Thật may mắn cho những ai không mắc phải nám hỗn hợp, vì đây là một tình trạng tăng sắc tố da phiền phức và khó điều trị. Để tìm hiểu ngọn nguồn của nám hỗn hợp, cách nhận diện và xử lý, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Nám hỗn hợp là gì? Dấu hiệu nhận biết nám hỗn hợp
Nám hỗn hợp là một loại nám da phổ biến, bao gồm cả những đặc tính của nám mảng và nám đốm. Như đã biết, nám da là tình trạng tăng sắc tố da phổ biến, với đặc điểm là xuất hiện các đốm hoặc mảng da sẫm màu, không đều màu tại những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đó là lý do vì sao nám da xuất hiện chủ yếu trên khuôn mặt.
Môi trên, gò má, mũi và trán đều là những vùng da mà nám thường “trú ngụ”. Tuy nhiên, những tì vết này có thể phát triển ở bất cứ đâu trên khuôn mặt. Thậm chí, bạn có thể dễ dàng bắt gặp nám ở các bộ phận khác trên cơ thể, bao gồm ngực, bắp tay, cổ và phần lưng trên.
Nám có thể chỉ sẫm màu hơn da thường một chút, nhưng cũng có thể chuyển thành màu nâu, nâu sẫm hoặc xanh xám rất dễ nhận biết. Điều này tùy thuộc vào màu da của bạn và mức độ nghiêm trọng của nám.
Nhìn chung, nám phẳng, không nổi lên hay sần sùi. Chúng không gây đau, châm chích, bỏng rát hoặc ngứa. Trên thực tế, bạn sẽ không nhận thấy bất cứ điều gì khác biệt khi bị nám ngoài việc da bị đổi màu.
Có 3 dạng nám da thường gặp nhất, bao gồm:
- Nám mảng/nám nông/nám biểu bì: Nám nằm ở lớp biểu bì trên bề mặt da, có màu hơi nhạt, thường mọc thành mảng tại gò má và trán.
- Nám đốm/chân sâu/nám chân đinh/nám hạ bì: Chân nám nằm ở dưới lớp biểu bì, dạng đốm, mọc rải rác khắp mặt.
- Nám hỗn hợp: Kết hợp cả 2 dạng nám trên.
Nám hỗn hợp là thường xuất hiện đối xứng trên khuôn mặt, có thể bao phủ với diện tích lớn. Đây cũng chính là loại nám “cứng đầu” và khó điều trị nhất.
Nguyên nhân gây nám hỗn hợp
Nguyên nhân chính xác gây ra nám hiện vẫn là một dấu hỏi lớn của ngành da liễu thẩm mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng một số yếu tố sau có thể kích hoạt phát triển nám. Trong một số trường hợp, nám da phát triển mà không liên quan tới bất kỳ tác nhân rõ ràng nào.
Do màu da
Những người có khả năng bị nám da cao nhất là những người có làn da nằm từ kiểu II tới V trong hệ thống phân loại loại da Fitzpatrick. Nám da không phổ biến những người có làn da rất sáng (kiểu I) và rất tối (kiểu VI).
Nội tiết tố
Sự phát triển của các loại nám da có liên quan đến sự gia tăng hormone/nội tiết tố nữ estrogen. Điều này giải thích tại sao chị em phụ nữ thường gặp phải nám sạm hơn so với “cánh mày râu”. Tuy nhiên, nam giới có thể phát triển nám da nếu có người thân cận huyết từng bị nám da hoặc gặp các vấn đề nội tiết tố, như bệnh tuyến giáp.
Thai kỳ
Nám da ở phụ nữ mang thai còn được gọi là “mặt nạ của thai kỳ”. Ước tính có 70% bà bầu bị nám da, bắt đầu xuất hiện trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Điều này có liên quan tới sự gia tăng nồng độ estrogen và progesterone.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
Đây là tác nhân gây nám phổ biến nhất. Trên thực tế, bạn có thể nhận thấy các mảng nám và đốm nâu của mình hiện lên rõ ràng hơn trong những tháng mùa Hè và mờ đi một chút trong mùa Đông. Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể kích thích các tế bào hắc tố tạo ra nhiều melanin hơn. Ở những người bị nám hỗn hợp, lớp hạ bì thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài nên sẽ hình thành nám mảng rõ nét. Trong khi đó, các đốm nám chân sâu thường do nguyên nhân nội sinh (như nội tiết tố).
Di truyền
Nám da có tính chất di truyền. Vì vậy, nếu bạn có người thân cận (như bà hay mẹ đẻ) bị nám, thì nguy cơ mắc nám của bạn khá cao. Theo nhiều nghiên cứu, những cặp song sinh cùng trứng đều phát triển tình trạng nám sạm như nhau,
Tăng sắc tố sau viêm
Các thủ thuật thẩm mỹ có thể gây viêm da, như lột da hóa học, điều trị bằng laser... cũng có thể kích hoạt sự phát triển của nám da đối với một số người.
Một số loại thuốc và sản phẩm mỹ phẩm
Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát triển nám da. Danh sách này bao gồm:
- Thuốc tránh thai
- Liệu pháp thay thế hormone
- Thuốc chống động kinh
- Thuốc tetracycline
Ngoài ra, bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào khiến làn da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời đều làm tăng nguy cơ mắc nám hỗn hợp.
Chẩn đoán nám hỗn hợp và mức độ nguy hiểm
Bằng mắt thường cũng có thể chẩn đoán nám da chính xác. Bác sĩ cũng có thể sử dụng đèn Wood để nhận xác định mức độ của sắc tố.
Đèn Wood là thiết bị phát ra tia UV sóng dài (ánh sáng đen). Khi chiếu đèn Wood vào da, các chuyên gia và bác sĩ có thể dễ dàng phân biệt được sắc tố melanin và tác hại của ánh nắng mặt trời tại các vùng da bị tổn thương so với da bình thường. Thiết bị này cho thấy tác hại của ánh nắng mặt trời trên bề mặt da, cũng như tổn thương da ở mức độ sâu mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Rất hiếm khi bác sĩ yêu cầu làm sinh thiết da để chẩn đoán nám. Điều này chỉ được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ các dấu hiệu trên da biểu thị cho một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Chị em yên tâm rằng nám hỗn hợp không phải là dấu hiệu của ung thư da và cũng không chuyển thành ung thư da. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn chủ quan với ánh nắng mặt trời. Việc tiếp xúc với tia UV quá nhiều có thể vừa kích thích phát triển nám da, vừa khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn.
Một số lời khuyên trong điều trị và phòng ngừa nám hỗn hợp
Nám da không nguy hiểm, nhưng lại gây ra mối bận tâm lớn cho khổ chủ. Những ảnh hưởng của nám da tới tâm lý và tâm trạng thậm chí còn đáng lo tương tự như ảnh hưởng của các bệnh khác đối với thể chất, thậm chí còn phức tạp hơn. Nó có thể khiến một người trở nên tự tin, xấu hổ, trầm cảm và giảm chất lượng cuộc sống. Nhiều người cảm thấy thất vọng với các phương pháp điều trị và mệt mỏi vì phải chiến đấu với nám da trong thời gian dài mà không đạt được kết quả như ý.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn vực lại tinh thần khi cảm thấy chán nản hoặc thiếu động lực điều trị nám:
- Điều trị nám theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia: Điều trị nhất quán là chìa khóa giúp bạn có được kết quả tốt nhất. Hãy làm theo đúng chỉ định, liệu trình mà bác sĩ, chuyên gia da liễu đã đưa ra. Nếu muốn thay đổi liệu trình, hãy tham vấn chuyên gia trước khi thực hiện.
- Kiên trì và nhẫn nại: Các vết nám không thể đột ngột xuất hiện, cũng không thể đột nhiên biến mất, chúng cần thời gian để cải thiện. Mỗi liệu trình điều trị nám hỗn hợp có thể kéo dài vài tháng, thậm chí nửa năm để mang lại kết quả rõ rệt.
- Luôn bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Trong mọi quy trình điều trị nám, chống nắng luôn là vấn đề then chốt. Nên sử dụng kem chống nắng và và thực hiện các biện pháp chống nắng khác khi ra ngoài trời.
- Đối xử với da dịu dàng: Việc chà xát da không chỉ không làm mờ nám, mà còn có thể gây viêm da, kích ứng da và khiến các vết nám sẫm màu hơn.
- Quản lý tâm trạng: Giảm stress và kiểm soát được tâm trạng có thể hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là làn da.
- Ăn uống có chọn lọc: Ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm bổ dưỡng, uống nhiều nước và hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
Cách trị nám hỗn hợp
Điều trị nám hỗn hợp có là một thách thức lớn cho bất cứ ai. Trong quá trình điều trị, nám mảng thường đáp ứng tốt, dễ mờ hơn các đốm nám chân sâu. Quá trình mờ dần của nám hỗn hợp diễn ra trong thời gian dài và nguy cơ tái phát ngay cả sau khi điều trị thành công là khá phổ biến.
Dưới đây là những gì bạn nên làm nếu muốn điều trị nám hỗn hợp:
Chống nắng đúng cách
Dù bạn lựa phương pháp điều trị nám hỗn hợp nào thì chống nắng vẫn là một bước vô cùng quan trọng mà bạn không thể coi nhẹ. Hơn nữa, việc chống nắng sẽ vẫn phải kéo dài ngay cả khi bạn đã điều trị nám thành công. Tốt nhất, hãy coi chống nắng là một thói quen chăm sóc da thường ngày, không thể thiếu.
Để chống nắng đúng cách không hề khó, bạn hãy nhớ những chỉ dẫn hàng đầu sau:
- Bôi kem chống nắng từ 30 SPF trở lên
- Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời ít nhất 15 - 20 phút
- Sử dụng kem chống nắng ngay cả trong mùa Đông, những ngày râm mát, nhiều mây
- Thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ
- Hạn chế tiếp xúc với nắng trong khung giờ từ 10 giờ sáng tới 16 giờ chiều
- Kết hợp với các biện pháp chống nắng khác, như mặc quần áo chống nắng, đội mũ, che ô, đeo kính râm…
Kem bôi trị nám
Nám càng đậm và lan rộng đồng nghĩa với việc điều trị càng khó khăn. Trong trường hợp này, các loại thuốc, kem bôi trị nám theo toa sẽ mang lại cho kết quả tốt hơn các loại sản phẩm trị nám không cần kê đơn.
Các loại kem bôi trị nám theo toa thường chứa các chất làm sáng như:
- Hydroquinone (có thể kết hợp với axit kojic)
- Corticosteroid hat corticoid
- Tretinoin
- Axit azelaic
- Axit tranexamic (có sẵn ở dạng viên uống, kem bôi da và thuốc tiêm)
Nhiều người tiêu dùng phản ánh rằng họ bị viêm da, kích ứng da và nổi mụn khi sử dụng kem trị nám. Trên thực tế, một số thành phần làm sáng da có khả năng gây ra một số tác dụng phụ.
Thành phần hydroquinone có liên quan đến bệnh ochronosis ngoại sinh - đây là chứng rối loạn khiến da chuyển màu đen và xanh. Tình trạng da này rất khó điều trị và có thể khiến da bị đổi màu vĩnh viễn.
Đặc biệt, các loại kem bôi da chứa corticoid tuy có khả năng làm trắng da rất nhanh, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Tác dụng phụ thường gặp là viêm da, kích ứng da, mòn hoặc teo da...
Các loại kem bôi trị nám không cần kê đơn tuy không phải là lựa chọn tối ưu nhất trong điều trị nám hỗn hợp, nhưng chúng có thể giúp làm mờ nám sạm nếu kiên trì sử dụng. Bao gồm:
- Axit glycolic
- Chiết xuất cam thảo
- Vitamin C (axit L-ascorbic)
- Cysteamine
- Methimazole
- Deoxyarbutin
- Glutathione (có sẵn ở dạng viên uống, kem bôi da)
Điều trị nám chuyên nghiệp
Ngoài những lựa chọn trên, người bệnh có thể tới các phòng khám, thẩm mỹ viện hay spa để được điều trị nám hỗn hợp bằng công nghệ cao và quy trình chuẩn do chuyên gia, bác sĩ trực tiếp thực hiện, bao gồm:
- Mài da
- Mài da siêu vi điểm
- Lột da hóa học
- Điều trị bằng laser
- Điều trị bằng ánh sáng xung cường độ cao IPL
Đây là những lựa chọn thay thế hữu hiệu trong trường hợp các phương pháp điều trị tại chỗ không mang lại hiệu quả hoặc nếu tình trạng nám hỗn hợp của bạn ở mức độ vừa đến nặng.
Hầu hết các phương pháp công nghệ cao chỉ nên được sử dụng như một liệu pháp điều trị bổ sung, kết hợp với liệu pháp trị nám trong uống hoặc ngoài bôi. Bởi, khi áp dụng đơn lẻ, chúng sẽ không phát huy được tác dụng điều trị như mong muốn.
Bên cạnh giá thành cao, vấn đề lớn nhất của trị nám theo công nghệ cao là bản thân các thủ thuật này có thể kích hoạt sự phát triển tăng sắc tố, “chữa lợn lành thành lợn què”. Một số trường hợp còn bị sẹo và đổi màu da vĩnh viễn sau khi điều trị.
Điều trị nám hỗn hợp bằng mẹo tự nhiên
Trong một số trường hợp, nám hỗn hợp có thể đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc da tự khắc phục đơn giản tại nhà. Biện pháp này nhằm bổ sung và bảo vệ các tế bào hoặc thay thế các tế bào bị tăng sắc tố bằng các tế bào mới, khỏe mạnh.
Chị em có thể làm theo những hướng dẫn sau:
Tẩy tế bào da chết bằng đu đủ
- Nghiền nhuyễn một miếng đu đủ chín
- Đắp đu đủ chín lên da, massage nhẹ nhàng
- Rửa sạch sau 10 - 15 phút
- Áp dụng 2 - 3 lần/tuần
Sử dụng nghệ để làm đều màu da
- Trộn 2 thìa tinh bột nghệ với 1 thìa mật ong và vài giọt nước cốt chanh
- Đắp hỗn hợp này lên da
- Rửa sạch sau 20 phút
- Áp dụng 2 - 3 lần/tuần
Làm sáng da với sữa chua
- Trộn 1/4 hộp sữa chua không đường với 1 thìa bột yến mạch
- Đắp hỗn hợp sữa chua và yến mạch lên da
- Rửa sạch sau 15 - 20 phút
- Áp dụng 2 lần/tuần
Bạn có thể khám phá thêm cách trị nám hỗn hợp từ kem đánh răng, mặt nạ hoa quả, xông da mặt bằng lá trầu không, đắp mặt nạ trứng gà…
Nên nhớ rằng, phương pháp này chỉ hỗ trợ điều trị nám và không thể trị nám dứt điểm. Bạn vẫn nên áp dụng các liệu pháp trị nám chuyên sâu theo đúng liệu trình mà bác sĩ đã đưa ra.
Lưu ý điều trị nám khi mang thai
Chị em có thể yên tâm rằng phần lớn trường hợp nám phát triển trong thai kỳ đều có thể tự thuyên giảm dần và biến mất hoàn toàn trong vòng một năm sau khi sinh. Nếu không biến mất hẳn, nám cũng sẽ mờ đi đáng kể.
Do đó, các mẹ bầu không nên “nóng ruột” áp dụng các phương pháp điều trị nám vì chúng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi. Tốt nhất, hãy chờ một vài tháng sau khi sinh và nếu nám vẫn chưa mờ đi như ý muốn, các mẹ có thể bắt đầu điều trị vẫn chưa muộn.
- Vòng tránh thai nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ nám da do ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, đặc biệt là progestin.
- Không phải ai cũng bị nám khi đặt vòng, nhưng những người có cơ địa dễ bị nám, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao hơn.
- Nám da thường giảm hoặc hết sau khi tháo vòng, nhưng một số trường hợp có thể cần điều trị chuyên khoa.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đặt vòng để được tư vấn về loại vòng phù hợp và cách chăm sóc da để phòng ngừa nám.
- Chăm sóc da đúng cách, sử dụng kem chống nắng, che chắn khi ra ngoài, và duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp giảm nguy cơ nám da.
- Nguy cơ để lại sẹo là CÓ THỂ.
- Phương pháp truyền thống (axit, thuốc chấm) có nguy cơ cao gây sẹo lõm, sẹo rỗ.
- Bắn laser cũng có thể để lại sẹo nếu:
- Năng lượng laser quá mạnh
- Kỹ thuật viên thực hiện không đúng
- Chăm sóc sau bắn không tốt
- Để giảm thiểu nguy cơ sẹo:
- Lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm
- Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau bắn
- Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay
- 24 giờ đầu: Tuyệt đối KHÔNG rửa mặt hoặc để vùng da tiếp xúc với nước.
- Vệ sinh: Dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương.
- Sau 1 tuần: Khi da bong và ổn định, có thể rửa mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Lưu ý:
- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc da sau điều trị.
- Chống nắng kỹ càng để tránh tăng sắc tố.
- Kiên nhẫn, quá trình phục hồi cần thời gian.
Chăm sóc đúng cách sau đốt tàn nhang là chìa khóa để có làn da đẹp, đều màu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!