Chàm da đầu (Scalp eczema) là một trong những dạng của bệnh chàm, gây viêm, ngứa và hình thành mảng đỏ, bong vảy giống gàu ở da đầu. Bệnh nếu không được kiểm soát có thể dễ dàng gây nhiễm trùng da, nhất là trong trường hợp gãi ngứa gây trầy xước da.

Chàm da đầu là bệnh gì?

Chàm da đầu hay còn gọi là viêm da tiết bã, xảy ra do da đầu bị khô hoặc rối loạn tiết bã nhờn gây nên. Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng ngứa hoặc hình thành các mảng giống gàu trên da đầu. Các biểu hiện này thường đến và đi không báo trước. Chúng có thể tự biến mất sau đó vài ngày nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài vài năm.

Theo các chuyên gia, bệnh chàm da đầu không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng nhiều cách khác nhau. Để điều trị bệnh giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, đồng thời ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh trong tương lai, bệnh nhân nên tìm hiểu và điều trị ngay khi bệnh mới hình thành.

Triệu chứng bệnh chàm da đầu

Bệnh chàm da đầu thường xuất hiện với các triệu chứng đặc trưng sau đây:

  • Bong da
  • Hình thành các vảy trắng trên da đầu
  • Da xuất hiện các mảng đỏ hoặc nổi mụn nước
  • Tiết nhờn
  • Sưng viêm
  • Rụng tóc
  • Ngứa rát ở da đầu
  • Da bị thay đổi màu sau khi lành
  • Nếu bệnh lan rộng từ da đầu vào ống tai có thể gây chảy dịch từ tai

Yếu tố làm nguy cơ khiến triệu chứng bệnh kéo dài và trở nên nghiêm trọng:

  • Thời tiết khô hoặc lạnh
  • Thiếu ngủ
  • Tóc bị nhờn rít
  • Da đầu khô
  • Đổ mồ hôi nhiều ở đầu
  • Dùng dầu gội chứa chất kích thích

Chàm da đầu là bệnh mãn tính, không truyền nhiễm. Bệnh hình thành chủ yếu là do sự sản xuất quá mức dầu nhờn của tuyến bã nhờn ở da đầu gây nên. Ngoài ra, theo các chuyên gia da liễu, chàm da đầu xảy ra có thể liên quan đến loại nấm da đầu - Malassezia furfur.

Loại nấm này thường sinh trưởng và phát triển trên bề mặt da đầu. Chúng vô hại ở những đối tượng có hàng rào bảo vệ da đầu khỏe mạnh và hệ miễn dịch cao. Còn ở những bệnh nhân giảm tiết nhờn và viêm da đầu, Malassezia furfur sẽ tấn công lớp da ngoài cùng làm tăng sản sinh acid béo. Đây chính là nguyên nhân làm khô da, tăng khả năng mắc bệnh chàm da đầu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hình thành bệnh chàm da đầu, trong đó bao gồm yếu tố thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể do các nhân tiềm năng sau:

  • Thay đổi nội tiết tố cơ thể
  • Tiếp xúc với hóa chất hoặc xà phòng, dầu gội có tính chất tẩy rửa mạnh
  • Thường xuyên sử dụng rượu nặng hoặc thức uống chứa cồn
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh vẩy nến như psoralen, lithium và interferon
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng
  • Di truyền

Chàm da đầu
Xà phòng có tính tẩy mạnh có thể kích hoạt dị ứng, làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh chàm ở da đầu

Chàm da đầu không thể chữa trị dứt điểm, nhưng người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng các mẹo dân gian hoặc thuốc theo đơn kê từ bác sĩ. Tuy nhiên, để ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển xấu, người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc hiệu quả tại nhà, đồng thời nên thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Ai có nguy cơ mắc bệnh chàm da đầu?

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chàm da đầu cao nếu gặp phải các vấn đề sức khỏe sau:

  • Béo phì
  • Dị ứng hoặc tiền sử gia đình bị dị ứng
  • Bị sốt cỏ khô
  • Hen suyễn
  • Bệnh chàm, bao gồm chàm thể tạng, chàm nước, chàm ngón tay hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng
  • Rối loạn hệ thần kinh, bao gồm bệnh đột quỵ, Parkinson, động kinh hoặc chấn thương sọ não
  • Suy yếu hệ miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS hoặc cấy ghép nội tạng,...
  • Mắc bệnh lý về da như bệnh hồng ban, bệnh vẩy nên hoặc mụn trứng cá
  • Trầm cảm
  • Rối loạn ăn uống

Biện pháp ngăn ngừa bệnh chàm da đầu tái phát

Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh chàm ở da đầu tái phát theo các hướng dẫn sau đây:

  • Tránh xa các tác nhân và thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ,...
  • Thường xuyên vệ sinh da đầu sạch sẽ bằng các loại dầu gội và sản phẩm chăm sóc tóc có tính chất dịu nhẹ
  • Khi gội đầu không nên gãi mạnh, sau khi gội xong nên lau hoặc sấy khô tóc. Tuy nhiên, nên điều chỉnh máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp tránh gây ảnh hưởng xấu đến da đầu
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress và căng thẳng kéo dài bằng cách tham gia các bộ môn như thiền định hoặc yoga

Khi nào nên thăm khám?

Bệnh nhân cần đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy triệu chứng bệnh ngày càng nặng và xuất hiện tình trạng nhiễm trùng da.

Người bệnh nên thăm khám ngay khi thấy các triệu chứng sau:

  • Ngứa dữ dội
  • Da phồng rộp
  • Chảy dịch trên da, dịch mủ có màu vàng hoặc trắng

Chàm da đầu
Khi thấy triệu chứng chảy dịch mủ màu vàng trên da đầu, bệnh nhân cần thăm khám ngay

Điều trị bệnh chàm da đầu

Phương pháp điều trị bệnh chàm da đầu thường thay đổi dựa theo triệu chứng và loại chàm mà người bệnh mắc phải. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thực hiện một vài thay đổi trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày để cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau đây:

1. Chữa chàm da đầu bằng thuốc

Một trong những lựa chọn điều trị chàm da đầu được nhiều bệnh nhân lựa chọn là dùng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ kê đơn thuốc chữa trị khác nhau. Cụ thể:

  • Trường hợp bệnh chàm da đầu ở giai đoạn cấp tính (chàm mới bùng phát): Việc điều trị tương tự như chữa bệnh chàm ở các khu vực khác trên cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc mỡ, thuốc xịt hoặc kem bôi ngoài như Jarish, Chlorpheniramine, Vioform 1% hoặc Cetirizine,... để ngăn chặn sự bong tróc da, làm dịu tình trạng ngứa và kích ứng trên da. Ngoài ra, người bệnh có thể dưỡng ẩm, làm mềm da và hạn chế cơn ngứa bằng cách sử dụng thêm một số chế phẩm kem dưỡng da như Elocon lotion®, Synalar® gel hoặc Bettamousse®. Tuy nhiên, các loại kem này chỉ dùng điều trị chàm da đầu ở người lớn. Không nên áp dụng ở trẻ em vì chúng có nồng độ mạnh có thể gây ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da non yếu của trẻ. Thông thường, để điều trị bệnh chàm da đầu mới khởi phát ở trẻ, bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng viêm Steroid tại chỗ có tác dụng nhẹ dùng ngắn ngày như Hydrocortison 1% hoặc Eumovate.
  • Trường hợp bệnh chàm da đầu lan rộng đến mặt và chân tóc: Bệnh tiến triển nặng, để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn bệnh lan rộng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc chống viêm và thuốc ức chế miễn dịch có liều mạnh hơn như Protopic (Tacrolimus), Ciclopirox, Elidel (Pimecrolimus), Sulfacetamide Natri và Corticosteroid,...
  • Trường hợp chàm da đầu nhiễm trùng, nhiễm nấm hoặc khuẩn, vi rút: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống nấm chứa Fluconazole hoặc thuốc kháng sinh ở dạng đường uống hoặc bôi cho bệnh nhân sử dụng.

2. Điều trị chàm da đầu bằng dầu gội

Trong trường hợp viêm da tiết bã ở da đầu xuất hiện không phải do nguyên nhân dị ứng hóa chất hoặc chất tẩy rửa, người bệnh có thể sử dụng dầu gội đầu để điều trị và kiểm soát triệu chứng ngứa, khô hoặc bong tróc trên da. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên lựa chọn và sử dụng một vài loại dầu gội có tính chất làm sạch, kháng khuẩn và chống nấm. Tốt nhất, người bệnh nên chọn các sản phẩm dầu gội đầu chứa các thành phần sau:

  • Kẽm Pyrithione
  • Lưu huỳnh
  • Axit Salicylic
  • Nhựa than
  • Sunfua Selen
  • Ketoconazole

Sử dụng dầu gội chữa viêm da tiết bã ở da đầu thường xuyên giúp làm giảm và kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình dùng, bệnh nhân nên tuân thủ theo hướng dẫn trên nhãn hoặc từ dược sĩ. Không nên lạm dụng các loại dầu gội chứa chất chống nấm mỗi ngày. Bởi các sản phẩm này có thể gây tác dụng phụ như làm tóc sáng màu, tăng độ nhạy cảm của da đầu với ánh sáng mặt trời, tăng khả năng kích hoạt bệnh chàm bùng phát.

Chàm da đầu
Kiểm soát triệu chứng chàm da đầu bằng dầu gội chứa chất kháng khuẩn, chống nấm tự nhiên

3. Kiểm soát triệu chứng chàm da đầu bằng giữ ẩm da đầu

Cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, da đầu cũng cần được giữ ẩm, nhất là trong trường hợp mắc bệnh chàm. Người bệnh có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm da đầu dưới dạng gel hoặc xịt như gel Doublebase®, Diprobase® hoặc Emollin®. Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm kem dưỡng phù hợp, bệnh nhân nên chú ý thành phần và nguồn gốc. Tốt nhất nên chọn những loại kem dưỡng da đầu có nguồn gốc uy tín, không chứa thành phần hóa học độc hại như hương liệu, chất bảo quản, tạo màu,...

Bên cạnh dùng kem dưỡng ẩm da đầu, bệnh nhân có thể áp dụng các lựa chọn khác từ tự nhiên như dùng dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạnh nhân hoặc một vài dầu khoáng không mùi của em bé. Cách dùng rất đơn giản, bệnh nhân thoa kem dưỡng ẩm hoặc loại dầu chọn điều trị lên vùng da đầu bị bệnh chàm, massage nhẹ, để qua đêm và rửa sạch lại bằng nước ấm vào sáng hôm sau.

Mặt khác, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu có tính chất giữ ẩm và kháng khuẩn, nấm tự nhiên để cải thiện triệu chứng bệnh viêm da tiết bã ở da đầu. Một vài loại tinh dầu có tác dụng giảm nhanh tình trạng ngứa và bong tróc da do chàm được khuyên dùng như:

  • Tinh dầu cây trà
  • Tinh dầu hoa oải hương
  • Tinh dầu khuynh diệp
  • Tinh dầu bạc hà

Trong quá trình sử dụng tinh dầu điều trị bệnh chàm, người bệnh nên chú ý pha loãng. Không dùng trực tiếp lên da đầu nhằm tránh gây kích ứng da khiến triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng.

Câu hỏi thường gặp

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?

  • Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
  • Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.

Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.

  • Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
    • Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
    • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.

  • Nguy cơ để lại sẹo:

    • Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
    • Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
  • Phòng ngừa sẹo:

    • Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
    • Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
    • Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách

Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

  • Các biến chứng tiềm ẩn:

    • Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
    • Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
    • Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:

    • Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
    • Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
    • Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả

Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu trả lời là KHÔNG.

  • Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
  • Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
  • Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.

Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan