Cách trị chàm theo dân gian là phương pháp điều trị khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà và đem lại hiệu quả điều trị khá tốt cho người bệnh. Vậy các cách chữa bệnh chàm bằng dân gian nào có thể được áp dụng?
TOP 12+ cách trị chàm theo dân gian
Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh Eczema là một bệnh lý da liễu thuộc thể mãn tính có các đặc trưng là những mụn nước mọc sâu dưới da thành từng mảng gây ngứa ngáy, khô da và bong tróc rất khó chịu.
Bệnh lý này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nhưng có thể khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Bệnh thuộc thể mãn tính, là bệnh tự miễn liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch của người bệnh nên việc điều trị bệnh triệt để rất khó khăn.
Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh chàm đều đạt mục tiêu kiểm soát các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh bùng phát. Dưới đây là một số cách trị chàm theo dân gian người bệnh có thể áp dụng tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh.
Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng lá ổi
Lá ổi là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong điều trị một số bệnh da liễu nhờ có tác dụng chống viêm, cầm máu và tiêu độc. Từ lâu, dân gian đã sử dụng lá ổi để điều trị các bệnh lý da liễu như chàm, viêm da, nhiễm trùng hoặc nổi mề đay…
Các nhà khoa học cho biết, trong lá ổi có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, ngừa oxy hóa và chống nhiễm trùng, từ đó giúp làm dịu da, giảm ngứa và cấp ẩm cho da. Sử dụng lá ổi trị bệnh chàm bằng cách:
- Chuẩn bị: 250gr lá ổi tươi, 1 lít nước.
- Đun sôi nước sau đó cho lá ổi vào và tiếp tục đun trong vùng 5 phút.
- Để nước nguội bớt sau đó dùng ngâm rửa vùng da bị chàm trong vòng 30 phút.
- Nên rửa bằng nước lá ổi hàng ngày và áp dụng thường xuyên.
Cách trị chàm theo dân gian bằng cây núc nác
Cây núc nác là nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc dân gian trị bệnh chàm hóa, chàm đỏ hay các dạng chàm khác. Cây núc nác còn gọi là hoàng bá nam có tác dụng chống dị ứng, chống khuẩn, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh rất tốt.
Người bệnh có thể điều trị chàm tại nhà bằng cách núc nác theo cách sau:
- Chuẩn bị: 50gr cây núc nác, 50gr vỏ hòa thực, 30gr cây é đỏ, 30gr lá cây cù đèn.
- Sơ chế nguyên liệu và sắc thành thuốc trong vòng 10 phút.
- Dùng nước thuốc núc nác để ngâm rửa vùng da bị chàm sau đó làm sạch da với nước ấm.
Trị chàm tại nhà bằng lá sim
Phương pháp sử dụng lá sim trị chàm cũng được nhiều người áp dụng do lá sim có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, làm mát da. Đặc biệt, trong lá sim có chứa hoạt chất Rhodomyrtone được coi là một chất kháng sinh tự nhiên chống viêm rất tốt.
- Chuẩn bị: 2 nắm lá sim tươi, rửa sạch và để ráo nước.
- Nấu lá sim với nước cho đến khi hỗn hợp cô đặc thành cao.
- Sử dụng cao lá sim thoa lên vùng da chàm đã được rửa sạch và để trong khoảng 20 phút.
- Làm sạch lại da bằng nước ấm và lau khô da.
Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng làm mềm, cấp ẩm cho da từ đó giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả. Ngoài ra, dầu dừa còn có tác dụng kháng nấm, phòng ngừa nhiễm khuẩn cho người bệnh. Vì thế, có thể sử dụng dầu dừa trị bệnh chàm bằng cách:
- Làm sạch vùng da bị chàm, lau khô và thoa dầu dừa.
- Người bệnh massage nhẹ nhàng trong vòng 20 phút sau đó vệ sinh bằng nước ấm.
- Nên sử dụng dầu dừa từ 1 đến 2 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.
Sử dụng nha đam
Nha đam là nguyên liệu không thể thiếu trong các sản phẩm chăm sóc da, làm đẹp và điều trị các bệnh da liễu. Nha đam có chứa nhiều nước giúp cấp ẩm rất tốt và chứa các khoáng chất giúp giảm kích ứng da, giảm sưng viêm và làm dịu da.
Người bệnh sử dụng nha đam trị bệnh chàm bằng cách:
- Chuẩn bị lá nha đam, bỏ vỏ và lấy gel nha đam.
- Vệ sinh vùng da bị chàm sau đó bạn thoa đều gel nha đam, massage trong vòng 20 phút rồi rửa sạch với nước.
- Thoa gel nha đam từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Cách trị chàm theo dân gian bằng lá trầu không
Lá trầu không không chỉ là bài thuốc chữa bệnh cảm, đau họng hoặc đau nhức xương khớp mà còn là dược liệu được sử dụng để điều trị chàm tổ đỉa rất tốt.
Có được công dụng đó là nhờ trong lá trầu không có chứa hoạt chất Phenolic, tinh dầu giúp chống viêm, tiêu sưng, giảm đau, giảm ngứa và ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả. Cách áp dụng cho người bệnh như sau:
- Sử dụng 1 nắm lá trầu không, làm sạch và giã nhuyễn lấy nước.
- Lấy nước lá trầu không thoa lên vùng da bị bệnh, để qua đêm sau đó rửa sạch lại với nước.
- Ngoài ra, người bệnh có thể vò nhẹ lá trầu không và chà xát nhẹ nhàng lên da trong vòng 20 phút cũng có tác dụng điều trị tương tự.
Dưa chuột trị bệnh chàm
Dưa chuột có chứa hàm lượng nước rất lớn, giúp cấp ẩm, làm mềm da và phục hồi tổn thương da nhanh chóng. Do đó, khi bị chàm, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng dưa chuột để điều trị bằng cách:
- Các bạn chuẩn bị 2 quả dưa chuột, ngâm muối sau đó thái thành từng lát mỏng và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.
- Sử dụng dưa đã chuẩn bị đắp lên vùng da bị bệnh trong vòng 15 phút rồi rửa sạch da với nước.
- Nên đắp dưa chuột từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Trị bệnh chàm tại nhà bằng nghệ vàng
Nhờ tác dụng giảm sưng viêm, giảm ngứa và tái tạo da rất tốt, nghệ cũng được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh chàm.
- Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, sơ chế và giã lấy nước cốt.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh và thoa dung dịch nghệ lên da trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch.
- Áp dụng phương pháp này từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh.
Sử dụng lá trà xanh
Lá trà xanh có chứa rất nhiều hoạt chất quý như Sterol, hợp chất EGCG và Catechin giúp giảm sưng, chống viêm và ngăn ngừa oxy hóa. Người bị bệnh chàm có thể sử dụng lá trà xanh điều trị bệnh bằng cách:
- Chuẩn bị 200gr lá trà xanh tươi, rửa sạch.
- Nấu trà xanh với khoảng 1,5 lít nước, thêm một chút muối.
- Sau khi nước nguội bớt có thể sử dụng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Nên rửa bằng nước lá trà xanh hàng ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Dùng muối trắng trị bệnh chàm
Muối giúp sát khuẩn, làm sạch da và kháng viêm rất tốt. Vì thế đây là nguyên liệu không thể thiếu trong điều trị bệnh chàm ở chân hoặc các vị trí khác. Người bệnh có thể sử dụng muối bằng cách:
- Rang một vài thìa muối trắng trên chảo nóng cho đến khi muối chuyển màu vàng.
- Thoa muối đã rang lên vùng da bị bệnh và chà xát nhẹ nhàng giúp làm sạch da.
- Lưu ý nên thoa khi muối đã nguội bớt để tránh bị bỏng.
Sử dụng cây đàn hương – Cách trị chàm theo dân gian
Đàn hương là một vị thuốc quý có công dụng giảm sưng, tiêu viêm và giúp dưỡng ẩm, làm sáng da rất tốt. Cách sử dụng đàn hương trị bệnh chàm như sau:
- Chuẩn bị một ít bột gỗ đàn hương, trộn với nước để tạo thành hỗn hợp sệt.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị bệnh đã được làm sạch, bệnh nhân massage trong vòng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Sử dụng lá khế trị bệnh chàm theo dân gian
Lá khế được dân gian áp dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh ngoài da trong đó có chàm, tổ đỉa. Lá khế giúp sát khuẩn, kháng viêm và làm lành da rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng lá khế bằng cách:
- Chuẩn bị lá khế tươi, rửa sạch, ngâm nước muối và để ráo nước.
- Đun sôi nước sau đó cho lá khế vào đun trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Đợi nước lá khế nguội bớt và dùng để vệ sinh vùng da bị chàm hàng ngày.
- Người bệnh cũng có thể uống nước lá khế để điều trị bệnh từ bên trong.
Cách trị chàm theo dân gian bằng chuối xanh
Một trong những cách chữa bệnh chàm bằng dân gian không thể bỏ qua là sử dụng chuối xanh. Chuối xanh có thể dùng được cả phần thịt và phần vỏ giúp giảm viêm, sát khuẩn, chống oxy hóa rất tốt.
Bên cạnh đó, nhựa chuối xanh giúp tăng cường khả năng đề kháng của da, làm lành vết thương da hiệu quả. Cách sử dụng chuối xanh như sau:
- Chuẩn bị khoảng 1, 2 quả chuối xanh, rửa sạch và ngâm nước muối loãng.
- Thái chuối thành từng lát mỏng và đắp lên vùng da bị chàm. Lưu ý bạn cần làm sạch da trước khi đắp và sử dụng băng gạc để cố định.
- Để qua đêm và tháo băng sau khi ngủ dậy.
Lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh chàm theo dân gian
Các cách điều trị bệnh chàm tại nhà được thực hiện khá đơn giản và có hiệu quả nhất định cho người bệnh. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt nhất và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần chú ý:
- Khi lựa chọn điều trị bằng mẹo dân gian, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để có hiệu quả tốt.
- Trước khi sử dụng, cần làm sạch các nguyên liệu và đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch sẽ, không có hóa chất.
- Các phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng điều trị bệnh triệt để. Do đó, người bệnh nên thăm khám và điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không áp dụng khi da có dấu hiệu bội nhiễm.
- Người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách hàng ngày, tránh gãi, cào lên da để ngừa lây lan.
- Tăng cường thể lực và sức đề kháng bằng cách tập luyện thể thao và có chế độ dinh dưỡng khoa học.
- Nên nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái vì stress chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh chàm bùng phát.
Trên đây là các cách trị chàm theo dân gian mà người bệnh có thể áp dụng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp người bệnh lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất, kết hợp với cách điều trị tích cực và chăm sóc da khoa học để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhất.
Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?
- Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
- Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
- Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.
Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.
- Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
- Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
- Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.
Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.
-
Nguy cơ để lại sẹo:
- Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
- Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
- Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
-
Phòng ngừa sẹo:
- Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
- Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
- Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách
Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
-
Các biến chứng tiềm ẩn:
- Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
- Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
- Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
-
Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:
- Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
- Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
- Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả
Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Câu trả lời là KHÔNG.
- Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
- Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
- Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.
Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.