Á sừng là căn bệnh da liễu gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này cũng như giải đáp cho câu hỏi “Bệnh á sừng có di truyền không?”, bạn đọc có thể tham khảo thông tin trong bài viết sau.
Bệnh á sừng là gì?
Bệnh á sừng là một triệu chứng kích ứng ngoài ra xảy ra khá phổ biến. Bệnh xảy ra khi hình thái lớp sừng bị chuyển hóa dang dở nằm chồng chất lên nhau. Một phần tế bào còn tồn tại nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết mọc lên xen kẽ với lớp sừng non, sừng tạp, sừng kém chất lượng,…Từ đó hình thành những khu vực da khô bong tróc và khu trú tại tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân.
Trong y học hiện đại ghi nhận Á sừng nằm trong nhóm bệnh viêm da cơ địa thường gặp. Bệnh có biểu hiện khác nhau vào mùa lạnh và mùa nóng. Trong mùa hè, bệnh có biểu hiện ngứa ngáy, nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa. Tại đầu ngón tay bị á sừng có thể bong tróc thành mảng, móng xù xì , lồi lõm. Vào mùa đông, người bệnh có thể gặp phải tình trạng làn da khô ráp, nứt nẻ, rớm máu. Á sừng thường có khuynh hướng tái phát với những triệu chứng mãn tính.
Nguyên nhân gây ra bệnh á sừng
Những người có nguy cơ mắc bệnh á sừng là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các chất thải công nghiệp. Do bệnh phát triển từ dị ứng, nên người bệnh có thể tái phát triệu chứng bất kỳ lúc nào có tiếp xúc với những yếu tố kích ứng (chất tẩy rửa, bột giặt, nước rửa chén, nước sơn,…)
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng khiến người bệnh đổ nhiều mồ hôi cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh càng diễn tiến nặng nề hơn. Các nghiên cứu đã phân ra những nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh á sừng gồm có:
- Yếu tố môi trường: Không khí ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước có chứa hóa chất độc hại,… đây đều là những nguyên tiềm ẩn gây ra triệu chứng của bệnh á sừng khi có tiếp xúc trực tiếp với chúng.
- Do nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn và ký sinh trùng đến từ môi trường có thể xâm nhập vào những khu vực da nhạy cảm và tạo thành tình trạng viêm nhiễm, bong tróc da đặc trưng của á sừng.
- Điều kiện thời tiết:Bệnh á sừng thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, mùa đông và mùa hè là những thời điểm làn da trở nên quá khô hoặc quá ẩm ướt. Điều này làm các tế bào bị oxy hóa liên tục và cơ thể bạn không thể loại bỏ chúng kịp lúc trước khi các tế bào mới được hình thành.
- Do thay đổi nội tiết: Bệnh á sừng có khuynh hướng xảy ra ở tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai hoặc người trong giai đoạn mãn kinh. Sự rối loạn nội tiết là nguyên nhân gây ra rối loạn tăng trưởng tế bào, trong đó có bệnh á sừng.
- Dinh dưỡng kém khoa học: Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh á sừng đều nằm trong nhóm người thiếu chất. Phổ biến là vitamin A, C, D, E cùng với một số loại khoáng chất khác. Đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cấu trúc của lớp sừng.
- Do dùng thuốc:Việc lạm dụng các loại thuốc chứa thành phần corticoid thường xuyên sẽ gây ra nhiều nguy hại cho da, trong đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng.
Bệnh á sừng có di truyền không?
Á sừng nếu không được điều trị sớm thường có khuynh hướng tái phát và lan rộng hơn so với khu vực da ban đầu. Bệnh được phân vào nhóm Da liễu mãn tính và có tính di truyền trong gia đình. Vì thế nên những người cận huyết có cơ địa và thể trạng giống nhau thường có nguy cơ mắc bệnh á sừng cao hơn do với bình thường.
Những trường hợp được ghi nhận mắc bệnh á sừng do di truyền chiếm đến 45% tỷ lệ. Kết quả cho thấy tính di truyền mạnh mẽ của bệnh á sừng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong gia đình, nếu cha hoặc mẹ bị á sừng, viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… thì con cháu trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh hơn 30%.
Căn bệnh này không lây nhiễm qua những tiếp xúc thông thường. Bệnh chỉ gây tổn thương tại chỗ, điều trị khó có thể chữa bệnh dứt điểm nhưng có thể cải thiện triệu chứng viêm da lan rộng. Á sừng là bệnh lý Da liễu tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại gây ra tâm lý tự ti, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của người bệnh.
Để tầm soát nguy cơ mắc bệnh, những người có người thân trong gia đình bị mắc bệnh á sừng cần chủ động khám sức khỏe định kỳ. Ngoài bạn cũng nên phòng tránh bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với yếu tố nguy cơ làm bùng phát bệnh á sừng.
Những phương pháp phòng trị bệnh á sừng
Ngay từ giai đoạn xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ á sừng, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp phòng và trị bệnh á sừng hiệu quả nhất là tránh tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng.
Đối với những trường hợp bệnh lý mới vừa phát triển, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc trị á sừng, viêm da phổ biến như acid salicylic, gentrizone, fucicort… có chứa steroid để giảm viêm. Người bệnh cũng không nên sử dụng các loại kem bôi trị á sừng, thuốc uống, hay thuốc xịt mà không có hướng dẫn điều trị. Một số loại thuốc có thể gây kích ứng da làm bệnh tái phát nghiêm trọng hơn ngay sau khi sử dụng.
Đồng thời để phòng bệnh tái phát, bệnh nhân nên tuân thủ những lưu ý điều trị sau:
– Hạn chế đi bộ nhiều và không nên mang giày bít mũi thường xuyên.
– Thay tất thường xuyên, tránh để chân và tay ẩm mồ hôi.
– Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để tránh căng thẳng, stress.
– Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm để làm dịu lớp sừng cho da.
– Tránh gãi ngứa, hạn chế chà sát lên vùng da bị á sừng.
– Không sử dụng chất kích thích và bia rượu sẽ làm tăng triệu chứng bệnh.
– Không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hay các loại gia vị cay nóng
– Tránh nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, đậu phộng…
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “Bệnh á sừng có nguy hiểm không?”. Mặc dù bệnh không được xếp vào dạng nguy hiểm nhưng nếu việc điều trị không diễn ra sớm sẽ nhanh chóng trở nặng bệnh lý mãn tính khó chữa lành. Kết hợp với điều trị theo hướng dẫn kể trên, người bệnh cũng nên thăm khám Da liễu thường xuyên để kiểm tra mức độ cải thiện.
Bệnh á sừng, dù gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và kiên trì, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tái phát, và tận hưởng cuộc sống thoải mái hơn.
- Điều trị sớm là chìa khóa: Can thiệp sớm giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
- Tùy chỉnh phác đồ điều trị: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ phù hợp, bao gồm thuốc bôi, thuốc uống, và thay đổi lối sống.
- Kiên trì và tuân thủ: Điều trị á sừng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ phác đồ của bác sĩ.
- Chăm sóc da đúng cách: Dưỡng ẩm thường xuyên và tránh các tác nhân kích ứng giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Câu trả lời là CÓ.
- Yếu tố di truyền: đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nguy cơ mắc bệnh á sừng. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh, khả năng bạn cũng bị á sừng sẽ cao hơn.
- Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất: Các yếu tố môi trường và lối sống cũng góp phần gây bệnh.
Hiểu rõ về tính di truyền của bệnh á sừng giúp bạn:
- Chủ động phòng ngừa: Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh, bạn cần chăm sóc da cẩn thận hơn và tránh các tác nhân kích ứng.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế sớm: Khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.