Chữa hắc lào bằng lá trầu không có công dụng giảm viêm sưng, làm dịu cơn ngứa ngáy và ngừa bội nhiễm. Đây là mẹo chữa bệnh được áp dụng phổ biến trong dân gian do có độ an toàn cao và cách thực hiện đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá trầu không trong điều trị bệnh hắc lào và hướng dẫn thực hiện giúp nhanh chóng mang lại hiệu quả.

Công dụng của lá trầu trong chữa bệnh hắc lào

Hắc lào là bệnh lý da liễu nhiễm trùng da do nấm cạn, tác nhân chính gây ra bệnh là vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes. Thông thường, loại vi nấm gây bệnh luôn tồn tại trên bề mặt da với số lượng vừa phải. Nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển mạnh mẽ, tấn công gây tổn thương đến bề mặt da và phát sinh triệu chứng của bệnh hắc lào. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng ngứa ngáy, viêm sưng và nổi mụn nước tại vùng da bị bệnh. Nếu không tiến hành can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ phát sinh nhiều biến chứng khó lường.

Trầu không là cây thân leo thường sống bám trên hàng rào hoặc bờ tường, lá cây có màu xanh và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Có thể nói, trầu không là loại cây gắn liền với phong tục tập quán người Việt Nam, chúng được sử dụng phổ biến trong lễ cưới hỏi, người già dùng để nhai cùng với vôi trầu,… Ngoài ra, trầu không còn được biết đến là dược liệu trong Đông y, chúng được tận dụng rất nhiều trong các mẹo dân gian giúp cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau.

Tận dụng lá trầu không để điều trị bệnh hắc lào tại nhà
Tận dụng lá trầu không để điều trị bệnh hắc lào tại nhà

Dùng lá trầu không để điều trị bệnh hắc lào là mẹo được ứng dụng rất rộng rãi và phản hồi tốt về hiệu quả mang lại. Với tính ấm của dược liệu này khi tác động vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả giảm sưng viêm, tán hàn và chống viêm. Ngoài ra, trầu không còn được biết đến như một loại dược liệu có tác dụng sát khuẩn mạnh. Khi dùng để điều trị bệnh hắc lào sẽ đẩy lùi phản ứng viêm sưng, giảm ngứa và loại bỏ các tác nhân gây hại tồn tại trên bề mặt da.

Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, thành phần hoạt chất tìm thấy bên trong lá trầu không còn mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào nói riêng. Lượng tinh dầu và chất béo trong dược liệu sẽ có công dụng cấp ẩm cho da và làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu, từ đó tình trạng da khô và bong tróc sẽ dần được cải thiện.

Thành phần Vitamin C, Carotin và Thiamin trong lá trầu còn hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ da và ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại tồn tại trên về mặt da. Đồng thời, kích thích làm lành tổn thương tại lớp biểu bì giúp vùng da bị bệnh nhanh chóng khôi phục lại trạng thái ban đầu. Hai thành phần Betel phenol và chavibetol tìm thấy trong dược liệu còn có khả năng chống nấm, ngăn ngừa tổn thương phát triển lan rộng sang các vùng da lành.

Hướng dẫn chữa hắc lào bằng lá trầu không

Trầu không được đánh giá là dược liệu lành tính và an toàn đối với sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tận dụng để điều trị bệnh hắc lào cho cả trẻ em và người lớn tuổi. Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều phương pháp chữa hắc lào bằng lá trầu không, nhưng bạn cần phải có sự chọn lọc để lựa chọn được phương pháp chữa trị tốt nhất giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Dưới đây là tổng hợp một số cách chữa bệnh hắc lào bằng lá trầu không bạn có thể tham khảo:

1. Thoa nước ép lá trầu không

Dùng nước cốt lá trầu không bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh là mẹo dân gian có cách thực hiện rất đơn giản. Ở cách này da sẽ dễ dàng hấp thu được thành phần dược tính có trong lá trầu và phát huy công dụng. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

– Nguyên liệu:

  • 5 – 7 lá trầu không bánh tẻ

– Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem đi rửa sạch bụi bẩn, cho vào chậu ngâm cùng với nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Vớt lá trầu ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi để cho ráo, dùng dao thái nhỏ lá trầu rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với một ít nước.
  • Vắt lấy phần nước cốt lá trầu không thu được và bỏ bã, sử dụng nước này thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị sau khi đã được vệ sinh thật sạch sẽ.
  • Thực hiện massage chừng 15 phút để da có thời gian thẩm thấu thành phần dược tính trong lá trầu.
  • Cuối cùng dùng nước mát rửa sạch da, dùng khăn thấm khô nước rồi thoa thêm 1 lớp kem dưỡng ẩm.
Thoa nước cốt lá trầu không lên trực tiếp vùng da bị bệnh để điều trị hắc lào
Thoa nước cốt lá trầu không lên trực tiếp vùng da bị bệnh để điều trị hắc lào

2. Ngâm rửa nước lá trầu không chữa bệnh

Muối biển là nguyên liệu có tính sát khuẩn mạnh, được sử dụng rất nhiều trong các mẹo dân gian để cải thiện các bệnh lý viêm nhiễm. Nếu bạn dùng kết hợp lá trầu không và muối biển để trị hắc lào sẽ giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Dưới đây là hướng dẫn nấu nước ngâm rửa từ lá trầu không và muối biển trị bệnh bạn có thể tham khảo:

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không tươi
  • 1 thìa muối hạt

– Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo. Sau đó dùng tay vò nhàu hết toàn bộ số là trầu trên.
  • Cho lá trầu không vào nồi cùng với 2 lít nước, bắc lên bếp đun đến khi nước sôi lên thì vặn nhỏ lửa lại.
  • Tiếp tục đun chừng 5 phút nữa thì tắt bếp rồi đổ nước ra chậu. Cho thêm vào một ít muối hạt rồi khuấy cho tan hết.
  • Đợi cho nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh, tận dụng phần bã lá trầu chà xát lên vùng da bị tổn thương.
  • Nếu vùng da bị tổn thương do hắc lào phát triển lan rộng thì bạn có thể dùng nước này để tắm rửa.

3. Dùng kết hợp trầu không và rau răm

Dùng kết hợp lá trầu không và rau răm để điều trị bệnh hắc lào cũng là phương pháp mang lại hiệu quả khá tốt. Thành phần hoạt chất decanol và decanal tìm thấy bên trong rau răm có tác dụng chống viêm nhiễm rất tốt, giúp ức chế hoạt động và sự phát triển lan rộng của vi nấm gây bệnh. Bạn có thể thực hiện chữa bệnh bằng lá trầu không và rau răm theo hướng dẫn dưới đây:

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không tươi
  • 1 nắm lá rau răm tươi
  • 1/2 trái chanh tươi
  • Ít muối biển

– Cách thực hiện:

  • Đem hai dược liệu trên đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng chừng 10 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho cả hai vào trong nồi đun sôi cùng với 2 lít nước, đun khoảng 10 phút thì tắt bếp. Sau đó vắt nước cốt chanh và cho muối biển vào rồi khuấy đều cho tan hết.
  • Đổ hỗn hợp nước trên ra chậu để cho nguội bớt, sau đó dùng khăn sạch thấm vào hỗn hợp nước này và lau nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh.
  • Thực hiện lặp lại cách này nhiều lần để thành phần dược tính có trong dược liệu thẩm thấu vào da và phát huy công dụng.

4. Chữa hắc lào bằng dầu dừa và trầu không

Dùng kết hợp dầu dừa với lá trầu không những mang lại hiệu quả sát khuẩn mà còn có tác dụng cấp ẩm và làm dịu cơn ngứa ngáy trên bề mặt da. Việc thường xuyên áp dụng phương pháp chữa bệnh này còn hạn chế được nguy cơ bội nhiễm và hỗ trợ làm lành tổn thương do bệnh gây ra. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo

– Nguyên liệu:

  • 5 – 7 lá trầu không bánh tẻ tươi
  • Một ít dầu dừa nguyên chất

– Cách thực hiện:

  • Trầu không đem đi sơ chế sạch sẽ tương tự các cách trên rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với một ít nước rồi vắt lấy nước cốt.
  • Trộn đều nước cốt lá trầu không với dầu dừa nguyên chất theo tỷ lệ 1:1. Sau đó thoa hỗn hợp này lên trên vùng da cần điều trị.
  • Chú ý rửa sạch da trước khi thực hiện bôi thuốc để tránh bị viêm nhiễm và nâng cao khả năng hấp thụ của làn da.
  • Dùng tay massage nhẹ nhàng rồi để yên chừng 15 phút, sau đó dùng nước mát để làm sạch da.

Chữa hắc lào bằng lá trầu không có thực sự tốt không?

Dùng lá trầu không điều trị bệnh hắc lào là mẹo chữa bệnh có rất nhiều ưu điểm nổi bật như dễ thực hiện, ít gây kích ứng đến làn da, giá thành chữa bệnh rẻ,… Chính vì thế dược liệu này được rất nhiều người bệnh tận dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh hắc lào.  Tuy nhiên, do đây là mẹo chữa bệnh có nguồn gốc là dược liệu tự nhiên nên hiệu quả mang lại rất chậm, không nhanh chóng như Tây y. Khi áp dụng, yêu cầu người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài thì bệnh mới có tiến triển tích cực.

Một điều mà người bệnh cũng nên quan tâm đó là đối tượng thực hiện. Không phải tất cả các trường hợp áp dụng phương pháp trị bệnh này đều mang lại hiệu quả tốt mà chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, mức độ hấp thụ thuốc, phương pháp áp dụng, mức độ bệnh trạng,… Thông thường, lá trầu không chỉ mang lại hiệu quả chữa trị tốt đối với những thể hắc lào nhẹ với đường kính vùng da tổn thương không vượt quá 5cm.

Lưu ý khi chữa hắc lào bằng lá trầu không

Dùng lá trầu không chữa hắc lào chỉ là mẹo được lưu truyền trong dân gian và chưa được khoa học kiểm chứng, mặc dù được đánh giá là phương pháp trị bệnh lành tính nhưng trong quá trình áp dụng người bệnh cũng cần phải hết sức cẩn thận. Để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả mang lại thì khi thực hiện bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

Chú ý trong khâu lựa chọn dược liệu chữa bệnh giúp nâng cao hiệu quả mang lại
Chú ý trong khâu lựa chọn dược liệu chữa bệnh giúp nâng cao hiệu quả mang lại
  • Để tình trạng bệnh được kiểm soát tốt, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trị bệnh từ lá trầu không thì bạn cũng cần phải chú ý dưỡng ẩm cho làn da, kết hợp với dùng thuốc và chăm sóc hợp lý.
  • Nên chọn mua những lá trầu không bánh tẻ để trị bệnh vì thành phần dược tính có trong lá trầu không bánh tẻ khá cao. Trước khi tận dụng để trị bệnh bạn cần vệ sinh dược liệu sạch sẽ và ngâm với nước muối loãng để tránh gây nhiễm trùng da.
  • Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc bị dị ứng với thành phần dược tính có trong lá trầu không thì không nên áp dụng phương pháp trị bệnh này. Sau khi áp dụng nếu thấy làn da có dấu hiệu kích ứng thì hãy ngừng lại và tham khảo ý kiến chuyên gia về cách xử lý.
  • Tuyệt đối không dùng tay cào gãi hoặc chà xát lên vùng da bị bệnh, thói quen này sẽ gây ra các vết thương hở trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập.
  • Trong quá trình điều trị bệnh bạn cũng nên chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý. Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng khiến triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Dùng lá trầu không chữa bệnh chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứ không mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm. Vì thế bạn không nên quá phụ thuộc vào phương pháp chữa bệnh này cũng như các mẹo dân gian khác.
  • Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất bạn hãy tiến hành thăm khám chuyên khoa và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Sau thời gian dài kiên trì thực hiện mà bệnh không tiến triển tốt thì bạn nên tìm đến phương pháp chữa trị khác tích cực hơn.

Dùng lá trầu không chữa bệnh hắc lào mang lại hiệu quả tốt đối với những trường hợp bệnh nhẹ với vùng da tổn thương nhỏ. Nếu bệnh hắc lào đã tiến triển nặng với tổn thương lan rộng thì dùng lá trầu không trị bệnh sẽ không mang lại hiệu quả tích cực. Tốt nhất, nếu nghi ngờ bản thân bị hắc lào thì bạn nên tiến hành thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.


Câu hỏi thường gặp

Bệnh hắc lào, do vi nấm gây ra, là một bệnh ngoài da phổ biến và có khả năng lây lan cao.

  • Lây truyền trực tiếp: Qua tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm bệnh.
  • Lây truyền gián tiếp: Qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, hoặc tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm nấm.

Để phòng ngừa lây lan:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương của người bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Giữ da luôn khô thoáng, đặc biệt là ở những vùng dễ bị ẩm ướt như nếp gấp da.

Nếu nghi ngờ bị hắc lào, hãy đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh hắc lào, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, không thể tự khỏi nếu không có can thiệp y tế.

  • Nguyên nhân: Do nhiễm nấm, bệnh dễ lây lan và gây tổn thương da.
  • Triệu chứng: Vùng da đỏ, ngứa, có vảy, hình tròn hoặc bầu dục.
  • Nguy cơ: Nếu không điều trị, bệnh có thể lan rộng, gây biến chứng, để lại sẹo.
  • Điều trị: Sử dụng thuốc chống nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh cá nhân tốt, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Đừng chủ quan với hắc lào! Hãy thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc.

Bệnh hắc lào tuy là bệnh ngoài da phổ biến, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.

  • Lây lan: Hắc lào có khả năng lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác trên cơ thể và lây sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Tổn thương da: Hắc lào nặng có thể gây viêm da, phồng rộp, đau rát, thậm chí để lại sẹo.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Ngứa ngáy và tổn thương da do hắc lào có thể gây khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, hắc lào hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện và xử lý sớm. Hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan