Thống kê cho thấy có đến 70% viêm phế quản ở trẻ em xuất hiện ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi và có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên nếu nhanh chóng phát hiện và kiểm soát kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần điều trị quá nhiều.

Viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản là một bệnh về đường hô hấp cũng xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Theo đó niêm mạc ống phế quản của trẻ bị tác động gây phù nề, lượng không khí đưa đến phổi không đủ khiến bé xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, ho, khó thở..  Trẻ em cũng có thể mắc viêm phế quản cấp và mãn tính như người lớn với mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều.

Viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý thường gặp và có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không kiểm soát kịp thời

Hầu hết bệnh thường xuất hiện khoảng 70% trên trẻ em trong nhóm tuổi từ 6 tháng - dưới 5 tuổi, 30% ở nhóm trẻ từ 5- 12 tuổi. Viêm phế quản có thể xuất hiện sau một cơn cảm lạnh, cảm cúm, và liên quan đến các vi khuẩn, virus nên thường tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nên cần được kiểm soát sớm.

Biểu hiện viêm phế quản ở trẻ em

Trong giai đoạn đầu các biểu hiện của bé cũng là tình trạng ho, hắt hơi hay sốt, tuy nhiên lại không quá rõ ràng và giống với các triệu chứng cảm sốt khác. Do đó phụ huynh thường chủ quan, tự điều trị tại nhà không đúng cách khiến các triệu chứng có thể xuất hiện với mức độ trầm trọng hơn.

Viêm phế quản ở trẻ em
Những cơn ho kéo dài kèm theo sổ mũi, sốt cao có thể là dấu hiệu của viêm phế quản

Bệnh có thể chia làm 3 giai đoạn như sau

Giai đoạn khởi phát

Hầu hết trong giai đoạn này thường không có quá nhiều triệu chứng và rất khó để phân biệt với các bệnh lý cảm cúm. Bé có thể bị sốt nhẹ, người nóng ran,  ho khan, hắt hơi, sổ mũi khó thở về đêm. Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi có thể xuất hiện trước các cơn ho. Với giai đoạn viêm phế quản cấp, bé còn có thể ớn lạnh, cảm giác đau lưng đau cơ thoáng qua.Trong giai đoạn này nếu phụ huynh có cách chăm sóc cho bé thông qua việc nghỉ ngiuw ăn, uống hợp lý, bệnh hoàn toàn có thể biến mất sau một vài ngày mà không cần dùng đến các loại thuốc điều trị.

Giai đoạn phát triển

Lúc này các triệu chứng đã xuất hiện với các dấu hiệu hiệu nặng hơn và tần suất cao hơn. Bé ho nhiều và sốt cao hơn, có thể lên tới 37, 38 độ, người nóng ran. Trẻ thở khó, thở khò khè đặc biệt về đêm hay rạng sáng và phải chuyển quan thở bằng miệng. Điều này khiến cổ họng bé khô, các vi khuẩn bụi bẩn từ bên ngoài xâm nhập và kích ứng các cơn do diễn ra nhiều hơn.

Đồng thời do lượng oxy đưa vào phổi bị thiếu nên trẻ có dấu hiệu tím tái, xanh xao do thiếu oxy và có thể xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy nhẹ. Trẻ sơ sinh thường có xu hướng quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú.

Giai đoạn nguy hiểm

Cơn sốt lúc này có thể hơn 38 độ, người nóng ran, da và môi khô, khiến bé vô cùng mệt mỏi. Tiếng thở nặng, tim đập nhanh, đau tức ngực kèm theo cơn ho kéo có đờm. Da bé trông cũng xanh xao đồng thời môi, đầu ngón tay, ngón chân có thể bị tím tái. Đây có thể là dấu hiệu rất rõ ràng của việc thiếu oxy ở trẻ nhỏ.

Đồng thời các con cũng bị nôn, tiêu chảy liên tục, có xu hướng nằm ngủ li bì, co giật,…Bé có thể không đi tiểu không nhiều giờ liền, tâm lý dễ kích động hay hoảng loạn. Ở trẻ sơ sinh có thể kèm theo dấu hiệu chảy nước dãi nhiều.Nếu phát hiện các triệu chứng này phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Nguyên nhân gây bệnh điển hình

Bệnh có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau đây

  • Do virus: các nhóm virus chính gây viêm phế quản ở trẻ em thường là virus hợp bào hô hấp (RSV); sởi, virus adeno (có thể gây gây co thắt phế quản, phổi và làm tăng nguy cơ hoại tử phổi), virus parainfluenza (thường gây viêm cả đường hô hấp trên và dưới).. Những loại virus này có thể tồn tại trong không khí, đồ chơi hay những vật dụng xung quanh mà bé vô tình tiếp xúc hay hít vào.
  • Do vi khuẩn: thường gặp nhất là vi khuẩn Haemophilus influenzae ,phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn.. nếu nguyên nhân liên quan đến vi khuẩn thường có nguy cơ lây nhiễm cam
  • Khi con bị cảm lạnh: bệnh có thể xuất hiện sau cơn cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, khiến các virus gây bệnh có thể xâm nhập và tấn công phế quản gây sưng viêm
  • Do thói quen sinh hoạt: trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh, hít phải hóa chất bụi bẩn, thường xuyên nằm máy lạnh hoặc để quạt thổi trực tiếp vào người, tắm quá lâu, tắm nước lạnh đều là các yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh viêm phế quản.
  • Do sức đề kháng yếu: Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh các cơ quan còn chưa thực sự hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên dễ bị các tác động bên ngoài tấn công làm suy giảm hệ hô hấp và gây bệnh.
  • Yếu tố di truyền: một số nghiên cứu cho thấy trẻ có cha mẹ mắc các bệnh hô hấp mãn tính nhưng viêm phế quản mãn tính hay hen suyễn đều có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Yếu tố nguy cơ: Trẻ sinh non thiếu tháng, trẻ suy dinh dưỡng hay trẻ mắc các bệnh nền cũng là đối tượng rất dễ mắc bệnh.

Cần phát hiện sớm bệnh và tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị và kiểm soát tốt nhất.

Viêm phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn cấp tính, nếu chăm sóc đúng cách bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi dù không dùng thuốc . Tuy nhiên nếu không kiểm soát kịp thời hay để bệnh tái đi tái lại nhiều lần có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cả sức khoẻ và tinh thần của trẻ. Kèm theo đó nguy cơ tử vong cũng rất cao do lượng không khí đưa vô phổi không đủ và làm đình trệ chức năng của các cơ quan khác.

Những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện ở trẻ nếu không kiểm soát kịp thời bao gồm

  • Viêm phế quản mãn tính ở trẻ em có thể dẫn tới viêm phổi, hen suyễn hay các bệnh lý hô hấp khác
  • Tắc hẹp ống thở và làm phù nề niêm mạc phế quản.
  • Tràn dịch phổi và gây tử vong tại chỗ.
  • Ảnh hưởng đến các cơ quan chức năng trong cơ thể và gây ra rất nhiều di chứng kém theo khi trưởng thành nếu không có hướng điều trị phù hợp.

Các thông kê cũng cho thấy tỷ lệ tử vong của viêm phế quản ở trẻ em chiếm đến 75% trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Cũng theo WHO, trên toàn thế giới có đến hơn 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong có liên quan đến các biến chứng do viêm phế quản gây ra. Con số này cũng đang có xu hướng tăng dần. Do đó phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan và cần đưa con đi điều trị sớm.

Chẩn đoán viêm phế quản ở trẻ em

Như đã nói, do các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ thường giống với các bệnh lý hô hấp khác nên cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra để xác định chính xác bệnh và mức độ bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau

  • X - quang phổi có thể phát hiện các nốt mờ rải rác ở hai phổi để kiểm tra mức độ tổn thương
  • Xét nghiệm máu kiểm tra mức độ kháng thể và một số yếu tố liên quan
  • Đo nhịp thở để kiểm tra các dấu hiệu rale ẩm tạo ra do đờm tiết ra trong lòng phế quản
  • Nội soi phế quản xác định mức độ tổn thương
  • Nuôi cấy đờm
  • Xét nghiệm dịch mũi: Giúp kiểm tra virus.

Tốt nhất phụ huynh cần đảm bảo đưa bé đến các bệnh viện uy tín để tiến hành chẩn đoán an toàn nhất, không tự ý kiểm tra và điều trị tại nhà có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

Phòng tránh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Để phòng tránh bệnh viêm phế quản xuất hiện ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ theo nhu cầu lứa tuổi của trẻ, với trẻ sơ sinh mẹ nên ăn uống khoa học để đưa các dưỡng chất tới con nhiều hơn
  • Tăng cường bổ sung vitamin c tốt cho hệ miễn dịch
  • Chú ý đeo khẩu trang và giữ ấm cho con khi ra ngoài hoặc vào các thời điểm giao mùa
  • Tránh cho bé tiếp xúc với những tác nhân dị ứng như bụi bẩn, hóa chất, lông động vật
  • Giữ không gian sống cho bé luôn được sạch sẽ, thoáng mát
  • Cho bé dùng nước ấm để bảo vệ cổ họng
  • Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ hằng ngày
  • Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm nơi kín gió
  • Tiêm phòng đúng lịch theo chỉ định của bộ y tế

Hướng điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Mức độ nguy hiểm của bệnh còn nằm ở chỗ việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều so với người lớn. Do ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh các cơ quan nội tạng còn chưa thực sự hoàn thiện. Việc dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng lên các cơ quan gan thận hay nếu dùng sai thuốc còn làm giảm khả năng phát triển về cả thể chất và trĩ nào.

Do đo hầu hết việc dùng thuốc chỉ được chỉ định khi thực sự cần thiết hoặc bé đảm bảo đủ điều kiện dùng thuốc. Chủ yếu nếu bệnh chưa quá trầm trọng bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc tại nhà hoặc kết hợp với các bài thuốc dân gian từ thảo dược để nhanh chóng cải thiện bệnh.

Dùng thuốc Tây y

Như đã nói, viêc dùng thuốc trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em chỉ được chỉ định khi thực sự cần thiết. Chủ yếu việc dùng thuốc để giảm cơn sốt, cải thiện triệu chứng để bé cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện.

Viêm phế quản ở trẻ em
Việc dùng thuốc với trẻ nhỏ chỉ thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ

Một số loại thuốc có thể được sử dụng như

  • Kháng sinh: được chỉ định khi nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các vi khuẩn để loại bỏ các tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công sang các cơ quan khác. Thường dùng với trẻ em như penicillin, erythromycin, methixilin, các cefalosporin thế hệ II, III, nhóm quinolon.
  • Thuốc ho: giúp giảm các triệu chứng ho, ho có đờm. Bác sĩ có thể chỉ định các dạng viên ngậm hay dạng siro uống có chiết xuất từ thảo dược để hạn chế tối đa các ảnh hưởng trên trẻ nhỏ.
  • Thuốc hạ sốt: với tình trạng sốt cao trên 38 độ bắt buộc cần dùng thuốc hạ sốt để ngăn ngừa một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng paracetamol vì ít tác dụng phụ nhất.
  • Khí dung, thuốc giãn phế quản: giảm các tắc nghẽn tại khí quản, hỗ trợ đưa không khí tới phổi nhiều hơn để giảm các triệu chứng khó thở, tuy nhiên chỉ dùng khi có chỉ định từ bác sĩ
  • Nước muối sinh lý: giúp làm thông mũi, miệng đồng thời khả năng sát khuẩn cũng rất tốt.

Hầu hết việc dùng thuốc với trẻ nhỏ sẽ được chỉ định trong vòng 5- 7 ngày,Như đã nói do dùng thuốc có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho bé nên phụ huynh tuyệt đối không được sử dụng khi không có chỉ định từ bác sĩ. Việc dùng thuốc cùng cần đảm bảo đúng liều lượng theo toa thuốc, không tự ý tăng hay giảm liều vì có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác làm bệnh trầm trọng hơn.

Hạ sốt cho trẻ

Hạ thân nhiệt cho trẻ là điều phụ huynh cần thực hiện nhanh chóng nếu bé bị sốt. Không cần dùng thuốc, phụ huynh hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản sau đây

  • Uống nhiều nước: nước không chỉ làm giảm thân nhiệt, làm loãng đờm mà còn hỗ trợ sự hoạt động của các cơ quan nội tạng đồng thời tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể. Phụ huynh có thể cho bé uống từ 1- 2 lít nước tuỳ theo cân nặng đồng thời kết hợp thêm các loại trước trái cây như cam, táo để bổ sung các vitamin cần thiết.
  • Lau mát cơ thể: Mẹ nên tiến hành lau mát bằng cách cởi đồ cho trẻ dùng khăn mềm nhúng nước ấm, vắt ráo rồi đắp lên các vị trí trán, hai bên nách, hai bên bẹn đồng thời lau khắp người. Nước ấm sẽ đem đến tác dụng làm bốc hơi, làm giãn mạch máu để giúp máu huyết tuần hoàn hơn.
  • Cho con mặc đồ rộng rãi: mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý mặc đồ rộng rãi thoải mái để cơ thể tản nhiệt tốt hơn.
  • Xoa bóp bằng tinh dầu: mẹ cũng có thể dùng các tinh dầu có tính nóng như tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạc đàn để xoa bóp khớp cơ thể để hạ sốt nhanh chóng. Rubefacients sẽ giúp  làm ấm hệ tuần hoàn, giúp cơ thể dễ chịu hơn đồng thời giảm tình trạng ra mồ hôi đáng kể.
  • Dùng miếng dán hạ sốt

Sử dụng nước muối sinh lý

Phụ huynh nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi họng, giúp giảm tình trạng tiết đờm đồng thời tăng nguy cơ sát trùng để loại bỏ các vi khuẩn tối đa. Tuy nhiên không nên dùng nước muối sát trùng mũi quá nhiều nếu bé không có dấu hiệu nghẹt mũi vì có thể làm kích ứng niêm mạc mũi.

Viêm phế quản ở trẻ em
Vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý sẽ lọai bỏ các tác nhân gây hại và giảm các triệu chứng đáng kể

Áp dụng một số bài thuốc dân gian

Thay vì dùng thuốc, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản để cải thiện tình trạng ho khan, sốt cao hay sổ mũi. Các bài thuốc này đều có nguồn gốc từ thảo dược nên có độ an toàn cao và hầu như không gây ra tác dụng phụ.

Mật ong

Mật ong là dược liệu quen thuộc có thể dùng trong rất nhiều bài thuốc trị viêm phế quản ở trẻ em. Không chỉ có vị ngọt từ nhiên không gây kích ứng cho cổ họng mà mật ong còn có tính kháng khuẩn sát trùng mạnh, có thể làm dịu niêm mạc họng để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên chú ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi cho có thể gây ngộ độc.

Tham khảo các bài thuốc đơn giản với mật ong

  • Mật ong và trứng: giúp hỗ trợ nhuận phế, trị kho, trị khàn tiếng. Mẹ chỉ cần hấp các thủy mật ong cho sôi liu riu, đập một quả trứng gà vào đánh tan và hấp tiếp tục đến khi chín hẳn. Cho bé dùng ngay khi còn nóng.
  • Trà mật gừng: có tác dụng ổn định tinh thần, giảm đau họng, ức chế các vi khuẩn. Mẹ chỉ cần dùng vài lát gừng hãm trong nước sôi rồi cho mật on vào khuấy đều đưa bé uống mỗi sáng.

Dùng quả tắc ( quất)

Nhiều phụ huynh khi thấy con đau họng thường dùng vại giọt chanh hay quất vắt vô cổ họng bé nhưng phương pháp này hoàn toàn sau lầm, thậm chí còn làm bệnh thêm trầm trọng. Thay vào đó mẹ có thể làm các bài thuốc đơn giản khác từ quất vừa giúp bổ sung các vitamin C vừa giúp làm dịu cổ họng.Tham khảo các cách sau

  • Tắc hấp mật ong: tắc dùng 3- 5 quả rửa sạch thái lát mỏng, rưới mật ong lên trên rồi đem hấp cách thủy trong nồi cơm. Cho bé ngậm vài lát quất kết hợp với uống nước mật ong từ thuốc sẽ giảm ho nhanh chóng.
  • Trà tắc: dùng  Trà mạn 2g cùng vỏ quất khô 2g. Hãm hai dược liệu với nước sôi trong vài phút, có thể cho thêm vài giọt mật ong để bé dễ uống hơn. Bài thuốc này có thể giảm các triệu chứng ho có đờm và giảm các kích thích lên phế quản và phổi.

Húng chanh

Rai húng chanh cũng được biết đến có tác dụng kháng khuẩn chống viêm mạch, có thể làm ức chế các vi khuẩn và tăng cường đề kháng cho trẻ nhỏ. Kiên trì thực hiện bài thuốc từ húng chanh sẽ giúp bé giảm ngay các triệu chứng viêm phế quản mà không cần dùng thuốc.Thực hiện như sau

  • Dùng 10 lá húng chanh rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất
  • Cho húng chanh vào hấp cách thủy cung một ít đường phèn trong 10- 15 phút
  • Cho bé ăn ngay khi còn nóng

Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phế quản

Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, dinh dưỡng của bé cũng là yếu tố rất quan trọng. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, nhờ đó nhanh chóng chống lại các tác nhân gây bệnh mà không cần sử dụng thuốc Tây với nhiều tác dụng phụ.

Theo đó bé nên chú ý các vấn đề sau đây

  • Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, kết hợp cả các loại nước trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất
  • Với trẻ sơ sinh, cho bé bú nhiều hơn là các tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng, cấp nước để bé ổn định hơn
  • Bổ sung các loại rau, đặc biệt là ranh có màu xanh đậm để tăng cường các chất chống oxy hóa chống lại tác nhân gây nhiễm trùng
  • Gừng, hành, tỏi là các dược liệu kháng khuẩn, trị ho, giảm các đờm nhầy cực kỳ tốt cho bé
  • Bổ sung các thực phẩm, trái cây giàu vitamin c như cam, quýt, bưởi..
  • Bổ sung vitamin A và E, axit béo omega-3 và kẽm cao giúp tăng cường hệ miễn dịch, những chất này thường có nhiều các các động vật ăn cỏ
  • Tránh xa thức ăn nhanh, đồ ăn khô cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Không ăn các món quá mặn, quá ngọt hay quá cay
  • Không cho bé dùng nước có ga, trà sữa hay nước đá

Chế độ sinh hoạt cho trẻ bị viêm phế quản

Phụ huynh cũng cần nhanh chóng thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày để bảo vệ phế quản và hệ hô hấp khỏe mạnh hơn. Duy trì các chế độ này đúng cách còn giúp phòng ngừa nguy cơ viêm phế quản cấp tái phát chuyển sang giai đoạn mãn tính hay các biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm phế quản ở trẻ em
Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn là các tốt nhất để phục hồi sức khỏe nhanh chóng

Phụ huynh cần chú ý các vấn đề sau

  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, đảm bảo ngủ đủ giấc
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là cổ họng bằng cách đeo khẩu trang, mặc đồ ấm khi ra đường
  • Tránh cho bé tắm quá lâu hoặc nên tắm nơi kín gió
  • Kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp giảm ngay các triệu chứng ngẹt mũi sổ mũi để giúp bé ngủ ngon hơn
  • Cho bé nghỉ ngơi nơi thoáng mát, có ánh sáng tự nhiên, tránh dùng quạt hay điều hòa thổi thẳng vào người
  • Cho bé mặc đồ rộng rãi thoáng mát, dùng khăn lau khô người nếu thấy bé đổ  mồ hôi quá nhiều
  • Không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Đo thân nhiệt hằng ngày để kịp thời hạ sốt đề phòng biến chứng
  • Kiểm soát tốt các triệu chứng và thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện bất thường.

Viêm phế quản ở trẻ em nếu không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé. Phụ huynh nên chú ý theo dõi sức khỏe của bé sát sao để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Câu hỏi thường gặp

Viêm tiểu phế quản, đặc biệt ở trẻ nhỏ, tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Biến chứng nguy hiểm:

    • Rối loạn chức năng hô hấp, khó thở tái phát
    • Suy hô hấp, thậm chí ngừng thở
    • Viêm phổi, nhiễm trùng huyết
    • Tổn thương phổi lâu dài
  • Đối tượng có nguy cơ cao:

    • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non
    • Trẻ dưới 2 tuổi
    • Trẻ có hệ miễn dịch yếu

Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu viêm tiểu phế quản để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Viêm phế quản, một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có khả năng lây lan từ người sang người.

  • Nguyên nhân: Chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp của người bệnh (ho, hắt hơi) hoặc qua đồ dùng chung.
  • Nguy cơ lây nhiễm cao: Đặc biệt trong môi trường đông đúc, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu dễ bị lây nhiễm.
  • Phòng ngừa: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, vệ sinh đồ dùng cá nhân.
  • Viêm phế quản mãn tính: Không lây nhiễm nhưng có thể kéo dài và gây biến chứng nghiêm trọng.

Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Tắm bằng nước ấm: Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 37-38 độ C, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Phòng tắm kín gió: Tránh để trẻ bị gió lùa trong quá trình tắm.
  • Thời gian tắm ngắn: Tắm nhanh gọn, không nên để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu.
  • Lau khô người ngay sau khi tắm: Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh sau khi tắm.

Tắm rửa đúng cách không chỉ giúp trẻ thoải mái hơn mà còn hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho trẻ.

  • Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh làm bệnh nặng hơn.
  • Lợi ích: Điều hòa giúp giảm nhiệt độ, độ ẩm, tạo môi trường thoải mái, giảm khó thở cho trẻ.
  • Lưu ý:
    • Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
    • Không để nhiệt độ quá thấp (26-28 độ C là hợp lý).
    • Không để trẻ nằm điều hòa quá 4 tiếng liên tục.
    • Sử dụng máy tạo ẩm hoặc chậu nước trong phòng.
    • Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan