Chữa hắc lào bằng chuối xanh là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Hiệu quả có thể cảm nhận sau vài ngày tuy nhiên cách này thường chỉ thích hợp cho các trường hợp bệnh nhẹ.
Hiệu quả của cách dùng chuối xanh chữa hắc lào
Một số tài liệu cho rằng nhựa chuối xanh có tác dụng làm se tự nhiên cho da. Đồng thời nó còn giúp các tổn thương trên da nhanh chóng được phục hồi. Đặc biệt, một số thành phần trong nhựa chuối xanh có tác dụng tiêu diệt nấm gây bệnh trên da. Chính vì thế, kinh nghiệm dân gian dùng nhựa của loại quả này để chữa bệnh hắc lào.
Theo phân tích của các chuyên gia thì cách điều trị này thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu hắc lào đã chuyển nặng hoặc có dấu hiệu xuất hiện biến chứng thì người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra để được điều trị thích hợp. Cách dùng nhựa chuối xanh trong những trường hợp nặng gần như không có kết quả. Thậm chí, nếu vết thương đã nhiễm trùng thì cách điều trị này đôi khi sẽ phản tác dụng.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cho rằng phương pháp chữa hắc lào bằng chuối xanh thường chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Nếu không tìm được nguyên nhân và tập trung khắc phục thì hắc lào vẫn có nguy cơ tái phát trong tương lai. Nhất là khi để da tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố dị nguyên.
Cách chữa hắc lào bằng chuối xanh
Chuẩn bị nguyên liệu
Số quả chuối xanh cần chuẩn bị phụ thuộc vào diện tích vùng da bị hắc lào. Thông thường bạn chỉ cần 1 – 2 quả/1 ngày. Nên chọn chuối mới vừa hái khỏi cây để thu được nhựa nhiều nhất. Nếu có thể, bạn hãy chọn những loại được trồng tự nhiên, không chứa thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, chất lượng chuối dùng để chữa hắc lào không nên quá già hoặc quá non. Ưu tiên chọn những trái có vỏ nhẵn và không bị hư hại.
Về giống chuối, bạn có thể dùng nhiều loại khác nhau. Ví dụ như chuối già hương, chuối sứ, chuối hột… Tuy nhiên, nhựa chuối tiêu xanh được đánh giá là có giá trị dược liệu cao nhất trong tất cả các loại chuối.
Chi tiết cách dùng chuối xanh chữa hắc lào:
- Chuối để nguyên trái, không gọt vỏ;
- Ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại dưới vòi nước đang chảy. Mục đích của việc này là loại bỏ các vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn bám ngoài vỏ;
- Làm sạch vùng da bị bệnh rồi dùng khăn mềm thấm khô nước;
- Cắt chuối thành lát mỏng rồi dùng nó chà nhẹ nhàng lên chỗ da bị hắc lào. Đảm bảo toàn bộ vùng da bị bệnh đều được phủ một lớp mỏng nhựa chuối;
- Chờ trong khoảng 1 giờ đồng hồ để nhựa chuối thấm vào da thì vệ sinh lại bằng nước sạch
Lưu ý về cách thức bôi nhựa chuối xanh chữa hắc lào
Không phải vị trí nào trên da bị hắc lào cũng có thể bôi nhựa chuối. Người bệnh không bôi nhựa chuối lên những vùng da mỏng và nhạy cảm như mắt, háng và bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, với đối tượng là phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng cách điều trị này.
Ngoài ra, chữa hắc lào bằng chuối xanh chỉ hiệu quả với những vết hắc lào nhỏ và ở vị trí dễ bôi. Không bôi lên nhựa chuối vùng da có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc có vết thương hở.
Mặt khác, sau vài lần bôi nhựa chuối nhưng các dấu hiệu của bệnh vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Đồng thời, khi xuất hiện các biểu hiện bất thường trên da hoặc ở các bộ phận khác trong cơ thể, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ biết.
Mất bao lâu để khỏi hắc lào khi chữa bằng chuối xanh?
Kinh nghiệm dân gian cho biết dùng nhựa chuối xanh chữa hắc lào mất bao lâu khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, trong khoảng 6 -10 ngày là có thể khỏi bệnh. Mỗi ngày cần bôi liên tục từ 6 – 7 lần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần nhiều hơn thời gian này.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chữa hắc lào bằng chuối xanh
Cùng một phương pháp dùng chuối xanh, nhưng có người nhanh khỏi, có người lâu khỏi. Thậm chí không có tác dụng. Điều đó chứng tỏ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả này. Thông thường, những yếu tố dưới đây sẽ tác động nhiều đến hiệu quả chữa trị:
- Đặc thù cơ địa của từng người: Dễ dị ứng hoặc bình thường, có bị dị ứng với nhựa chuối xanh hay không…;
- Mức độ bệnh: Nhẹ, nặng hay đang chuyển sang biến chứng….;
- Tần suất thực hiện: mỗi ngày và mỗi tuần;
- Cách chăm sóc da: Tắm rửa vệ sinh da, mức độ tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, trang phục…
- Ăn uống và sinh hoạt trong quá trình điều trị: Chế độ dinh dưỡng, vấn đề sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng, cung cấp nước cho cơ thể, yếu tố tinh thần…
Lưu ý ngăn ngừa hắc lào tái phát sau khi điều trị bằng chuối xanh
Hắc lào là bệnh lý về da không khó chữa nhưng dễ tái phát. Do đó, để khỏi hoàn toàn bệnh này, ngoài tác động vào nguyên nhân gây bệnh, bạn còn phải lưu ý thêm những điều dưới đây:
- Luôn chú ý giữ vệ sinh cho da;
- Diệt nấm thường xuyên đối với các đồ dùng cá nhân: Chăn màn, quần áo, ga giường… bằng cách giặt sạch rồi phơi ngoài nắng;
- Không mặc chung quần áo hay dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác;
- Môi trường sống và làm việc cần đảm bảo khô thoáng, tránh ẩm ướt;
- Không để mồ hôi bết dính quá lâu trên da;
- Hạn chế mặc quần áo quá chặt;
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học mỗi ngày. Luôn chú ý bổ sung thêm nhiều loại rau củ quả tươi trong khẩu phần ăn;
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái;
- Luyện tập thể dục vừa sức mỗi ngày;
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần 1 năm.
Bệnh hắc lào, do vi nấm gây ra, là một bệnh ngoài da phổ biến và có khả năng lây lan cao.
- Lây truyền trực tiếp: Qua tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm bệnh.
- Lây truyền gián tiếp: Qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, hoặc tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm nấm.
Để phòng ngừa lây lan:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương của người bệnh.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Giữ da luôn khô thoáng, đặc biệt là ở những vùng dễ bị ẩm ướt như nếp gấp da.
Nếu nghi ngờ bị hắc lào, hãy đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh hắc lào, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, không thể tự khỏi nếu không có can thiệp y tế.
- Nguyên nhân: Do nhiễm nấm, bệnh dễ lây lan và gây tổn thương da.
- Triệu chứng: Vùng da đỏ, ngứa, có vảy, hình tròn hoặc bầu dục.
- Nguy cơ: Nếu không điều trị, bệnh có thể lan rộng, gây biến chứng, để lại sẹo.
- Điều trị: Sử dụng thuốc chống nấm theo chỉ định của bác sĩ.
- Phòng ngừa: Vệ sinh cá nhân tốt, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Đừng chủ quan với hắc lào! Hãy thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc.
Bệnh hắc lào tuy là bệnh ngoài da phổ biến, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.
- Lây lan: Hắc lào có khả năng lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác trên cơ thể và lây sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Tổn thương da: Hắc lào nặng có thể gây viêm da, phồng rộp, đau rát, thậm chí để lại sẹo.
- Ảnh hưởng tâm lý: Ngứa ngáy và tổn thương da do hắc lào có thể gây khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, hắc lào hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện và xử lý sớm. Hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.