Tính đến thời điểm hiện tại, việc dùng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản khá phổ biến. Mặc dù loại thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng và tức thời nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Không những vậy, dùng không đúng thuốc, không phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng có khả năng khiến bệnh tình trở nặng hơn. Để tránh gặp phải trường hợp này, người bệnh cần nắm rõ một số thông tin cơ bản trước khi có ý định sử dụng thuốc.
Khi nào nên dùng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản?
Một trong những căn bệnh thuộc đường hô hấp thường gặp ở mọi đối tượng, từ người lớn đến trẻ em là viêm phế quản. Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại ống phế quản ở vùng phổi. Nhận định từ chuyên gia, hiện có khá nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do sự tấn công của virus cúm hay virus sợi. Một số trường hợp khác, bệnh được khởi phát do vi khuẩn gây ra.
Sau khoảng thời gian ủ bệnh, người bệnh có khả năng gặp phải các triệu chứng đặc trưng như: hắt hơi liên tục, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát cổ họng,… nặng hơn có thể xuất hiện cơn sốt kéo dài, ho đờm, ho dai dẳng. Nhìn chung, đây đều là những triệu chứng gây ra không ít sự khó chịu, khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, tay chân bủn rủn, công việc sa sút, hiệu quả không cao,…
Để khắc phục tình trạng này, có khá nhiều người bệnh tìm đến và lựa chọn điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đây là giải pháp có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả cao nhưng đánh đổi lại là dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Hơn thế nữa, không phải trường hợp bị viêm phế quản nào cũng có thể dùng thuốc để trị bệnh. Tùy vào từng tình trạng, mức độ nặng nhẹ, đặc biệt là nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp. Vậy, điều trị viêm phế quản bằng thuốc được chỉ định khi nào?
Khẳng định từ chuyên gia y tế hàng đầu cho biết, không phải lúc nào kháng sinh cũng được sử dụng để điều trị viêm phế quản. Việc chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh còn phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng lâm sàng.Thông thường, thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị viêm phế quản do vi khuẩn gây ra. Các trường hợp khác cần xem xét lại nếu có ý định sử dụng. Do đó, người bệnh cần lưu ý đến những triệu chứng xuất hiện khi bị viêm phế quản do vi khuẩn gây ra để trình bày với bác sĩ. Đặc biệt là khi có những biểu hiện sau:
- Sốt cao kéo dài;
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, tay chân bủn rủn, kém linh hoạt;
- Hơi thở hôi, lưỡi đóng nhiều rêu trắng, môi khô;
- Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng;
- Ho có đờm, ho kéo dài, thậm chí khạc ra đờm có màu xanh, vàng hoặc đỏ;
- Triệu chứng của bệnh kéo dài trong vòng 10 ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí có diễn biến tiêu cực.
Nếu vẫn còn nghi ngờ về tác nhân gây viêm phế quản, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân là một số xét nghiệm bằng các phương pháp chuyên môn khác.
Đối với trường hợp bị viêm phế quản do virus gây ra thường không được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trường hợp bị viêm phế quản bội nhiễm xảy ra kéo dài do virus gây nên đã khiến cho các vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây tổn thương cho đường hô hấp thì bác sĩ có thể cân nhắc trong việc kê thuốc kháng sinh. Bởi vì lúc này trong cơ thể của người bệnh vừa chứa đồng thời virus và vi khuẩn gây bệnh, nên bệnh tình được xét trong diện đặc biệt nghiêm trọng và cần nhanh chóng điều trị.
Người bị viêm phế quản nên dùng thuốc kháng sinh trong bao lâu?
Tùy vào mức độ nguy hiểm mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh loại nhẹ hoặc kháng sinh loại mạnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc trường hợp bệnh có cần dùng nhiều loại khác nhau để trị viêm phế quản hay không. Đồng thời đưa ra thời gian sử dụng thuốc phù hợp. Đối với trường hợp viêm phế quản nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc từ 7 – 14 ngày. Trường hợp bệnh nặng hơn sẽ yêu cầu dùng trong khoảng 4 – 6 tuần.
Các loại thuốc kháng sinh trị viêm phế quản được bác sĩ kê đơn
Trên thị trường hiện nay xuất hiện không ít các loại thuốc kháng sinh trị viêm phế quản. Không phải vì sự đa dạng đó mà người bệnh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc dùng thuốc không đúng có thể gây ra một số tác dụng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để điều trị viêm phế quản:
- Nhiều nhất là nhóm thuốc Betalactam, Quinolon và Macrolid;
- Thuốc Prednisolon: Có tác dụng trị ho trong trường hợp cơn ho kéo dài từ 5 – 10 ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm;
- Thuốc Erythromycin, Cephalexin và Amoxicillin: Là nhóm thuốc được chỉ định cho các trường bị viêm phế quản bội nhiễm;
- Thuốc Salbutamol và Theophylin: Thuốc được chỉ định trong các trường hợp bị tắc nghẽn phế quản;
- Thuốc Terpin và Paxeladine: Dùng trong các trường hợp ho có đờm kéo dài;
- Thuốc Panadik và Efferalgan: Chỉ định dùng cho trường hợp bị viêm phế quản có triệu chứng sốt cao trên 38 độ C;
- Thuốc an thần Histamin.
Dùng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản cần lưu ý những gì?
So với các loại thuốc Tây y khác, thuốc kháng sinh tương đối khó dùng. Đặc biệt, nếu lạm dụng sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc hoặc lờn thuốc, từ đó dẫn đến hiện tượng thuốc không phát tối đa công dụng vào những đợt dùng sau. Do đó, người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh trong việc điều trị viêm phế quản.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau trước và trong suốt quá trình sử dụng thuốc kháng sinh để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như giúp thuốc phát huy tối đa công dụng:
- Tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa thông qua việc dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng cách;
- Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài để sử dụng khi chưa có sự đồng ý. Bởi việc dùng thuốc không đúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh;
- Thông thường, thuốc kháng sinh trị viêm phế quản chỉ được chỉ định dùng thuốc trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, người bệnh chỉ dùng thuốc đúng yêu cầu của bác sĩ để tránh tình trạng bị nhờn thuốc.
- Không tự ý dừng thuốc đột ngột hay thay đổi thời gian uống thuốc khi chưa có sự đồng ý. Vì việc này sẽ giúp người bệnh phòng tránh tình trạng bị sốc thuốc và phòng bệnh trở nặng;
- Đối với các đối tượng có tiền sử mắc bệnh liên quan đến phổi hoặc đang nghiện thuốc lá cần thông báo với bác sĩ trước khi có ý định dùng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản. Bởi vì dùng thuốc kháng sinh ở trường hợp này có nguy cơ gây ra hiện tượng nhiễm trùng thứ phát;
- Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa các loại thuốc đang sử dụng nhằm phòng tránh hiện tượng tương tác thuốc cũng như gia tăng tác dụng phụ;
- Xuyên suốt quá trình sử dụng thuốc kháng sinh, nếu cơ thể xuất hiện biểu hiện lạ như phát ban da, dị ứng, co thắt phế quản, trào ngược dạ dày thực quản,… người bệnh cần khai báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra kịp thời;
- Song song với quá trình sử dụng thuốc, người bệnh chủ động thăm khám sức khỏe để bệnh tình được kiểm soát chặt chẽ.
Ngoài những lưu ý trên, người bệnh cũng cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để bệnh tình được nhanh chóng thuyên giảm. Đồng thời, tránh xa và loại bỏ những thói quen không tốt với sức khỏe.
Viêm phế quản tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng con người. Căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh nắm rõ tình trạng sức khỏe và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Đối với việc điều trị viêm phế quản bằng thuốc kháng sinh, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý. Tốt hơn hết, người bệnh nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa nhằm ngăn chặn những tác dụng phụ bùng phát.
Nguồn: Soytethainguyen