Thuốc trị vảy nến da đầu là lựa chọn của nhiều người bệnh. Tuy nhiên, để cải thiện bệnh nhanh chóng và an toàn nhất, người bệnh nên lựa chọn việc sử dụng thuốc đúng cách. Dưới đây là những sản phẩm thuốc trị vảy nến da đầu tốt nhất được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng.

TOP 10 thuốc trị vảy nến da đầu tốt nhất

Vảy nến là bệnh lý về da liễu xảy ra do sự thay đổi cấu trúc bất thường của các nhiễm sắc thể số 6 kết hợp với yếu tố bên trong và bên ngoài của cơ thể.

Điều này làm cho tế bào lympho T rối loạn chức năng nhận biết, chúng coi da là một vật thể lạ và tiến hành đào thải liên tục, từ đó hình thành bệnh vảy nến.

thuoc-tri-vay-nen-da-dau
thuốc trị vảy nến da đầu tốt nhất

Khi bị vảy nến, thông thường người ta có thể sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị, trong đó có thuốc uống, thuốc bôi, thuốc tiêm, thuốc hỗ trợ,…

Mục đích của việc sử dụng thuốc chủ yếu là để ngăn ngừa và ức chế phản ứng tự nhiên của cơ thể, từ đó giảm triệu chứng bệnh.

Những loại thuốc uống hầu hết đều có cơ chế chung là ức chế hệ miễn dịch tự nhiên, kiểm soát sự hoạt động của tế bào lympho T và ức chế tạo sừng bất thường trên tầng thượng bì, nhờ đó bệnh được kiểm soát.

Dưới đây là một số loại thuốc uống rất được người tiêu dùng và giới chuyên gia đánh giá tốt:

Thuốc Methotrexate

Methotrexate là một loại thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch. Khi sử dụng, thuốc tác động vào quá trình tự miễn của tế bào lympho T, từ đó có thể cải thiện triệu chứng bong tróc gây ra bởi vảy nến.

Thuốc Methotrexate cũng được bác sĩ chỉ định trong điều trị một số bệnh về ung thư.

Cách sử dụng:

  • Thuốc Methotrexate ngoài dùng với dạng uống, người bệnh cũng có thể dùng theo dạng tiêm hoặc truyền.
  • Uống 7,5mg mỗi tuần theo liều nhỏ hoặc liều tối đa tùy theo tình trạng bệnh.

Lưu ý khi sử dụng: 

  • Cần lưu ý rằng nếu bệnh nhân trong trường hợp bị suy gan thận hay suy giảm miễn dịch, rối loạn đông máu, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ thì không nên sử dụng.
  • Nếu sử dụng thuốc, người bệnh cần theo dõi sát sao và đi khám định kỳ mọi chức năng của cơ thể từ 2 – 3 tháng/ lần.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây rối loạn chức năng cơ thể, đau đầu, chóng mặt, dễ nhiễm khuẩn, hoa mắt, buồn nôn, tăng huyết áp,…

Giá bán tham khảo: 300.000 – 500.000 đồng.

Thuốc Acitretin

Khi bệnh vảy nến đã trở nặng, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn loại thuốc Acitretin. Thuốc này có khả năng làm giảm tốc độ tăng sinh của tế bào tầng thượng bì do cơ chế bào mòn da.

Thuốc còn có khả năng kháng viêm, ức chế sự tăng sinh, giảm độ dày của lớp biểu bì trên da. Người bệnh chỉ nên sử dụng Acitretin trong trường hợp những loại thuốc khác không còn tác dụng trong việc điều trị.

Cách sử dụng:

  • Thuốc được uống vào trong bữa ăn, có thể uống cùng với sữa để bớt cảm giác khó chịu.
  • Uống thông thường 30mg/ ngày, uống vào 1 lần, dùng liên tục trong khoảng 3 – 4 tuần.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không dùng thuốc liên tục quá 6 tháng.
  • Cần tuyệt đối kiêng uống rượu trong suốt quá trình sử dụng thuốc và sau khi kết thúc liệu trình khoảng 2 tháng.
  • Đồng thời cũng nên cải thiện chế độ dinh dưỡng trong khi chữa bệnh để giúp bệnh chóng khỏi hơn.

Tác dụng phụ: Rối loạn cốt hóa xương, có thể viêm quanh móng, tiết nhiều mồ hôi bất thường và bong tróc da tại vùng mi mắt.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm thấy khô môi, niêm mạc mũi khó chịu, đau dạ dày, đau khớp,…

Giá bán tham khảo: 250.000 – 400.000 đồng.

Thuốc Ciclosporin

Ciclosporin cũng thuộc nhóm thuốc có khả năng ức chế hoạt động có hại của hệ miễn dịch, đồng thời ức chế sự phát triển và tăng sinh hoạt hóa của tế bào lympho T.

Thuốc có 2 dạng là dạng tiêm và dạng uống, đối với từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị tương ứng.

Đối với thuốc Ciclosporin có khả năng điều trị chứng bệnh vảy nến ở mọi cấp độ từ trung bình cho đến thể nặng. Tác dụng cụ thể là loại bỏ mụn mủ, vảy nến và những tổn thương ở khu vực móng.

Cách sử dụng:

  • Ban đầu sử dụng 2,5 mg/ kg/ ngày, chia làm 2 lần uống.
  • Sau 4 tuần sử dụng, tăng thuốc lên khoảng 0,5mg/ kg và dùng liên tục theo đơn của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng: 

  • Được khuyến cáo nên sử dụng trong vòng 12 tuần liên tục khi điều trị bệnh vảy nến.
  • Người bệnh lưu ý rằng càng sử dụng lâu thì độc tính mà nó gây ra cho cơ thể càng cao.
  • Nếu không có biện pháp sử dụng thuốc thay thế sau khi dừng Ciclosporin thì rất dễ bị tái phát sau 4 tháng ngừng thuốc.

Tác dụng phụ: Hầu hết bệnh nhân sẽ gặp phải đó là buồn nôn, tiêu chảy, tăng huyết áp, đau đầu, tăng enzym gan, đau cơ, tăng nhiễm trùng,…

Đặc biệt nhất, thuốc có khả năng gây ung thư da về sau. Bởi vậy, không được dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, cho con bú hay người bị viêm gan, HIV,…

Giá bán tham khảo: 360.000 đồng.

Infliximab

Đây là một loại thuốc điều trị vảy nến rất hữu hiệu, chúng can thiệp vào tận sâu trong tế bào, ngăn chặn tác động của phần tử u alpha (có khả năng gây hoại tử), thay đổi cấu trúc và cơ chế miễn dịch, từ đó tạo ra hiệu quả điều trị tận gốc mà không phải là tạm thời.

Hiện nay, thuốc Infliximab đang được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến tại các bệnh viện hay trung tâm da liễu.

Cách sử dụng: 

  • Thuốc có 2 dạng tiêm và uống tùy theo cơ địa của từng cá nhân.
  • Nên dùng khoảng 5mg/ kg trong tuần đầu tiên, tuần thứ 2, tuần thứ 4 và tuần thứ 8 liên tục.
  • Bệnh nhân cần đi khám lại sau 8 tuần, có thể sẽ được chỉ định sử dụng liều tiếp theo.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không dùng cho người bị chứng phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Người đang bị bệnh ung thư, đã từng bị bệnh liên quan đến vấn đề thần kinh, bệnh tim, có vấn đề về đông máu,…

Tác dụng phụ: Bệnh nhân bị tăng khả năng nhiễm trùng, nhiễm nấm Candida, viêm mạch, hội chứng Lupus, ung thư da, u lympho,…

Giá bán tham khảo: 550.000 đồng.

Sản phẩm bổ sung vi chất cần thiết

Chính bởi việc sử dụng quá nhiều những loại thuốc để ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, do đó trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ có thể kê thêm cho người sử dụng những loại vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin B, C, A, E,…

Chúng nhằm nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về viêm nhiễm.

Một số những nhóm sản phẩm bổ sung chất tốt cho cơ thể được khuyên dùng như sau:

  • Viên uống bổ sung vitamin tổng hợp DHC.
  • Viên uống rau củ DHC.
  • Viên uống bổ sung kẽm Bio Zinc Blackmore.
  • Viên uống dầu cá Nature Fish Oil.
  • Viên uống bổ máu và bổ sung sắt Nature Made.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung vào chế độ ăn của mình nhiều trái cây và rau xanh, các loại cá béo giàu omega 3,…

Bởi vì, chúng chứa nhiều dưỡng chất và vitamin, chẳng khác nào một loại thuốc tốt cho sức khỏe trong tự nhiên rất hữu hiệu.

Thuốc Corticosteroid

Corticosteroid là một loại thuốc bôi dạng kem trị vảy nến đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Thuốc dùng bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến, chúng có công dụng giúp giảm thiểu tình trạng da ban đỏ, bong vảy, đồng thời chống viêm nhiễm, gây co mạch và ức chế hệ miễn dịch của cơ thể.

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ dễ thấm và tác dụng tốt, không gây kích ứng da.

thuoc-tri-vay-nen-da-dau
thuốc Croticosteroid trị vảy nến da đầu

Cách sử dụng:

  • Nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến trước khi bôi thuốc.
  • Sử dụng Croticosteroid để bôi ngày 2 lần, massage nhẹ nhàng để thuốc ngấm vào da.
  • Để vết thương thoáng, không nên băng hoặc đậy kín.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Thuốc bôi chỉ có thể sử dụng trong điều trị ngắn từ 2 – 4 tuần.
  • Sau khi sử dụng, cần đánh giá lại hiệu quả điều trị của thuốc.
  • Trẻ nhỏ khi bôi thuốc cần có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ: Nếu dùng lâu hơn sẽ gây những tác dụng phụ không đáng có như thoái hóa da, mỏng da, nhiễm nấm, nhờn thuốc, bội nhiễm da,…

Giá bán tham khảo: Dao động khoảng 80.000 – 120.000 đồng.

Kem bôi nhóm Steroid

Steroid là một hoạt chất quen thuộc trong tây y với khả năng chống viêm hiệu quả, từ đó giúp hỗ trợ cải thiện những triệu chứng khó chịu mà bệnh vảy nến gây nên.

Tùy thuộc vào tình trạng vảy nến trên da mà người bệnh sẽ được kê liều Steroid nặng hay nhé, tốc độ điều trị cũng theo đó mà thay đổi.

Cách sử dụng:

  • Dùng bôi trực tiếp vào vùng da bị vảy nến trên cơ thể, không bôi vào vết thương hở.
  • Bôi thuốc 2 lần/ ngày vào sáng và tối.
  • Sau khoảng 2 – 4 tuần dùng, đánh giá lại về hiệu quả điều trị thuốc.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách bôi kem, không được tự ý mua thuốc để sử dụng.
  • Chỉ nên bôi vào những vùng bị vảy nến, không nên bôi tràn lan ra vùng da bình thường.

Tác dụng phụ: Kem bôi chứa Steroid gây ra hiện tượng da bị khô do mất đi độ ẩm, bỏng rát và bào mòn da.

Giá bán tham khảo: 80.000 – 120.000 đồng.

Thuốc Calcipotriol

Calcipotriol được người tiêu dùng và giới chuyên gia đánh giá về mức độ hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến còn cao hơn so với Corticosteroid.

Thuốc có cơ chế ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào lympho T và ức chế keratin hình thành tế bào thượng bì và sừng, từ đó ngăn ngừa vảy nến.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch và để khô ráo vùng da cần điều trị.
  • Bôi thuốc vào vùng da bị vảy nến 2 lần/ ngày theo liều lượng bác sĩ chỉ định.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Nên bôi đúng giờ, đúng liều lượng đã được quy định.
  • Tránh bôi thuốc lên mặt.
  • Không dùng thuốc bôi cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
  • Không để vùng da bị vảy nến tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong suốt thời gian dùng thuốc.

Tác dụng phụ: Tình trạng kích ứng ở da, có thể thấy bỏng rát hay viêm da nhẹ khi mới bôi, nhất là ở vùng mặt. Thậm chí thuốc còn có khả năng gây ức chế hormone cận giáp trong trường hợp lạm dụng thuốc quá liều.

Giá bán tham khảo: 200.000 đồng.

Thuốc Tacrolimus

Thuốc Tacrolimus thường được kê đơn trong trường hợp dùng để thay thế Corticosteroid bởi nếu vùng da bị vảy nến lan sang mặt hay vùng da có nếp gấp thuốc Corticosteroid không được dùng.

Thuốc với cơ chế gắn protein đặc hiệu vào trong tế bào lympho T, từ đó hạn chế sự tăng sinh bất ngờ của tế bào da.

Cách sử dụng: 

  • Dùng bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do vảy nến.
  • Dùng 2 lần/ ngày cho đến khi sạch vảy nến, sau đó giảm xuống còn 1 lần/ tuần cho đến khi khỏi hẳn.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Thuốc chỉ bôi vào da, tuyệt đối tránh bị dính vào mắt.
  • Không sử dụng cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ cần sử dụng dưới sự giám sát của chuyên gia.
  • Đặc biệt, khi dùng thuốc Tacrolimus thì không nên kết hợp cùng với phương pháp trị vảy nến với UVB.

Tác dụng phụ: Thuốc cũng vô tình gây ra tình trạng viêm da, ban đỏ da, viêm da dị ứng, đau rát da, có thể phù nề, nhiễm trùng da,…

Giá bán tham khảo: 220.000 đồng.

Acid Salicylic

Đây là một loại thuốc bôi trị vảy nến da đầu có khả năng làm tiêu sừng, tăng cường độ ẩm bên trong và bên ngoài da, tiếp đó là làm tan rã mối liên kết của tế bào sừng trên vảy nến với nhau, từ đó làm giảm triệu chứng bong tróc rất tốt.

Cách sử dụng:

  • Ngâm vùng da bị vảy nến trong nước khoảng 5 phút và chà nhẹ để bớt lớp sừng trên da.
  • Bôi 2 lần/ ngày lên vùng da bị vảy nến.
  • Không nên sử dụng quá liều trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Rửa tay thật sạch sau mỗi lần bôi thuốc.
  • Hạn chế sử dụng đối với những bệnh nhân có vấn đề về mạch máu, đái tháo đường, bệnh gan thận, viêm da cơ địa, cúm, thủy đậu,…

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể cảm nhận được những tác dụng phụ xảy ra ở toàn thân chứ không chỉ nằm ở vùng da đó. Cụ thể như buồn nôn, tăng thông khí,…

Giá bán tham khảo: 200.000 đồng.

Một số loại thuốc hỗ trợ khác điều trị vảy nến

Khi bệnh nhân sử dụng những loại thuốc uống, thuốc bôi để trị bệnh vảy nến da đầu hay vảy nến toàn thân thì với từng sự kết hợp thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thêm một số loại thuốc khác để nâng cao hiệu quả như sau:

  • Thuốc hướng gan
  • Kết hợp vitamin cùng khoáng
  • Kết hợp sắt và acid folic

Ngoài ra, trong quá trình điều trị vảy nến, kháng sinh thường được kê thêm để giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn thông qua các vết thương.

Những đơn thuốc NSAIDs không chứa steroid sẽ được kê trong trường hợp này. Bên cạnh đó còn có thể dùng thêm các loại thuốc trị đi kèm như:

  • Thuốc trị rối loạn lipid máu.
  • Thuốc ổn định huyết áp.
  • Thuốc chống viêm loét dạ dày, tiêu hóa.

Trong trường hợp những vết ban đỏ trên da nhiều và ngứa ngáy, đau rát do vảy nến gây nên, người bệnh có thể được khuyên dùng nhóm kháng histamin H1 kết hợp cùng với kẽm oxyd 10% để điều trị.

Đặc biệt trong môi trường sống hiện đại hiện nay, có rất nhiều các sản phẩm dược mỹ phẩm, hay sản phẩm dùng hàng ngày như dầu gội, sữa tắm, xà phòng, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm,… cũng đã kết hợp luôn 2 thành phần này trong công thức điều chế.

Người bệnh hoàn toàn có thể nghiên cứu để sử dụng, chúng rất dịu nhẹ, an toàn cho da và không gây kích ứng.

Như chúng ta đã thấy, thuốc trị vảy nến da đầu đều rất hiệu quả từ dạng uống cho đến dạng bôi. Tuy nhiên những tác hại mà nó có thể gây ra cho cơ thể là không tránh khỏi.

Bởi vậy người bệnh cần hết sức lưu ý và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Câu hỏi thường gặp
  • Vảy nến thường không gây ngứa trong hầu hết các trường hợp.
  • Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác ngứa, châm chích, hoặc bỏng rát.
  • Mức độ ngứa có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Các yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc kích ứng da có thể làm tăng cảm giác ngứa.
  • Điều trị vảy nến có thể giúp kiểm soát ngứa và các triệu chứng khác.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa do vảy nến, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Bệnh vảy nến, một căn bệnh mãn tính về da, không thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • Không thể tự khỏi: Vảy nến là bệnh tự miễn, không có cách chữa trị dứt điểm.
  • Kiểm soát triệu chứng: Điều trị giúp giảm viêm, ngứa, bong tróc da, cải thiện ngoại hình.
  • Thuyên giảm kéo dài: Tuân thủ điều trị và lối sống lành mạnh giúp giảm tần suất bùng phát.
  • Tìm hiểu thông tin chính xác: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Đừng để vảy nến ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu và chủ động kiểm soát bệnh ngay hôm nay!

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan