Bé bị viêm phế quản thở khò khè xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những lý do điển hình là từ sự tấn công của virus cúm, virus sởi, yếu tố môi trường bên ngoài cũng như tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tình trạng này nếu không được quan tâm, điều trị từ sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cha mẹ cần làm gì khi con trẻ của mình bị viêm phế quản có dấu hiệu thở khò khè?
Tại sao trẻ nhỏ bị viêm phế quản thở khò khè?
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại lớp niêm mạc phế quản. Lúc này, ống dẫn khí bị sưng viêm, khiến cho quá trình lưu thông gặp không ít trở ngại. Không những vậy, quá trình viêm nhiễm phế quản còn kích thích lòng phế quản tăng tiết đờm, chất nhầy và làm bít tắc đường thở. Đây là căn bệnh có khả năng gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ bị viêm phế quản thường có dấu hiệu thở khò khè hay có tiếng ran rít khi thở hoặc khó thở. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như: sốt, cơ thể mệt mỏi, thở nhanh, thở dốc, ho khan kéo dài sau đó chuyển sang ho có đờm,... Đây đều là những triệu chứng khiến sức khỏe của trẻ nhỏ ngày càng suy sụp. Đặc biệt, nếu trẻ nhỏ bị viêm phế quản thở khò khè không được quan tâm và điều trị từ sớm có thể gây ảnh hưởng lớn đến chức năng hô hấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng khó thở.
Bé bị viêm phế quản thở khò khè là do đâu?
Nhận định từ chuyên gia y tế, hiện có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị viêm phế quản thở khò khè. Điển hình nhất là do sự xâm nhập và tấn công của virus cúm, virus sởi,... lên đường hô hấp. Các loại virus này có thể đã có sẵn trong cơ thể của trẻ do mắc bệnh trước khi bị viêm phế quản hoặc do lây nhiễm từ người khác hoặc tiếp xúc với một số vật dụng mang mầm bệnh.
Bên cạnh đó, yếu tố từ môi trường bên ngoài cũng có thể trở thành thủ phạm gây ra tình trạng viêm phế quản thở khò khè ở trẻ nhỏ. Chủ yếu là khói thuốc lá, môi trường bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể của trẻ không thích ứng kịp, cơ thể trẻ bị dị ứng phấn hoa, lông thú cưng, dị ứng thức ăn,... Nhiều trường hợp khác cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Một số nghiên cứu khoa học còn chỉ ra, bé bị viêm phế quản thở khò khè còn liên quan đến cấu trúc đường thở. Khi đường thở bị viêm, lâu ngày sẽ khiến cho các tế bào hô hấp dần xuất hiện xơ sẹo hay tái cấu trúc. Hậu quả về sau sẽ làm cho thành phế quản và phế nang của bé bị dày lên. Lúc này, trẻ sẽ không hít đủ lượng khí oxy và thở ra không hết khí CO2, điều này sẽ khiến lượng khí bị đọng lại bên trong phế nang, kích thích niêm mạc hô hấp, từ đó gây thở khò khè và gây ra. Đặc biệt hơn, tái cấu trúc đường thở còn làm cho hệ miễn dịch phế quản và phổi bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hay virus xâm nhập vào bên trong và gây ho, thở khò khè kéo dài.
Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?
Khi bị viêm phế quản thở khò khè, trẻ nhỏ luôn đối mặt với nhiều cơn khó thở, dễ mất sức, chán ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến suy nhược cơ thể, xuống tinh thần, lười vận động. Bên cạnh đó, nhiều trẻ còn quấy khóc mỗi khi việc thở trở nên khó khăn, nhất là vào ban đêm.
Ngoài ra, trẻ còn có khả năng cao đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu tình trạng sức khỏe của con trẻ không được phát hiện sớm cũng như không được điều trị đúng cách. Một số biến chứng mà trẻ có thể gặp phải như:
- Viêm phổi nặng: Viêm phế quản ở trẻ nhỏ nếu không tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng lan rộng, từ đó có thể dẫn đến viêm phổi nặng. Lúc này, phổi bị xơ hóa, tái cấu trúc đã khiến lớp niêm mạc thở tăng khả năng nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Nếu tình trạng này vẫn tiếp dẫn và không có phương pháp can thiệp kịp thời thì khả năng cao bệnh tái phát nhiều lần;
- Suy hô hấp cấp: Vì trẻ có triệu chứng thở gấp, thở dồn dập bằng miệng nên dễ rút lõm lồng ngực, tím tái toàn thân. Không những vậy, vì tình trạng đờm tích tụ ngày càng nhiều nên quá trình vận chuyển khí bị cản trở, điều này khiến cho lượng oxy cần thiết không đáp ứng đủ;
- Nhiễm khuẩn huyết: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản thở khò khè trường hợp nặng ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn gây viêm phế quản hay viêm phổi có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm trùng. Ngoài xâm nhập vào máu, vi khuẩn có thể tấn công vào nhiều cơ quan nội tạng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu con trẻ có dấu hiệu thở nhanh, rối loạn nhịp tim, sốt cao không đáp ứng thuốc, nôn ói nhiều, đau dạ dày, rùng mình,... cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ cấp cứu càng sớm càng tốt.
Như vậy có thể thấy, khi mắc bệnh viêm phế quản có triệu chứng thở khò khè, sức khỏe thể chất của trẻ nhỏ không chỉ bị suy giảm mà còn tác động đến cả tinh thần của con trẻ. Nếu không mong muốn nhìn mình ốm yếu, mệt mỏi kéo dài thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ thăm khám và có những biện pháp khắc phục hiệu quả.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm phế quản thở khò khè
Dưới đây là một số việc mà quý phụ huynh cần thực hiện nếu có con trẻ bị viêm phế quản thở khò khè:
1. Đưa bé thăm khám càng sớm càng tốt
Khi phát hiện con trẻ có dấu hiệu thở khò khè do viêm phế quản hoặc nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi việc thăm khám từ sớm không chỉ giúp việc điều trị dễ dàng, tiết kiệm mà sức khỏe của con trẻ được bảo tồn cũng như phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trong quá trình thăm khám, cha mẹ nên thẳng thắn trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về những triệu chứng mà con trẻ đang gặp phải trong những khoảng thời gian gần đây và tần suất xuất hiện. Thông qua đó, bác sĩ sẽ khoanh vùng khả năng mà bé có thể gặp phải. Từ đó đưa ra những chỉ định kiểm tra và giải pháp phù hợp nhằm loại bỏ nhanh triệu chứng và phòng ngừa tái phát.
2. Tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Đối với trường hợp bé bị viêm phế quản thở khò khè do virus gây ra, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định điều trị làm giảm triệu chứng bằng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt hoặc thuốc loãng đờm. Một số trường hợp khác có thể được chỉ định dùng thêm thuốc giúp mở rộng đường thở và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.Trường hợp bệnh viêm phế quản thở khò khè do vi khuẩn gây ra, cha mẹ có thể cho con trẻ uống thuốc kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến liều lượng và số lần sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý, cân nặng và độ tuổi nhằm phòng tránh một số tác dụng phụ không đáng có xảy ra.
Xuyên suốt quá trình cho trẻ dùng thuốc, cha mẹ cần theo dõi sát sao nhằm loại bỏ những trường hợp xấu. Trường hợp khẩn cấp, có thể cho trẻ nhập viện nếu nhiễm khuẩn nặng.
3. Cách chăm sóc bé bị viêm phế quản thở khò khè đúng cách
Song song với việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì việc chăm sóc sức khỏe và chế độ sinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Lúc này, sức khỏe của con trẻ ở trạng thái suy kiệt, dễ mất nước, sức đề kháng kém, chán ăn, thường xuyên mệt mỏi,... Do đó, biện pháp chăm sóc khoa học không chỉ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe mà còn giúp phòng bệnh tái phát hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm.Dưới đây là một vấn đề mà quý phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi có con nhỏ bị viêm phế quản thở khò khè:
- Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản là do nhiễm siêu vi. Do đó, việc đưa con trẻ tiêm vắc xin phòng cúm là điều hết sức cần thiết. Tiêm vắc xin sẽ giúp tạo hàng rào miễn dịch, tăng khả năng chống chọi những tác nhân gây bệnh, trong đó bao gồm cả siêu vi;
- Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý 0.9%. Đồng thời tập cho bé thói quen tự vệ sinh răng miệng và vệ sinh cá nhân mỗi ngày;
- Giữ cho cho bé khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc những ngày mùa đông, nhất là khi đi ra ngoài;
- Nhắc nhở con trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh hít phải những tác nhân gây bệnh cũng như phòng lây nhiễm bệnh đường hô hấp;
- Đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày của con trẻ. Khuyến khích con trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng, ổn định hệ tiêu hóa và cải thiện hệ miễn dịch;
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc để giảm sốt, cân bằng điện giải và hạn chế tình trạng mất nước. Đặc biệt là trẻ bị sốt cao, có tiêu chảy kèm theo nên bổ sung oresol để bù điện giải;
- Nên chế biến món ăn ở dạng mềm, lỏng, nhừ, dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Bé bị viêm phế quản thở khò khè tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hô hấp và sức khỏe tổng thể. Do đó, nếu con trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ thăm khám và điều trị bệnh từ sớm. Đồng thời, xây dựng và điều chỉnh cách chăm sóc sức khỏe cho con trẻ nhằm hỗ trợ điều trị bệnh và phòng bệnh trở nặng.
Viêm tiểu phế quản, đặc biệt ở trẻ nhỏ, tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
-
Biến chứng nguy hiểm:
- Rối loạn chức năng hô hấp, khó thở tái phát
- Suy hô hấp, thậm chí ngừng thở
- Viêm phổi, nhiễm trùng huyết
- Tổn thương phổi lâu dài
-
Đối tượng có nguy cơ cao:
- Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non
- Trẻ dưới 2 tuổi
- Trẻ có hệ miễn dịch yếu
Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu viêm tiểu phế quản để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.
Viêm phế quản, một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có khả năng lây lan từ người sang người.
- Nguyên nhân: Chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp của người bệnh (ho, hắt hơi) hoặc qua đồ dùng chung.
- Nguy cơ lây nhiễm cao: Đặc biệt trong môi trường đông đúc, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu dễ bị lây nhiễm.
- Phòng ngừa: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, vệ sinh đồ dùng cá nhân.
- Viêm phế quản mãn tính: Không lây nhiễm nhưng có thể kéo dài và gây biến chứng nghiêm trọng.
Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý một số điều sau:
- Tắm bằng nước ấm: Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 37-38 độ C, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Phòng tắm kín gió: Tránh để trẻ bị gió lùa trong quá trình tắm.
- Thời gian tắm ngắn: Tắm nhanh gọn, không nên để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu.
- Lau khô người ngay sau khi tắm: Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh sau khi tắm.
Tắm rửa đúng cách không chỉ giúp trẻ thoải mái hơn mà còn hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho trẻ.
- Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh làm bệnh nặng hơn.
- Lợi ích: Điều hòa giúp giảm nhiệt độ, độ ẩm, tạo môi trường thoải mái, giảm khó thở cho trẻ.
- Lưu ý:
- Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
- Không để nhiệt độ quá thấp (26-28 độ C là hợp lý).
- Không để trẻ nằm điều hòa quá 4 tiếng liên tục.
- Sử dụng máy tạo ẩm hoặc chậu nước trong phòng.
- Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!