể bệnh khác.
Dấu hiệu nhận biết bị vảy nến đồng tiền
Bạn đọc có thể nhận biết tình trạng vảy nến thể đồng tiền qua một vài triệu chứng sau:
- Vùng da bị tổn thương xuất hiện những mảng vảy nến hình đồng xu, kích thước khoản 1-4cm hoặc có thể lớn hơn nếu bệnh nặng.
- Bề mặt mảng da bị vảy nến dày sừng và dẫn dần chuyển thành màu trắng bạc, tróc vảy.
- Thường những đốm vảy nến xuất hiện ở cánh tay, chân, mặt hoặc đầu gối.
- Người bị vảy nến đồng tiền xuất hiện những cơn ngứa từ nhẹ đến dữ dội, đa số xuất hiện nhiều vào ban đêm.
- Vùng da bị tổn thương xuất hiện chất lỏng và đóng thành từng mảng vảy theo thời gian.
- Khi tróc vảy, vùng rìa đốm vảy nến có thể rỉ máu hoặc nổi cộm.
Tuy nhiên, tùy vào mức độ của bệnh cũng như tình trạng da mà triệu chứng của bệnh vảy nến đồng tiền nhẹ hoặc nặng.
Nguyên nhân gây ra vảy nến đồng tiền
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến dạng đồng tiền là gì là vấn đề được nhiều người quan tâm để có thể nhanh chóng đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tính đến hiện tại, y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến thể đồng tiền.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kết luận tác nhân gây bệnh có liên quan đến gen di truyền và hệ miễn dịch cơ thể. Trong đó, tỷ lệ bệnh do di truyền chiếm khoảng 10-30%, trường hợp gen trội có thể đạt đến ngưỡng 60%.
Đặc tính di truyền bệnh thường nằm trên nhiễm sắc thể số 6 thường bị kích thích do căng thẳng, stress, nhiễm trùng da, thay đổi nhiệt độ cơ thể,.... Ngoài ra, khi các tế báo lympho T hoạt hóa cũng thúc đẩy các thành phần trung gian sinh tế bào sưng dẫn đến bệnh vảy nến.
Cách điều trị vảy nến đồng tiền phổ biến
Như đã đề cập, chưa xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh vảy nến thể đồng tiền nên đa số các phương pháp chỉ áp dụng để cải thiện biểu hiện lâm sàng và giảm nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số cách điều trị vảy nến đồng tiền, bạn đọc có thể tham khảo:
Mẹo dân gian
Với người bệnh bị vảy nến đồng tiền thể nhẹ có thể sử dụng các mẹo dân gian tại nhà để đẩy lùi triệu chứng bệnh. Một vài mẹo đơn gian, bạn đọc có thể sử dụng gồm:
- Dùng nha đam chữa vảy nến thể đồng tiền: Với công dụng làm dịu da, sát trùng, giảm viêm, nha đam được lựa chọn sử dụng cải thiện tình trạng vảy nến thể đồng tiền. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần bỏ phần vỏ, lấy thịt nha đam bên trong đem đi xay nhuyễn. Sau đó, thoa hỗn hợp trên lên vùng da bị tổn thương, để khoảng 20 phút rồi rửa sạch với nước. Kiên trì thực hiện 3-4 lần/ngày đến khi bệnh cải thiện.
- Chữa vảy nến thể đồng tiền bằng lá trầu không: Lấy 5 lá trầu bánh tẻ và 1 nắm lá răm rửa sạch và cho vào nồi nấu cùng 1.5 lít nước trong 10 phút. Đợi nguội, cho thêm ít muối khuấy tan rồi dùng để tắm hoặc gội đầu nếu bị vảy nến da đầu. Phương pháp này giúp kháng khuẩn tự nhiên, làm dịu da.
- Dùng lá lốt điều trị vảy nến đồng tiền: Rửa sạch khoảng 10 chiếc lá lốt, cắt khúc rồi cho vào nấu cùng 2-3 lít nước. Sau đó, dùng nước đó tắm và vệ sinh vùng da bệnh từ 1-2 lần/ngày. Lưu ý, khi tắm có thể dùng lá lốt trong nồi chà xát nhẹ lên vùng bị tổn thương để kích thích mảng vảy bong tróc ra. Cách chữa này làm giảm đau, sát khuẩn và kích thích lưu thông máu để nuôi dưỡng da bị bệnh nhanh hồi phục.
Sử dụng Tây y
Đa số những trường hợp bị bệnh nặng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc tân dược để điều trị. Ưu điểm của phương pháp này chính là mang lại hiệu quả phục hồi nhanh chóng và dễ dàng mang theo khi ra ngoài.
Tuy nhiên, cũng để lại tác dụng phụ, gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Một số thuốc trị vảy nến đồng tiền thường được các bác sĩ khuyên dùng gồm:
- Thuốc khủ oxy Goudron: Được chưng cất từ gỗ thông mang lại công dụng cực tốt trong việc loại bỏ vảy và lớp sừng vùng da bị vảy nến nhưng không nên lạm dụng, sử dụng quá lâu vì dễ khiến viêm nang lông.
- Thuốc mỡ Calcipotriol: Mặc dù giúp ức chế tăng sinh tế bào sừng nhưng người bệnh chỉ nên dùng thuốc này trên vùng da nhỏ và theo chỉ định của bác sĩ.
- Retinoid: Công dụng chính của thuốc là ức chế quá trình tăng sản biểu bì.
- Methotrexate: Thuốc hỗ trợ giảm dày sừng, hạn chế sinh tổng hợp acid nucleic.
- Cyclosporin A: Giảm hoạt hóa tế bào lympo T, ngăn chặn quá trình tăng trưởng của tế bào thượng bì, ức chế viêm.
Trong quá trình sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần lưu ý một vài điều sau để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn:
- Với thuốc bôi chỉ nên dùng lượng nhỏ, không lạm dụng quá nhiều khiến viêm da, teo da, mỏng da, thậm chí ung thư da và chỉ nên dùng tối đa 4 tuần.
- Chỉ dùng thuốc tiêm hoặc thuốc uống cho người bị vảy nến thể đồng tiền mức độ nghiêm trọng.
- Cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và người suy giảm hệ miễn dịch.
Các bài thuốc Đông y
Trong Đông y, nguyên nhân gây vảy nến đồng tiền là do huyết nhiệt gặp phong hàn lâu năm dẫn đến uất kết trong cơ thể, gây huyết táo. Thời điểm này, da không được chăm sóc, nuôi dưỡng dẫn đến bong tróc vảy, viêm đỏ. Chính vì thế, các bài thuốc Đông y đều hướng đến loại bỏ căn nguyên gây bệnh và ức chế khả năng tái phát bệnh.
Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y được sử dụng phổ biến nhất sau đây:
- Bài thuốc ngâm rửa chân: Gói thuốc gồm ô liên rô, ích nhĩ tử, lá trầu không, dương xỉ,... giúp ngăn vảy nến lan rộng, giảm ngứa ngáy và loại bỏ da chết. Người bệnh chỉ cần sắc thuốc với khoảng 2 lít nước rồi pha loãng với nước sạch. Sau đó, dùng nước thuốc rửa sạch vùng da bị vảy nến hoặc gội đầu hoặc tắm rửa.
- Bài thuốc bôi: Thành phần chính bài thuốc này gồm kinh giới, tang bạch bì, mật ong, sinh địa, bí đao. Sau khi vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng nước sạch, người bệnh lấy lượng cao bôi vừa đủ thoa trực tiếp lên da. Kiên trì thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày.
- Bài thuốc uống: Ngoài bôi và ngâm, người bệnh có thể kết hợp thuốc uống để kháng viêm, tiêu độc. Bài thuốc uống thường có bồ công anh, tang bạch bì, đơn đỏ, ké đầu ngựa, và hồng hoa, kim hoa. Cách sử dụng khá đơn giản, người bệnh chỉ cần pha cùng nước ấm với tỷ lệ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khuấy tan hết thuốc rồi uống. Nên uống thuốc sau khi an khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý, điều trị bằng Đông y mang lại hiệu quả cao nhưng chậm nên người bệnh cần kiên trì, thực hiện hết liệu trình để sớm cải thiện tình trạng bệnh.
Cách chăm sóc và phòng ngừa vảy nến đồng tiền
Ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách, người bệnh cần chú ý thêm vài vấn đề sau để chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến hiệu quả:
- Thường xuyên vệ sinh da bằng nước sạch kết hợp cùng sản phẩm vệ sinh an toàn, không chứa hóa chất.
- Khi uống thuốc phải tuân theo quy định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa được bác sĩ đồng ý.
- Tích cực dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày, ít nhất 1 lần sau khi tắm.
- Chủ động có biện pháp bảo vệ da trước tác động của ánh sáng mặt trời.
- Không chà xát hoặc cào gãi vùng da bị tổn thương.
- Nên sử dụng nước ấm để tắm và dùng khăn khô lau người, đặc biệt không nên tắm quá 20 phút.
- Kết hợp tập thể dục với chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và omega 3.
- Không sử dụng những thực phẩm, chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,.... Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng cho da như hải sản, đậu,....
- Chủ động thăm khám da liễu khi thấy da xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Trên đây là tất cả thông tin về vảy nền đồng tiền, hi vọng sẽ có ích với bạn đọc. Trong quá trình tự điều trị tại nhà nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.
- Vảy nến thường không gây ngứa trong hầu hết các trường hợp.
- Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác ngứa, châm chích, hoặc bỏng rát.
- Mức độ ngứa có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng.
- Các yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc kích ứng da có thể làm tăng cảm giác ngứa.
- Điều trị vảy nến có thể giúp kiểm soát ngứa và các triệu chứng khác.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa do vảy nến, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Bệnh vảy nến, một căn bệnh mãn tính về da, không thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Không thể tự khỏi: Vảy nến là bệnh tự miễn, không có cách chữa trị dứt điểm.
- Kiểm soát triệu chứng: Điều trị giúp giảm viêm, ngứa, bong tróc da, cải thiện ngoại hình.
- Thuyên giảm kéo dài: Tuân thủ điều trị và lối sống lành mạnh giúp giảm tần suất bùng phát.
- Tìm hiểu thông tin chính xác: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Đừng để vảy nến ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu và chủ động kiểm soát bệnh ngay hôm nay!