Viêm phổi và viêm phế quản đều có chung những triệu chứng như ho nhiều, ho có đờm, suy giảm đề kháng khiến mệt mỏi. Trên thực tế, viêm phổi thường có mức độ nguy hiểm cao hơn viêm phế quản rất nhiều đồng thời đây cũng có thể là biến chứng do điều trị viêm phế quản không dứt điểm trước đó. Phân biệt chính xác hai bệnh lý này sẽ hỗ trợ cho quá trình kiểm soát và phòng ngừa bệnh đạt kết quả tốt hơn.

Sự khác nhau giữa viêm phổi và viêm phế quản người bệnh cần biết

Phổi và phế quản là hai cơ quan thuộc đường hô hấp dưới, có vị trí gần như sát nhau và có chức năng cũng khá tương đồng. Theo đó phế quản sẽ đưa không khí từ bên ngoài vào tới phổi, trong khi phổi sẽ thực hiện chức năng hô hấp, đưa oxy vào máu và các tế bào để đảm bảo chức năng hoạt động trên toàn cơ thể. Do đó cần phải phân biệt chính xác hai bệnh lý này để có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Viêm phổi và viêm phế quản
Viêm phổi và viêm phế quản dù có các triệu chứng khá tương đồng nhưng mức độ nguy hiểm hoàn toàn khác nhau

Cả viêm phổi và viêm phế quản đều đặc trưng bởi tình trạng viêm làm giảm chức năng hô hấp của người bệnh. Triệu chứng đặc trưng của hai bệnh lý đều là các triệu chứng ho, mệt mỏi kéo dài nên rất dễ nhầm lẫn và điều trị sai hướng đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.Bài viết dưới đây sẽ giúp tổng hợp và chỉ ra những đặc điểm đặc trưng nhất để có thể phân biệt hai bệnh lý này dễ dàng hơn.

Định nghĩa bệnh

Không phải ai cũng có thể hiểu rõ bản chất của hai bệnh lý này dẫn đến rất khó phân biệt được đâu là viêm phổi hay viêm phế quản. Hiểu được khái niêm và bản chất của bệnh sẽ giúp quá trình phát hiện và điều trị lâu dài đạt kết quả tốt hơn.Cụ thể như sau

  • Viêm phế quản: Bệnh được đặc trưng bởi sự viêm nhiễm, tổn thương của các lớp phủ mặt ống phế quản. Lớp niêm mạc phù nề, sưng viêm khiến lượng không khí từ bên ngoài xuống phổi bị hạn chế. Đồng thời sự co thắt cơ trơn mạnh khiến khu vực này tiết chất nhầy nhiều hơn, người bệnh ho, ho có đờm và thở khò khè. Viêm phế quản thường được chia làm giai đoạn cấp tính ( thường kéo dài trong khoảng 10 ngày) và viêm phế quản mãn tính (kéo dài trên 3 tháng).
  • Viêm phổi: được hiểu là sự viêm nhiễm, tổn thương tại tổ chức phổi bao gồm phế quản, phế nang cùng các tổ chức liên kết kèm theo. Có thể nhiễm trùng 1 phần hoặc lan ra toàn bộ lá phổi tùy theo từng giai đoạn bệnh. Lúc này túi khí của phổi chứa đầy chất lỏng hoặc mủ. Viêm phổi làm ảnh hưởng đến chất lượng oxi đưa đến các tế bào và gây ra các triệu chứng nguy hiểm trên toàn thân. Bệnh thường được chia theo nguồn gốc lây nhiễm hay nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng bệnh

Hầu hết các triệu chứng của viêm phổi và viêm phế quản đều khá tương đồng và rất khó nhân biết nếu chỉ nhìn qua các dấu hiệu bên ngoài. Tuy nhiên có thể đánh giá các dấu hiệu cuả viêm phổi thường đa dạng và có mức độ trầm trọng hơn. Một số đặc trưng khác như nghe tiếng ho, tiếng thở có thể phát hiện nếu bạn chú ý sẽ giúp việc chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn, tuy nhiên vẫn cần có sự đào tạo chuyên môn để xác định.

Viêm phổi và viêm phế quản
Các triệu chứng rõ ràng của bệnh, tuy nhiên viêm phổi thường có các triệu chứng trầm trọng hơn viêm phế quản

Ngoài các triệu chứng ho, có đờm đờm, cơ thể mệt mỏi, có thể đau tức ngực, bạn có thể tạm phân biệt hai bệnh này thông qua một số dấu hiệu riêng sau

  • Viêm phế quản: ho, ho khan, ho có đờm là một trong những triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh. Người bệnh có thể bị sổ mũi, hắt hơi nhiều, sốt nhẹ. Đờm do viêm phế quản thường có màu xanh hay vàng, đặc. Khi nằm có thể nghe tiếng thở khò khè do nghẹt mũi. Cần chú ý rằng viêm phế quản thường không đáp ứng với khí dung khi kiểm tra, nếu đáp ứng với thiết bị này lại có thể làm hen phế quản, cần phân biệt chính xác để tránh nhầm lẫn.
  • Viêm phổi: các triệu chứng khá đa dạng, bao gồm ho nhiều, ho liên tục từng cơn, tiếng thở nhanh, thở rít các túi khí chứa nhiều chất nhầy khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực, đặc biệt khi ho. Người bệnh cũng cảm thấy bị hụt hơi khi leo cầu thang, chạy bộ hay làm việc nặng. Cơn sốt do viêm phổi có nhiệt độ khá cao, kèm theo ớn lạnh, vã mồ hôi, toàn thân mệt mỏi, mặt tái nhợt sau khi ho hay mang vác nặng. Ở trẻ nhỏ nếu bị viêm phổi thường có tình trạng toàn thân tím tái. Dù vậy nhưng nếu viêm phổi do nấm lại không có quá nhiều triệu chứng điển hình gây khó khăn cho việc chẩn đoán và phát hiện sớm.

Các triệu chứng này thường cực kỳ dễ nhân biết, tuy nhiên do chủ quan nên hầu hết chỉ khi bệnh bước qua giai đoạn mãn tính thì người bệnh mới có thể phát hiện. Nếu người bệnh bị ho, sốt kéo dài kèm theo cảm giác ớn lạnh, đau tức ngực khi làm việc thì đa phần liên quan đến viêm phổi. Người bệnh cần sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn, virus hay các dị nguyên bên ngoài môi trường đều có thể là những tác nhân gây bệnh viêm phổi. Tuy nhiên mỗi bệnh sẽ được đặc trưng bởi nhóm yếu tố cao hơn. Bác sĩ cũng thường tiến hàng phân tích chẩn đoán các nguyên nhân này để xác định bệnh và mức độ nguy hiểm, từ đó sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Viêm phổi và viêm phế quản
Vi khuẩn là yếu tố chính gây bệnh trong viêm phổi trong khi viêm phế quản chủ yếu liên quan đến các loại virus

Theo đó các nguyên nhân chính gây ra hai bệnh này bao gồm

  • Viêm phế quản: có đến 90% nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến các loại virus như nhóm rhinovirus, adenovirus, virus cúm và virus á cúm như enterovirus, myxovirus; coronavirus, nhóm virus herpes (cytomegalovirus, varicellae).. Một số vi khuẩn hay các dị nguyên gây dị ứng khác cũng là tác nhân gây bệnh khi tiếp xúc thường xuyên mà không có biện pháp phòng tránh phù hợp.
  • Viêm phổi: Bao gồm các tác nhân gây bệnh viêm phế quản phía trên. Ngoài ra tác nhân gây bệnh còn đa dạng hơn như các vi khuẩn, nấm, hóa chất, viêm phổi cộng đồng do lây nhiễm hay viêm phổi bệnh viện có thể xuất hiện sau khi làm một số phẫu thuật trong vòng 48 giờ. Một số phẫu thuật ghép tạng cũng có thể gây viêm phổi nếu thực hiện không đúng quy trình. Đặc biệt khói thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi.

Viêm phế quản nếu không kiểm soát đúng cách và chuyển sang giai đoạn viêm phế quản mãn tính. Lúc này bệnh có thể tiến triển nhanh chóng sáng viêm phổi nếu không được điều trị nhanh chóng. Do đó có thể nói một trong những nguyên nhân chính gây bệnh chính là viêm phế quản. Lúc này mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.

Thời gian ủ bệnh

Do bệnh có liên quan đến các nhóm vi khuẩn, virus nên thường có yếu tố lây nhiễm, ủ bệnh trong một thời gian trước khi phát bệnh. Kiểm soát bệnh sớm ngay từ thời gian ủ bệnh không chỉ tham gia vào quá trình điều trị mà còn ngăn ngừa một số yếu tố lây nhiễm cộng đồng cần thiết cho những người xung quanh.Cụ thể như sau

  • Viêm phế quản: Bệnh thường có thời gian ủ bệnh từ 1- 3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn gốc gây bệnh như dính nước bọt từ những người bệnh trước đó. Trong thời gian ủ bệnh hầu như không có các triệu chứng nào khiến người bệnh rất khó phát hiện.
  • Viêm phổi: Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà viêm phổi thường có thời gian ủ bệnh từ 2- 14 ngày, thậm chí là lâu hơn. Các triệu chứng thường xuất hiện như ho, cảm, sốt cao, đau tức ngực. Tuy nhiên do các dấu hiệu này thường khá giống với những bệnh cảm cúm thông thường nên rất nhiều người chủ quan và không điều trị sớm. Ví dụ Virus corona gây bệnh viêm phổi có thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày và tốc độ lây nhiễm cực cao, đồng thời tiến triển cũng cực nhanh.

Mức độ nguy hiểm

Như đã khẳng định ngay từ đầu, mức độ nguy hiểm viêm phổi hoàn toàn cao hơn viêm phế quản. Sự tổn thương của viêm phế quản chỉ ảnh hưởng trong việc đưa không khí vào phổi trong khi các ảnh hưởng của phổi có thể xuất hiện trên toàn cơ thể. Các tiến triển của viêm phổi sau thời kỳ ủ bệnh cũng khá nhanh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không kiểm soát kịp thời.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bao gồm

  • Viêm phế quản: Bệnh trong giai đoạn cấp nếu có hướng chăm sóc nghỉ ngơi phù hợp có thể tự thuyên giảm sau 7- 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài trên 3 tháng chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh như suy hô hấp cấp, hen suyễn, giãn phế quản, viêm phổi... v
  • Viêm phổi: Các biến chứng của viêm phổi ban đầu như tràn dịch màng phổi, Xẹp thùy phổi, áp xe hay phù phổi cấp.. sau đó lan dần sang các cơ quan lân cận như viêm màng ngoài tim, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não. Trong các trường hợp tiến triển nhanh, đặc biệt là trẻ sơ sinh, người có bệnh nền thì khả năng tử vong là rất cao.

Virus corona có thể trực tiếp gây bệnh viêm phổi cùng các biến chứng trên toàn thân khác và có tốc độ tử vong rất cao. Thống kê từ Mỹ cho thấy cứ 20 người lớn tuổi mắc bệnh viêm phổi thì có 1 người tử vong. Đặc biệt ở trẻ em,  2018 có hơn 800.000 trẻ tử vong có liên quan đến viêm phổi cùng các biến chứng. Trong đó nhóm trẻ 5 tuổi chiếm tỷ lệ 15%. Vì vậy tuyệt đối không được coi thường viêm phổi mà cần nhanh chóng tham gia và quá trình điều trị.

Chẩn đoán viêm phổi

Dù với những bác sĩ chuyên môn được đào tạo bài bản nhưng nếu chỉ thông qua các triệu chứng bên ngoài cũng rất khó xác định chính xác là bệnh nào. Cần chú ý rằn, hen suyễn và viêm phế quản co thắt cùng viêm phổi cũng có những triệu chứng tương đồng. Do đó thực hiện chẩn đoán bằng các biện pháp y khoa hiện đại là điều vô cùng cần thiết trong điều trị hai bệnh lý nguy hiểm này.

Viêm phổi và viêm phế quản
X quang phổi là phương pháp chẩn đoán cho kết quả phân biệt hai bệnh lý chính xác nhất

Một số phương pháp thường dùng chủ yếu trong chẩn đoán viêm phổi và viêm phế quản bao gồm

  • Chụp X-quang: hầu như trong giai đoạn cấp, x quang viêm phế quản không phát hiện các bất thường, với những giai đoạn sau có thể thấy thành ống phế quản dày hơn bình thường do viêm. Trong khi đó X quang với viêm phổi có thể thấy rõ hình đám mờ có dạng hình tam giác với đỉnh quay về rốn phổi và phần đáy quay ra ngoài.
  • Xét nghiệm chức năng phổi: Ở người lớn vị viêm phổi thường có nhịp thở >/= 30 lần/ phút; trên 40 lần/phút với trẻ trên 1 tuổi; trên 60 lần/phút với trẻ dưới 2 tháng tuổi và trên 50 lần/phút với nhóm trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi.
  • Đo nồng độ oxi: bệnh nhân viêm phổi khi đo nồng độ O2 và CO2 trong máu có thể thấy rõ ràng tình trạng giảm oxy ± tăng thán khí trong máu; đây cũng có thể là dấu hiệu của suy hô hấp cấp trong giai đoạn viêm phế quản mãn tính.
  • Nuôi cấy đờm: chỉ định nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong điều trị loại bỏ tác nhân gây bệnh.
  • Nghe nhịp thở:  khi nghe tiếng thở do viêm phổi thường có tiếng ran rít, ran ngáy, ran ẩm hay ran nổ vùng đáy phổi; có dấu hiệu đông đặc hoặc tràn dịch màng phổi trong một số trường hợp nguy hiểm.
  • Xét nghiệm máu: Nếu lượng bạch cầu trong máu tăng cao có thể thể liên quan đến các loại vi khuẩn . trong khi đó xét nghiệm máu trong viêm phổi cho thấy nồng độ nitơ urê máu> 20 mg / dl đồng thời sống lượng bạch cầu cũng giảm xuống khoảng  4.000 tế bào / ml.

Người bệnh cần thực hiện đầy đủ các hướng dẫn trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Trong trường hợp có tiền sử mắc các bệnh lý nào, người bệnh cũng cần thực hiện khai báo đầy đủ với bác sĩ để có thể đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Viêm phổi nếu có liên quan đến một số virus thường có tiến triển cực kỳ nhanh khi có bệnh nền nên việc trao đổi chính xác tiền sử bệnh lý cho bác sĩ là vô cùng cần thiết.

Hướng điều trị viêm phổi và viêm phế quản

Cả viêm phổi và viêm phế quản đều được điều trị theo hướng kiểm soát triệu chứng và loại bỏ tác nhân gây bệnh. Với viêm phế quản cấp tính có thể tự khỏi thông qua chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi mà không cần điều trị y khoa. Với viêm phế quản mãn tính và viêm phổi sẽ cần điều trị y khoa lâu dài hơn để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Viêm phổi và viêm phế quản
Người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp

Nếu bệnh có liên quan đến vi khuẩn thì dùng kháng sinh, liên quan đến nấm thì dùng thuốc kháng nấm tuy nhiên nếu liên quan đến virus hiện tại chưa có thuốc đặc trị với nhiều nhóm virus. Vì thế bác sĩ sẽ hướng tới việc kiểm soát triệu chứng kết hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

Viêm phế quản

Do nguyên nhân gây bệnh chủ yếu có liên quan đến các nhóm virus nên có thể chưa điều trị triệt để. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh thông qua các chế độ chăm sóc khoa học tại nhà. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc đặc trị để điều trị nguyên nhân nếu có liên quan đến các nguyên nhân dị ứng kéo dài.

Cụ thể như sau

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ ấm, bỏ thuốc lá
  • Uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt khi dùng các loại thuốc làm loãng đờm
  • Các thuốc giảm ho có thể dùng như Terpin codein 15-30 mg/24 giờ; Dextromethorphan 10-20 mg/24 giờ ở người lớn; Acetylcystein 200mg x 3 gói/24 giờ trong trường hợp ho có đờm.
  • Nếu có dấu hiệu co thắt phế quản có thể chỉ định dùng salbutamol 4mg x 2-4 viên/24 giờ; Salbutamol (Ventolin bình xịt); Ventolin 5mg x 2-4 nang/24 giờ dạng khí dung
  •  Thuốc cường beta2 dạng hít như albuterol trong trường hợp người bệnh thở khò khè
  • Dùng kháng sinh khi nếu có liên quan đến vi khuẩn. Chủ yếu dùng khi bệnh kéo dài trên 7 ngày hay có dấu hiệu bội nhiễm. Các thuốc phổ biến được dùng chủ yếu như erythromycin 1,5 g ngày x 7 ngày; Ampicillin, amoxicilin liều 3 g/24 giờ; Cefuroxim 1,5 g/24 giờ
  • Với viêm phế quản mãn tính hay biến chứng sang suy hô hấp có thể dùng steroid hít vào phổi để hạn chế tình trạng chất nhầy vào phổi hay giảm viêm phế quản để dễ thở hơn.
  • Thuốc hạ sốt  acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen nếu có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ.
  • Điều trị các ổ nhiễm trùng có liên quan khác
  • Bổ sung Khoáng chất và vitamin C theo chỉ định từ bác sĩ để tăng cường hệ miễn dịch

Hầu như viêm phế quản đều được chỉ định điều trị tại nhà mà không cần ở lại bệnh viên để theo dõi. Nếu thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ, bệnh sẽ thuyên giảm sau đó 2- 3 tuần mà không gặp bất cứ nguy hiểm nào khác.

Viêm phổi

Trong điều trị viêm phổi, không chỉ dung thuốc mà bác sĩ còn có thể chỉ định một số dụng cụ hỗ trợ trong trường hợp người bệnh khó thở. Người bệnh có thể được chỉ định điều trị tại nhà nhưng cũng có thể yêu cầu ở lại bệnh viện theo dõi nếu có dấu hiệu nguy hiểm. Trong trường hợp liên quan đến một số virus nguy hiểm như virus corona còn cách ly riêng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Cụ thể việc điều trị viêm phổi như sau

  • Các loại kháng sinh khi liên quan đến vi khuẩn như Doxycycline 100 mg x 2lần/ ngày; Amoxicillin 1g x 3 lần/ ngày; cefpodoxime 200 mg x 2 lần/ ngày. Kháng sinh có thể dùng đường uống hay tiêm tĩnh mạch tùy trường hợp.
  • Viêm phổi do nấm dùng các loại thuốc kháng nấm đặc trị
  • Viêm phổi do virus chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên nếu liên quan đến virus cúm có thể dùng Oslertamivir 75mg x 2 viên/ngày uống chia 2 lần để giảm nhẹ triệu chứng.
  • Thuốc hạ sốt  acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen nếu có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ.
  • Dùng mặt nạ oxy trong trường hợp suy hô hấp khó thở. Qúa trình điều trị này sẽ được thực hiện tại bệnh viện dưới sự theo dõi hỗ trợ của bác sĩ
  • Các loại thuốc long đờm, giảm ho tương tự như viêm phế quản
  • Áp dụng trị liệu hô hấp để đưa oxy vào trong phổi
  • Nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng, giữ ấm trong điều trị và chăm sóc tại nhà

Thời gian điều trị viêm phổi thường lâu dài hơn rất nhiều nên cần có sự hợp tác kiên trì từ bệnh nhân. Các bác sĩ cũng khuyến khích không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần có sự theo dõi hỗ trợ của các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Người bệnh cũng cần chú ý dành thời gian khám bệnh định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát quá trình phục hồi của bệnh, tránh những biến chứng khác xuất hiện.

Viêm phổi nếu phát hiện quá muộn có thể không điều trị khỏi hoàn toàn, có thể tái phát khi gặp các yếu tố thuận lợi đồng thời làm sức đề kháng suy giảm đáng kể nên người bệnh không được chủ quan.

Các yếu tố phân biệt viêm phổi và viêm phế quản trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không áp dụng cho tất cả các đối tượng, các tình trạng bệnh. Khi phát hiện các dấu hiệu sức khỏe bất thường, người bệnh tốt nhất nên đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ hệ thống trang thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn và chính xác tuyệt đối. Đừng quên dành thời gian đi khám bệnh định kỳ mỗi năm để kiểm soát tốt sức khỏe và sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn.

Câu hỏi thường gặp

Viêm tiểu phế quản, đặc biệt ở trẻ nhỏ, tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Biến chứng nguy hiểm:

    • Rối loạn chức năng hô hấp, khó thở tái phát
    • Suy hô hấp, thậm chí ngừng thở
    • Viêm phổi, nhiễm trùng huyết
    • Tổn thương phổi lâu dài
  • Đối tượng có nguy cơ cao:

    • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non
    • Trẻ dưới 2 tuổi
    • Trẻ có hệ miễn dịch yếu

Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu viêm tiểu phế quản để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Viêm phế quản, một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có khả năng lây lan từ người sang người.

  • Nguyên nhân: Chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp của người bệnh (ho, hắt hơi) hoặc qua đồ dùng chung.
  • Nguy cơ lây nhiễm cao: Đặc biệt trong môi trường đông đúc, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu dễ bị lây nhiễm.
  • Phòng ngừa: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, vệ sinh đồ dùng cá nhân.
  • Viêm phế quản mãn tính: Không lây nhiễm nhưng có thể kéo dài và gây biến chứng nghiêm trọng.

Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Tắm bằng nước ấm: Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 37-38 độ C, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Phòng tắm kín gió: Tránh để trẻ bị gió lùa trong quá trình tắm.
  • Thời gian tắm ngắn: Tắm nhanh gọn, không nên để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu.
  • Lau khô người ngay sau khi tắm: Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh sau khi tắm.

Tắm rửa đúng cách không chỉ giúp trẻ thoải mái hơn mà còn hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho trẻ.

  • Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh làm bệnh nặng hơn.
  • Lợi ích: Điều hòa giúp giảm nhiệt độ, độ ẩm, tạo môi trường thoải mái, giảm khó thở cho trẻ.
  • Lưu ý:
    • Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
    • Không để nhiệt độ quá thấp (26-28 độ C là hợp lý).
    • Không để trẻ nằm điều hòa quá 4 tiếng liên tục.
    • Sử dụng máy tạo ẩm hoặc chậu nước trong phòng.
    • Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan