Để làm giảm tình trạng môi nứt nẻ, viêm đỏ, ngứa và tróc vảy, có thể áp dụng mẹo trị chàm môi bằng mật ong. Ngoài tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh, mẹo chữa này còn giúp làm hồng môi, dưỡng ẩm và duy trì đôi môi mịn màng.
Trị chàm môi bằng có hiệu quả không?
Chàm môi là bệnh da liễu thường gặp, điển hình bởi tình trạng da môi khô, sưng đỏ, nứt nẻ, ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh lý này chỉ gây tổn thương ngoài da và có tính chất lành tính. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến ngoại hình và gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống.
Thông thường, chàm môi được điều trị bằng thuốc corticoid, thuốc kháng sinh, kháng histamine H1. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể gây mỏng da, giảm sức đề kháng, viêm nang lông, rậm lông,… Vì vậy ở giai đoạn bệnh ổn định, bác sĩ thường khuyến khích kết hợp với các biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà nhằm hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và giảm tần suất sử dụng thuốc.
Trị chàm môi bằng mật ong là mẹo chữa đơn giản và được áp dụng khá phổ biến. Từ lâu, mật ong đã được tận dụng để chăm sóc da mặt, môi và cải thiện một số bệnh da liễu thường gặp.
Mật ong là hỗn hợp các loại đường tự nhiên và một số thành phần khác. Trong đó các chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng đối sức khỏe của làn da nói chung và da môi nói riêng.
Nghiên cứu cho thấy, thành phần chống oxy hóa trong mật ong (vitamin C, pinocembrin, pinobanksin, chrysin,…) có tác dụng ức chế gốc tự do, bảo vệ và điều hòa cơ chế miễn dịch da. Sử dụng mật ong trong thời gian dài giúp giảm hoạt động tăng sinh tế bào sừng và cải thiện tình trạng khô ráp ở môi rõ rệt.
Bên cạnh đó, mật ong còn chứa các axit hữu cơ như tartic, oxalic, axit formic và axit pantothenic. Trong đó axit pantothenic (vitamin B5) có khả năng phục hồi, tái tạo và nuôi dưỡng da sâu.
Do đó dùng mật ong chữa bệnh chàm môi có thể cải thiện một số triệu chứng thường gặp như da môi khô, viêm đỏ, sưng, ngứa ngáy và nứt nẻ. Hơn nữa, mẹo chữa này còn hỗ trợ nuôi dưỡng da môi và duy trì bờ môi căng mọng.
Hướng dẫn 5 cách dùng mật ong trị chàm môi
Để làm giảm triệu chứng của bệnh chàm môi, có thể áp dụng một số mẹo chữa từ mật ong sau:
1. Thoa trực tiếp mật ong lên môi
Mật ong chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng và dồi dào. Do đó nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể sử dụng trực tiếp mật ong lên môi. Áp dụng biện pháp này thường xuyên không chỉ làm giảm triệu chứng của bệnh chàm mà còn giúp môi hồng, ẩm mịn và giảm nứt nẻ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Vệ sinh môi với nước sạch và lau lại bằng khăn
- Thoa một ít mật ong lên môi và để trong khoảng 5 phút
- Sau đó dùng khăn ẩm thấm bớt mật ong và để lại 1 lớp mỏng trên da
- Để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau
2. Làm son dưỡng bằng mật ong
Chàm môi đặc trưng bởi triệu chứng da khô, nứt nẻ, bong tróc và ngứa ngáy. Do đó bạn nên sử dụng son dưỡng môi đều đặn 2 lần/ ngày hoặc có thể dùng khi da môi bị khô căng, khó chịu.
Ngoài mẹo dùng trực tiếp mật ong lên da môi, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để làm son dưỡng. Bổ sung mật ong vào công thức son dưỡng giúp tăng tốc độ hồi phục da, ức chế virus và ngăn ngừa hiện tượng chàm bội nhiễm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị ½ miếng sáp ong, ½ thìa cà phê mật ong và 1 thìa cà phê vitamin E
- Cho sáp ong vào chén và cho vào lò vi sóng trong 5 – 10 giây
- Sau đó trộn đều nguyên liệu và cho vào hộp thiếc
- Để hỗn dịch nguội và đông lại
- Mỗi lần dùng, nên sử dụng một lượng son dưỡng vừa đủ, thoa lên đều lên môi và những vùng da xung quanh.
3. Trị chàm môi bằng mật ong và dầu ô liu
Nếu da môi bị khô nhiều, gây nứt nẻ và chảy máu, bạn có thể kết hợp mật ong với dầu ô liu. Dầu ô liu chứa hàm lượng vitamin E và polyphenol dồi dào, có tác dụng dưỡng ẩm sâu, làm dịu vùng da sưng viêm và củng cố màng lipid.
Hơn nữa, nguyên liệu này còn có kích thích sản sinh collagen, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ da khỏi các tia UV gây hại.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trộn đều ½ thìa mật ong với ½ thìa dầu ô liu
- Làm sạch da môi và thoa hỗn hợp lên da
- Để trong khoảng 10 phút và dùng khăn giấy lau lại
- Tùy vào mức độ khô của môi, bạn có thể áp dụng mẹo chữa này từ 2 – 4 lần/ ngày
4. Dùng mật ong và đường trị chàm môi
Mẹo dùng mật ong và đường thích hợp với những trường hợp chàm bôi bị nứt nẻ và bong vảy mạnh. Mẹo chữa này vừa có tác dụng làm ẩm môi, giảm viêm, ngứa ngáy vừa có khả năng loại bỏ vảy bong, tế bào chết và cải thiện tình trạng sần sùi, nứt nẻ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trộn đều ½ thìa cà phê đường với 1 ít mật ong
- Làm ướt môi với nước sạch và thoa hỗn hợp lên môi
- Massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 giây và để thêm từ 20 – 30 giây
- Sau đó dùng khăn giấy lau sạch môi và sử dụng son dưỡng ẩm
5. Bổ sung mật ong vào chế độ ăn
Bệnh chàm môi là hệ quả do yếu tố cơ địa kết hợp với một số tác nhân kích thích như hệ miễn dịch suy giảm, tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, dị ứng thức ăn,… Vì vậy ngoài các biện pháp điều trị tại chỗ, nên kết hợp với lối sống lành mạnh và ăn uống điều độ để nâng cao thể trạng và hỗ trợ ức chế bệnh.
Ngoài việc dùng mật ong trực tiếp lên môi, bạn có thể bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày. Mật ong chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cải thiện sức đề kháng, tiêu trừ gốc tự do, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
Có thể dùng mật ong như một loại gia vị, uống mật ong trực tiếp hoặc thực hiện các thức uống giàu dinh dưỡng như nước cam mật ong, chanh mật ong, trà mật ong và gừng,…
Lưu ý gì khi chữa chàm môi bằng mật ong?
Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên, an toàn và dễ sử dụng. Tuy nhiên khi dùng nguyên liệu này chữa bệnh chàm môi, bạn nên lưu ý một số thông tin sau:
- Tuyệt đối không dùng mật ong ở dạng uống/ ăn cho trẻ dưới 1 tuổi. Bào tử Clostridium botulinum trong nguyên liệu này có thể gây ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa.
- Có thể dùng mật ong lên vùng da môi bị nứt nẻ và chảy máu. Tuy nhiên không nên áp dụng mẹo chữa này khi tổn thương da bị bội nhiễm.
- Người bị dị ứng phấn hoa có nguy cơ bị dị ứng mật ong cao. Vì vậy nên sử dụng 1 lượng mật ong nhỏ lên da tay, quan sát biểu hiện trong vài giờ trước khi dùng lên vùng da môi.
- Cách trị chàm môi bằng mật ong chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng ở giai đoạn ổn định. Vì vậy khi bệnh bùng phát mạnh, nên chủ động thăm khám để được chỉ định các loại thuốc phù hợp.
- Trong thời gian điều trị, nên hạn chế liếm môi, gãi cào, sử dụng son môi và tiếp xúc với dị nguyên.
Mẹo trị chàm môi bằng mật ong có thể làm giảm mức độ tổn thương da, cải thiện nứt nẻ, khô ráp và ngứa ngáy đáng kể. Tuy nhiên cần thận trọng khi áp dụng mẹo chữa này cho người có tiền sử dị ứng phấn hoa, chàm bội nhiễm và trẻ nhỏ.
Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?
- Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
- Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
- Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.
Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.
- Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
- Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
- Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.
Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.
-
Nguy cơ để lại sẹo:
- Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
- Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
- Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
-
Phòng ngừa sẹo:
- Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
- Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
- Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách
Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
-
Các biến chứng tiềm ẩn:
- Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
- Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
- Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
-
Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:
- Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
- Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
- Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả
Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Câu trả lời là KHÔNG.
- Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
- Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
- Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.
Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.