Cây nhọ nồi là một vị thuốc phổ biến được ứng dụng trong Đông y. Loại dược liệu này có thể được dùng ở dạng sấy khô hoặc tươi, công dụng giúp đào thải độc tố, cầm máu, bồi bổ kinh vị và tỳ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách ứng dụng cây nhọ nồi đạt hiệu quả cao.

Thông tin chung về cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi là thực vật thuộc họ nhà cúc, có tên khoa học là Eclipta prostrata L. Trong dân gian, loại cây này còn được biết đến với những cái tên như cỏ mực, hàn liên thảo, bạch hoa thảo, hay thủy hạn liên.

Đặc điểm sinh học

Cây nhọ nồi là loại thực vật phổ biến, chiều cao khi trưởng thành chỉ vào khoảng 80cm. Lớp lông tơ cứng bao phủ dọc phần thân. Lá cây mọc đối xứng nhau, chiều rộng khoảng 5 - 15mm, chiều dài từ 2 - 8cm, có lông tơ đều hai mặt. Hoa có nhiều cánh nhỏ, mỏng, màu trắng đục.

Cây nhọ nồi là thực vật thuộc họ nhà cúc
Cây nhọ nồi là thực vật thuộc họ nhà cúc

Khu vực phân bố

Cây nhọ nồi thường dễ dàng mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp nước ta. Mặt khác, chúng cũng xuất hiện ở một số vùng tại Ấn Độ. Phần thân, lá, rễ của loại cây này đều có thể chế biến thành thuốc, sử dụng tươi hoặc phơi khô.

Cây nhọ nồi có tác dụng gì?

Mặc dù chưa có những nghiên cứu chính thức chứng minh hiệu quả điều trị bệnh của cây nhọ nồi nhưng không thể phủ nhận những lợi ích khi kết hợp dược liệu nhọ nồi trong các bài thuốc Đông y và những hoạt chất có lợi trong thành phần.

  • Theo y học hiện đại: Bên trong cây nhọ nồi chứa rất nhiều thành phần như tamin, caroten, các ancaloit và chất đắng.
  • Theo y học cổ truyền: Cây nhọ nồi có tính hàn, vị đắng nhẹ, hơi chua và không có tính độc. Quy kinh can, thận. Loại dược liệu này được sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc chữa bệnh gan, vàng da, bồi bổ sức khỏe, chữa đau răng. Tại Trung Quốc, phần thân của cỏ nhọ nồi có khả năng cầm máu, khắc phục tình trạng tiểu ra máu, đau lưng. Viện Dược liệu đã chỉ ra khả năng chống đông máu của loại cây này, cầm máu ở tử cung.

9 bài thuốc hay từ cây nhọ nồi không phải ai cũng biết

Dưới đây là những bài thuốc hay chữa khỏi nhiều bệnh từ cây nhọ nồi dân gian thường lưu truyền:

Lá nhọ nồi chữa chảy máu cam 

Chảy máu cam đột xuất thường xảy ra vào mùa đông, hoặc những người làm việc kiệt sức, mao mạch mũi mỏng, xì mũi quá mạnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên lấy 20gr cỏ nhọ nồi sắc chung với cam thảo, hoa hòe đã sao khô và uống đủ liều trong 1 tháng.

Trị biếng ăn, suy nhược cơ thể

Dùng cây nhọ nồi, cỏ mần trầu, và sinh khương sao khô, hạ thổ. Sau đó cho vào nồi sắc với 3 chén nước dừa tươi, cho tới khi nước cạn vừa đủ 2 bát nước. 

Cách sử dụng cây nhọ nồi trị bạch biến

Bài thuốc chữa bạch biến bằng nhọ nồi thường kết hợp với những nguyên liệu như hà thủ ô, bạch truật, đương quy, sa uyển tử, đan sâm, bạch chỉ, thiền thoái, đảng sâm. Sau khi rửa sạch thuốc, bạn có thể sắc cùng 500ml nước lớn, dùng liên tục trong 15 ngày.

Cầm máu ở tử cung

Xuất huyết tử cung là bệnh lý gây nguy hiểm tới sức khỏe của chị em phụ nữ. Để bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng này, bạn đọc nên dùng cỏ nhọ nồi, kết hợp với thục địa, kinh giới, phúc bồn tử, hoàng kỳ, trinh nữ hoàng cung, bạch thược, địa sinh, sắc mỗi ngày uống một thang.

Cây nhọ nồi phơi khô chữa bệnh viêm tiền liệt tuyến

Viêm tuyến tiền liệt là nỗi ác mộng của đấng mày râu. Trong thời gian đầu khi bệnh chớm khởi phát, độc giả nam giới có thể tham khảo bài thuốc từ cây nhọ nồi. Kết hợp cỏ nhọ nồi với thục địa, tỏa dương, đương quy, kỷ tử, hoàng kỳ, vương bất lưu, trinh nữ hoàng cung, ích trí nhân,… sắc lấy nước uống.

Tác dụng của cây nhọ nồi cỏ mực trị bệnh mề đay

Nổi mề đay mẩn ngứa là dạng bệnh tự miễn có thể gây ra nhiều phiền toái cho người mắc. Để giảm thiểu cơn ngứa ngáy khó chịu, bạn nên kết hợp lá nhọ nồi với lá khế, rau diếp cá, lá nhài, huyết dụ. Sau đó đem rửa sạch, giã nát lấy nước uống, phần bã đắp lên vùng da bị ngứa.

Hỗ trợ khắc phục gan nhiễm mỡ

Dùng cỏ nhọ nhồi sắc chung với đương quy, trạch tả, trinh nữ hoàng cung, cát căn, bồ công anh, lá sen có tác dụng chữa gan nhiễm mỡ trong nhiều trường hợp như do béo phì, hoặc thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.

Cách chữa sốt xuất huyết dạng nhẹ

Cỏ nhọ nhồi sắc chung với hoa hòe sao vàng, cam thảo đất, lá trắc bá sao, củ sắn dây uống ngày 1 thang. Bài thuốc có tác dụng chữa sốt xuất huyết thể nhẹ. Lưu ý với những trường hợp sốt cao, người mất sức, mệt lả, không nên dùng thuốc tự sắc mà phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Loại bỏ tổn thương do eczema

Để khắc phục tình trạng eczema tái phát nhiều lần, người bệnh có thể đem cỏ nhọ nồi rửa sạch sau đó cô đặc lấy nước. Dùng phần thuốc thu được bôi nhẹ nhàng lên da trong khoảng 1 tuần và rửa lại bằng nước ấm.

Cây nhọ nồi mua ở đâu tốt nhất?

Cây nhọ nồi là loại cây dân dã, dễ dàng sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy bạn đọc hoàn toàn có thể tìm kiếm ở những khu vực như vỉa hè, ven ruộng hoặc những vườn dược liệu. 

Nếu có nhu cầu điều trị bệnh lý bằng cây nhọ nồi, bạn nên tới mua tại những địa chỉ phân phối uy tín, trang website chuyên về thảo dược hoặc thăm khám, bốc thuốc tại phòng khám Đông y uy tín.

Những lưu ý khi sử dụng nhọ nồi

Việc áp dụng thảo dược tự nhiên trong điều trị bệnh tại nhà giúp người bệnh tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để khắc phục tối đa những tác dụng phụ ngoài ý muốn, bạn nên tham khảo một số lời khuyên như:

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn gốc dược liệu, địa chỉ phân phối trước khi mua và sử dụng
  • Tránh tự ý dùng khi chưa có chỉ định liều lượng từ chuyên gia, không nên kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp khác nhau.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, tập luyện đều đặn trong quá trình điều trị bệnh bằng cây thuốc dân gian.
  • Kiên trì điều trị theo liệu trình đầy đủ, tránh tự ý bỏ dở giữa chừng khiến thuốc chưa kịp phát huy tác dụng.

Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về dược liệu cây nhọ nồi, hy vọng rằng qua bài viết trên đây có thể giúp bạn đọc bổ sung cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích. Qua đó lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với tình trạng sức khỏe của mình.


Dược liệu liên quan