Mụn bọc ở má không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin. Việc tìm ra phương pháp trị mụn bọc ở má hiệu quả là điều mà nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các cách trị mụn bọc ở má hiệu quả từ liệu pháp y tế, sử dụng kem đặc trị đến các mẹo dân gian đơn giản, giúp bạn lấy lại làn da mịn màng và tự tin.
3 cách trị mụn bọc ở má nhanh chóng hiệu quả
Dưới đây là các cách trị mụn bọc ở má được phân loại theo từng nhóm:
Liệu pháp y tế
Liệu pháp y tế được áp dụng cho những trường hợp mụn bọc nghiêm trọng, dai dẳng hoặc khó điều trị bằng phương pháp tự nhiên.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra trong các nốt mụn bọc. Bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng bôi để giảm viêm nhiễm, làm giảm mụn. Các loại kháng sinh phổ biến gồm clindamycin, erythromycin.
Retinoid
Retinoid giúp làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa tắc nghẽn và giảm viêm. Retinoid được kê đơn dưới dạng kem hoặc gel bôi ngoài da. Sản phẩm này giúp điều trị mụn và cải thiện kết cấu da, nhưng cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Liệu pháp ánh sáng xanh
Liệu pháp ánh sáng xanh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn mà không làm tổn thương da. Các bác sĩ sử dụng ánh sáng xanh để tác động vào vùng da bị mụn bọc, làm giảm viêm và ngăn ngừa mụn tái phát. Phương pháp này không hề gây đau và cũng để lại sẹo.
Corticosteroid
Corticosteroid có khả năng giảm sưng viêm nhanh chóng, đặc biệt là với mụn bọc lớn và sưng đau. Bác sĩ tiêm trực tiếp thuốc corticosteroid vào nốt mụn bọc. Thuốc sẽ giúp mụn xẹp xuống chỉ sau vài ngày. Đây là phương pháp được áp dụng cho các trường hợp mụn bọc nghiêm trọng.
XEM THUỐC: Top thuốc trị mụn bọc bị chai được đánh giá tốt nhất
Dùng kem bôi đặc trị
Kem bôi đặc trị là cách trị mụn bọc ở má nhanh chóng và tiện lợi cho những ai muốn xử lý mụn bọc tại nhà.
Benzoyl peroxide
- Công dụng: Benzoyl peroxide có khả năng diệt khuẩn, giảm sưng viêm và làm khô nhanh các nốt mụn bọc.
- Cách sử dụng: Thoa một lớp mỏng kem chứa benzoyl peroxide lên nốt mụn, tránh tiếp xúc với các vùng da nhạy cảm. Nên sử dụng 1-2 lần mỗi ngày.
Axit salicylic
- Công dụng: Axit salicylic giúp làm sạch lỗ chân lông, giảm tiết bã nhờn và làm tiêu cồi mụn.
- Cách sử dụng: Sử dụng kem hoặc gel chứa axit salicylic, thoa trực tiếp lên vùng mụn để đẩy nhanh quá trình lành da.
Kem chứa lưu huỳnh
- Công dụng: Lưu huỳnh giúp làm khô mụn, giảm bã nhờn và kháng viêm hiệu quả.
- Cách sử dụng: Thoa kem chứa lưu huỳnh lên nốt mụn mỗi ngày, đặc biệt hiệu quả cho da dầu.
Kem chứa retinoid
- Công dụng: Retinoid thúc đẩy tái tạo tế bào da, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm viêm mụn.
- Cách sử dụng: Thoa kem retinoid vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Cần tránh để da tiếp xúc với ánh nắng sau khi bôi.
Cách giảm mụn bọc tại nhà
Mẹo dân gian thường áp dụng cho trường hợp bị mụn bọc, mụn viêm ở mức độ độ nhẹ.
Mật ong và nghệ
Mật ong kháng khuẩn, nghệ giúp làm mờ thâm và chữa lành tổn thương.
Cách thực hiện:
- Trộn 1 thìa mật ong cùng với 1/2 thìa bột nghệ.
- Thoa hỗn hợp lên nốt mụn.
- Để trên da 15-20 phút.
- Sau đó rửa sạch.
- Thực hiện 2-3 lần/tuần.
Nha đam
Nha đam giúp làm dịu da, kháng viêm và chữa lành vết thương do mụn.
Cách thực hiện:
- Lấy gel từ lá nha đam tươi, thoa lên vùng mụn bọc.
- Để trong 20 phút rồi rửa sạch.
- Áp dụng 2-3 lần/tuần.
Trà xanh
Trà xanh chứa chất chống oxy hóa giúp kháng khuẩn, làm dịu và ngăn ngừa mụn.
Cách thực hiện:
- Pha 1 thìa trà xanh cùng với nước ấm.
- Sau đó khuấy đều để thành hỗn hợp nhuyễn mịn.
- Đắp trà xanh lên vùng da bị mụn trong 10-15 phút.
- Thực hiện mỗi tuần 2-3 lần.
Chườm đá lạnh
Đá lạnh có tác dụng giúp se khít lỗ chân lông, kích thích biểu bì da co lại. Từ đó làm giảm sưng viêm, đau nhức hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bọc viên đá vào khăn vải sạch sau đó áp lên da.
- Thời gian chỉ từ 1 – 3 phút không nên để quá lâu.
- Kết hợp với massage nhẹ nhàng.
- Áp dụng từ 3 – 4 lần/tuần.
XEM THÊM: Hướng dẫn cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng tại nhà
Phòng ngừa nổi mụn bọc ở má
Để phòng ngừa mụn bọc ở má, bạn cần thực hiện những thói quen chăm sóc da và duy trì lối sống lành mạnh.
- Giữ da mặt sạch sẽ: Rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt phù hợp với loại da. Hạn chế rửa mặt nhiều lần vì gây khô da, kích thích dầu nhờn.
- Không chạm tay lên mặt: Tay chứa nhiều vi khuẩn, chạm tay lên mặt khiến vi khuẩn lây lan, làm tình trạng mụn nặng hơn, dễ gây mụn mới.
- Tẩy tế bào chết định kỳ: Tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần để làm sạch sâu da, giúp lỗ chân lông thông thoáng, ngăn ngừa mụn hình thành.
- Chọn mỹ phẩm phù hợp: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu, cồn, paraben hoặc các hóa chất gây kích ứng cho da.
- Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu vitamin. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, đồ cay nóng.
- Giữ vệ sinh đồ dùng cá nhân: Thường xuyên thay và giặt vỏ gối, khăn mặt, các vật dụng tiếp xúc với da mặt vì chúng chứa vi khuẩn, bã nhờn.
- Bảo vệ da: Khi ra ngoài, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng, đội nón và đeo khẩu trang.
- Hạn chế căng thẳng và lo âu: Căng thẳng có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol, làm tăng sản xuất bã nhờn và gây ra mụn.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ hoặc thức khuya có thể làm rối loạn nội tiết tố, gây ra mụn bọc. Nên ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm để da được phục hồi.
Có nhiều cách trị mụn bọc ở má hiệu quả, từ liệu pháp y tế, sử dụng kem đặc trị cho đến các mẹo dân gian tại nhà. Tùy vào tình trạng mụn của mỗi người mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Để đạt được hiệu quả cao, bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài và kết hợp với chế độ chăm sóc da khoa học giúp phòng ngừa mụn tái phát trở lại.
XEM THÊM: Tổng hợp các loại thuốc trị mụn bọc tốt nhất