Bản lam căn là một dược liệu quý trong Y học cổ truyền nhờ khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Vậy loại thảo dược này có công dụng tuyệt vời nào cho sức khỏe? Được sử dụng trong những bài thuốc gì? Giá bán bao nhiêu? Khám phá chi tiết hơn về các vấn đề này trong bài dưới đây.
Thông tin tổng quan về cây bản lam căn
Bản lam căn thuộc họ Cải (Brassicaceae), là dược liệu có nhiều tên gọi như:
- Tên gọi khoa học: Clerodenron Cytophyllum Turcz.
- Tên trong tiếng Hán: Mã tảo, Bản lam, Lưu cầu lãm, Mã lam, Đại hiệp đông lam.
- Tên phổ biến khác: Mây kỳ cấy, Bọ mẩy, Đại thanh, Bọ nẹt, Rau đắng, Đắng cay, Thanh thảo tâm.
Đặc điểm hình thái
Dễ dàng nhận biết cây bản lam căn thông qua các đặc điểm hình thái dưới đây:
- Thân cây: Thuộc nhóm cây bụi hoặc cây nhỡ, các cành non mọc tỏa tròn, bề mặt được bao phủ bởi lớp lông mềm, vỏ cành có màu nâu.
- Lá cây: Hình bầu dục thuôn dài, đầu nhọn, phần gốc tròn. Gân lá hiện rõ ở mặt dưới của phiến lá.
- Hoa: Chùm hoa dạng ngù, mọc từ trục chính, chia thành 8 - 14 nhánh nhỏ. Hoa có màu trắng, đài hoa lông phủ mịn, chia thành 5 răng, tràng hoa hình ống trụ, mang 5 thùy dạng trái xoan.
- Rễ: Rễ cây chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc, có hình trụ dài, màu vàng nâu.
Phân bố
Cây bản lam căn có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng nhiều ở các nước châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ở Việt Nam, bản lam căn thường sinh trưởng ở ven đường, những nơi có ánh sáng dồi dào, tập trung nhiều tại các vùng trung du, đồng bằng và miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng.
Bộ phận sử dụng và thu hái
Bộ phận sử dụng chủ yếu của bản lam căn là rễ. Rễ cây được thu hái vào mùa thu đông, khi cây đã ra hoa kết quả.
Sau khi thu hoạch, rễ được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để bảo quản và sử dụng làm thuốc qua các dạng bào chế như:
- Rễ khô: Dùng để sắc nước uống hoặc tán thành bột.
- Cao bản lam căn: Chiết xuất từ rễ, tiện lợi khi sử dụng.
Thành phần hóa học
Nghiên cứu khoa học chứng minh trong thành phần dược liệu bản lam căn có chứa đa dạng các hoạt chất tốt cho sức khỏe như:
- Hợp chất kháng viêm, chống oxy hóa: Indirubin, Indican, Isatin, Tryptanthrin, Isatan B,
- Các hợp chất phenolic: Axit chlorogenic, Rutin,...
- Nguyên tố vi lượng: Bao gồm đồng, kẽm, mangan,...
- Thành phần khác: Tinh dầu, acid amin, saponin,...
Tác dụng của bản lam căn cho sức khỏe
Trong Y học cổ truyền, bản lam căn được coi là vị thuốc quý, có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh phế, tâm và vị. Bản lam căn có nhiều tác dụng dược lý nổi bật như:
- Trị mụn nhọt: Bản lam căn giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, làm mát gan, phòng ngừa mụn nhọt, rôm sảy, nóng ruột, ứ huyết,...
- Kháng khuẩn, kháng viêm: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, giảm viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan hoặc viêm phế quản.
- Hạ sốt: Giúp hạ sốt nhanh chóng, đặc biệt hiệu quả với các trường hợp sốt cao do cảm cúm, viêm nhiễm.
- Long đờm, giảm ho: Làm loãng đờm, giảm ho, hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm.
- Bảo vệ gan: Tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm gan, xơ gan.
- Hỗ trợ điều trị ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy bản lam căn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Tăng cường miễn dịch: Polysaccharide trong bản lam căn giúp kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng cho người sử dụng.
- Tác dụng khác: Dược liệu còn có tác dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như quai bị, sưng tuyến mang tai, viêm não,...
Đối tượng nên - không nên dùng bản lam căn
Các đối tượng nên - không nên sử dụng dược liệu bản lam căn được khuyến nghị như sau:
Người nên sử dụng:
- Người bị sốt cao, cảm cúm, bị viêm họng hoặc viêm amidan.
- Người ho khan, ho đờm hoặc viêm phế quản.
- Người đang có mụn nhọt, rôm sảy và mẩn ngứa khắp người.
- Người viêm gan, xơ gan.
Người không nên sử dụng:
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ cho con bú.
- Người bị tiêu chảy, có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
- Người có cơ địa dị ứng với bản lam căn.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
15 bài thuốc sử dụng bản lam căn trị bệnh
Dưới đây là 15 bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng bản lam căn hỗ trợ điều trị các bệnh lý:
Bài thuốc 1: Hạ sốt, chữa cảm cúm
- Nguyên liệu: 40g bản lam căn, 20g khương hoạt.
- Cách làm: Đem sắc với lượng nước vừa đủ để uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Chữa rong kinh ở phụ nữ
- Nguyên liệu: Một đoạn ngẫu tiết, bản lam căn.
- Cách làm: Giã nhỏ ngẫu tiết và nghiền nát bản lam căn, ngâm hỗn hợp này với rượu, mỗi ngày uống 2 lần.
Bài thuốc 3: Trị viêm họng, viêm thanh quản
- Nguyên liệu: 16g bản lam căn, 12g kim ngân hoa, 12g đại hoàng, 12g hoàng bá và 6g cam thảo.
- Cách làm: Đun sắc các vị thuốc với nước, uống hàng ngày trong khoảng 5 - 7 ngày để làm dịu cổ họng và giảm viêm.
Bài thuốc 4: Điều trị viêm gan B
- Nguyên liệu: 20g hoàng kỳ, 15g bản lam căn, 15g diệp hạ châu, 15g đan sâm, 15g bạch hoa xà thiệt thảo, 12g xích thược, 12g bạch thược, 10g hậu phác, 10g đảng sâm, 10g tiêu tan tiên, 10g bạch truật (đã sao), 6g sài hồ, 6g cam thảo.
- Cách làm: Sắc hỗn hợp trên với nước, sử dụng hàng ngày.
Bài thuốc 5: Chữa hôi miệng do viêm lợi, nhiệt miệng
- Nguyên liệu: 20g bản lam căn, 20g trắc bá diệp, 20g hoa cúc dại, 12g kim ngân hoa.
- Cách làm: Sắc các vị thuốc, sử dụng thay trà để cải thiện tình trạng hôi miệng.
Bài thuốc 6: Chữa bệnh ngoài da
- Nguyên liệu: 60g bản lam căn, 15g cam thảo, 60g kim ngân hoa.
- Cách làm: Đun các nguyên liệu uống thay trà hàng ngày.
Bài thuốc 7: Chữa quai bị, phòng cảm cúm
- Nguyên liệu: 60g bản lam căn.
- Cách làm: Hãm với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày thay nước lọc để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị quai bị.
Bài thuốc 8: Chữa vàng da và viêm gan mạn tính
- Nguyên liệu: 15g bản lam căn, 12g bạch thược, 30g địa nhĩ thảo, kê cốt thảo, 12g nhân trần, 9g hoàng cầm, 6g sài hồ, 6g cam thảo.
- Cách làm: Sắc các dược liệu thành nước uống hàng ngày.
Bài thuốc 9: Điều trị bệnh đường hô hấp, viêm hạch cấp tính
- Nguyên liệu: 12g bản lam căn, 12g bạc hà, 12g hoa kim ngân, 12g lư căn, 12g xác ve, 12g thần khúc, 12g cát ngạch, 12g hoắc hương, 12g kinh giới, 9g cam thảo.
- Cách làm: Sắc các dược liệu, chia uống 2 - 3 lần trong ngày.
Bài thuốc 10: Chữa viêm loét da, nổi hạch
- Nguyên liệu: 15g qua lâu căn, 30g bạch mao căn, 9g mỗi vị tử thảo căn, xuyến thảo căn, bản lam căn.
- Cách làm: Sắc lấy hai lần nước, trộn lẫn rồi chia uống hai lần trong ngày để giảm triệu chứng.
Bài thuốc 11: Phòng viêm màng não tủy
- Nguyên liệu: 15g bản lam căn, 30g hải kim sa, 30g đại thanh diệp.
- Cách làm: Sắc các nguyên liệu thành nước, chia uống ngày một lần để thanh nhiệt và ngăn ngừa các bệnh lý viêm nhiễm.
Bài thuốc 12: Trị viêm da, rối loạn sắc tố do ánh nắng mặt trời
- Nguyên liệu: 12g bản lam căn, 9g mỗi vị ngưu bàng tử, hoàng cầm, huyền sâm, cát ngạch; 5g mỗi vị cam thảo, hoàng liên, bạc hà.
- Cách làm: Sắc hai lần nước, trộn đều rồi uống chia làm hai lần trong ngày để cải thiện tình trạng da.
Bài thuốc 13: Trị rôm sảy, có vết thương ngoài da
- Nguyên liệu: 15g bản lam căn, 20g cam thảo, 20g đại thanh diệp.
- Cách làm: Sắc lấy nước đầu để uống. Nước thứ hai dùng để rửa trực tiếp lên vùng da tổn thương.
Bài thuốc 14: Trị viêm phổi, sốt cao
- Nguyên liệu: 30g bản lam căn, 30g rau diếp cá, 30g cúc hoa, 15g bách tử thảo, 10g cam thảo.
- Cách làm: Sắc lấy hai lần nước, trộn đều và uống hai lần mỗi ngày để hạ sốt và giảm triệu chứng.
Bài thuốc 15: Điều trị sùi mào gà
- Nguyên liệu: 30g bản lam căn, 30g mã xĩ hiện, 20g tương thảo, 20g bại mang tiêu, 20g biển súc, 20g thổ phục linh.
- Cách làm: Sắc 1 lít nước cho đến khi còn 500ml, đổ ra chậu để ngâm rửa vùng da bị tổn thương trong 10 phút. Thực hiện 2 lần mỗi ngày (sáng và tối) trong 1 tuần.
Giá bán bản lam căn bao nhiêu? Mua ở đâu?
Bản lam căn khô hiện được cung cấp trên thị trường với mức giá dao động từ 150.000 - 300.000 đồng/kg.
Có thể tìm mua bản lam căn tại các cửa hàng dược liệu uy tín như:
- Nhà thuốc Đông y: Chuyên cung cấp các loại thảo dược chất lượng cao, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng.
- Công ty Dược liệu Việt Nam: Đơn vị chuyên phân phối dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn.
Lưu ý khi sử dụng bản lam căn
Đây là dược liệu mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng sẽ cần lưu ý một số điểm sau:
- Sử dụng theo hướng dẫn: Tham khảo chuyên gia, thầy thuốc để được hướng dẫn liều lượng phù hợp, cách dùng an toàn và hiệu quả, đánh giá tương tác thuốc có thể xảy ra.
- Cách chế biến phù hợp: Tuân theo hướng dẫn từ thầy thuốc hoặc tài liệu y học, sắc thuốc đúng quy trình để giữ nguyên dược tính.
- Theo dõi phản ứng phụ: Khi sử dụng bản lam căn, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, chóng mặt, dị ứng... cần ngừng sử dụng, theo dõi và đến gặp bác sĩ nếu cần.
- Không sử dụng kéo dài: Dược liệu được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp cấp tính hoặc khi có triệu chứng rõ ràng. Tránh dùng lâu dài mà không có chỉ định của chuyên gia y tế.
Bản lam căn là một vị thuốc quý từ thiên nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về công dụng và cách sử dụng loại dược liệu này một cách hiệu quả và an toàn.