Bị vảy nến nên kiêng ăn gì, nên ăn gì là thắc của rất nhiều người bệnh, bởi chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đều hiệu quả phòng và điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lời khuyên về chế độ ăn người bệnh có thể tham khảo ngay.
Bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì? 7 nhóm thực phẩm cần tránh xa
Vảy nến là một bệnh da liễu phổ biến, khởi phát do các rối loạn liên quan đến miễn dịch và di truyền. Theo các chuyên gia, dinh dưỡng và thức ăn là một trong những yếu tố thúc đẩy làm khởi phát hoặc nặng thêm các triệu chứng bệnh vảy nến. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đôi khi mang lại hiệu quả cải thiện, kiểm soát triệu chứng và ngừa tái phát tốt hơn bất kỳ loại thuốc nào.
Do vậy, người bệnh vảy nến nên biết mình cần ăn gì, kiêng gì để không làm bệnh tồi tệ hơn đồng thời rút ngắn thời gian điều trị. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh vảy nến cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh:
Thực phẩm có nhiều protein và mùi tanh
Đó là những loại hải sản như tôm, cua, cá, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng, xúc xích, gà, đồ hộp, trứng,… Các loại thực phẩm này chứa nhiều protein lạ, có thể kích thích các phản ứng quá mẫn, làm giải phóng các chất trung gian hóa học gây dị ứng. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu nhiều hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến bệnh lâu lành hơn.
Thực phẩm chứa nhiều Gluten
Một số nghiên cứu cho rằng, những người bị bệnh vảy nến có tỷ lệ nhạy cảm hoặc không dung nạp Gluten khá cao. Ngoài ra, gluten còn có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khiến da lâu lành hơn. Do vậy, người bị vảy nến nên kiêng ăn những thực phẩm có nhiều gluten như: Lúa mì, lúa mạch, mì ống, mì sợi, mạch nha và các chế phẩm từ những thực phẩm này.
Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị
Thường xuyên dung nạp các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị như ớt, tiêu, mù tạt có thể làm tăng nặng các triệu chứng bệnh vảy nến. Ngoài ra, thức ăn cay còn khiến da dễ bị viêm nhiễm, lâu khỏi hơn. Một số nghiên cứu còn chỉ ra, những người có thói quen ăn cay có tỷ lệ bị vảy nến cao hơn những người không ăn cay.
Do vậy, để quá trình điều trị bệnh được suôn sẻ, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát vảy nến, người bệnh nên kiêng tối đa dung nạp các thực phẩm cay nóng và các loại gia vị cay.
Bị bệnh vảy nến kiêng ăn gì? – Các loại thịt đỏ
Một số nghiên cứu mối quan hệ giữa thịt đỏ và bệnh vảy nến cho thấy những người thường xuyên ăn thịt đỏ có nguy cơ khởi phát hoặc mắc bệnh nặng hơn so với người bình thường. Hơn nữa, sử dụng quá nhiều thịt đỏ còn khiến cơ thể tăng sản xuất các hormon tiêu cực, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây cản trở quá trình phục hồi bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ ra khỏi thực đơn vì đây vẫn là một trong những nhóm thực phẩm quan trọng. Hãy cân bằng lượng thịt đỏ tiêu thụ mỗi ngày để hạn chế các nguy cơ bệnh tật tốt nhất.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Một số thành phần trong sữa có thể gửi các tín hiệu bất thường, kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động làm triệu chứng bệnh vảy nến nặng hơn. Do vậy, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh.
Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, muối, dầu mỡ
Đường có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Muối làm tế bào da dễ mất nước, trở nên khô và dễ dị ứng hơ. Do vậy, các thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ luôn đứng trong top những thực phẩm người bệnh vảy nến nên kiêng khem nếu không muốn bệnh nặng hơn.
Rượu bia và các chất kích thích
Rượu bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá có thể làm tăng các phản ứng viêm, kích thích hệ miễn dịch hoạt động nhiều hơn, đồng thời khiến da dễ mất nước, khô teo. Đây cũng là những tác nhân được một số chuyên gia cho rằng có thể làm bùng phát bệnh vảy nến. Do vây, tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác là điều người bệnh vảy nến nên làm để hạn chế tối đa nguy cơ khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị hơn.
Ngoài những nhóm thực phẩm kể trên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cảnh báo người bệnh vảy nến một số nhóm thực phẩm khác có thể làm bệnh vảy nến tồi tệ hơn nếu dùng không đúng cách. Đó là: Rau Nightshade, dưa, cà muối,…
Người bệnh vảy nến nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Theo các nghiên cứu gần đây, các chất chống oxy hóa và một số vitamin như vitamin C, vitamin E, hoạt chất beta-carotene, selenium, Omega 3 và axit béo có thể giúp cải thiện tình trạng tổn thương da, tăng cường lớp bảo vệ và giúp da luôn khỏe mạnh và ngừa bệnh tật rất tốt. Bổ sung các nhóm thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho người bệnh vảy nến.
Các thực phẩm người bệnh vảy nến nên ăn:
1. Rau xanh và trái cây tươi
Đứng đầu trong danh sách những thực phẩm tốt cho người bệnh vảy nến là các loại rau, củ, quả. Hầu hết các thực phẩm này đều có nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho làn da đang bị tổn thương của bạn.
Các loại rau củ người bệnh vảy nến nên bổ sung là: Bông cải xanh, súp lơ và mầm cải, rau lá xanh, quả mọng và những loại trái cây có màu tối như quả anh đào, nho….
2. Thực phẩm có nhiều Omega 3
Bao gồm các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ba sa và ngũ cốc nguyên cám… Nguồn Omega 3 có trong các loại thực phẩm này có thể thúc đẩy quá trình hồi phục và tái tạo làn da mới, ngăn ngừa biến chứng viêm da và nhiễm trùng.
3. Thực phẩm chứa nhiều kẽm
Kẽm là một hoạt chất có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa cao. Tăng cường dung các loại thực phẩm có nhiều kẽm như nghêu sò, các loại thịt nạc trắng có thể giúp giảm các phản ứng viêm, ngừa nhiễm trùng da, hạn chế bong tróc và nứt nẻ hiệu quả.
4. Vừng đen
Trong vừng đen có chứa nhiều axit béo có cấu trúc tương tự Omega 3, nhiều vitamin E, axit folic, tốt cho quá trình nuôi dưỡng và phục hồi da. Tăng cường các món ăn chế biến từ vừng đen có thể cải thiện các triệu chứng bong tróc và ngứa ngáy do vảy nến, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình hình thành da mới, trả lại làn da mịn màng bình thường.
5. Uống nhiều nước
Nước tham gia vào quá trình cung cấp độ ẩm, cải thiện độ đàn hồi và thải độc da. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh vảy nến nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng khô, bong tróc da, giúp da nhanh chóng lành tổn thương và khỏe mạnh trở lại.
Trên đây là danh sách những loại thực phẩm tốt và không tốt cho người bệnh vảy nến. Để đạt được hiệu quả chữa và phòng vảy nến tái phát tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn về điều trị và dinh dưỡng. Nếu trong quá trình sử dụng thực phẩm có phát sinh các vấn đề bất thường hoặc dị ứng, hãy dừng sử dụng và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời
- Vảy nến thường không gây ngứa trong hầu hết các trường hợp.
- Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác ngứa, châm chích, hoặc bỏng rát.
- Mức độ ngứa có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng.
- Các yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc kích ứng da có thể làm tăng cảm giác ngứa.
- Điều trị vảy nến có thể giúp kiểm soát ngứa và các triệu chứng khác.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa do vảy nến, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Bệnh vảy nến, một căn bệnh mãn tính về da, không thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Không thể tự khỏi: Vảy nến là bệnh tự miễn, không có cách chữa trị dứt điểm.
- Kiểm soát triệu chứng: Điều trị giúp giảm viêm, ngứa, bong tróc da, cải thiện ngoại hình.
- Thuyên giảm kéo dài: Tuân thủ điều trị và lối sống lành mạnh giúp giảm tần suất bùng phát.
- Tìm hiểu thông tin chính xác: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Đừng để vảy nến ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu và chủ động kiểm soát bệnh ngay hôm nay!