Cách chữa mề đay bằng lá khế hẳn không còn xa lạ với nhiều người bởi phương pháp này đã được dân gian áp dụng rộng rãi từ bao đời này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng loại lá này sao cho đúng để đảm bảo thu được hiệu quả tối ưu.
Dùng lá khế chữa mề đay có tốt không?
Chữa mề đay bằng lá khế là một phương pháp dân gian được nhiều người tin dùng nhờ tính an toàn và các dược tính có lợi của lá khế. Loại lá này thường được sử dụng theo đường uống, tắm rửa hoặc chườm đắp ngoài da, mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh.
Nghiên cứu cho thấy, trong lá khế chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid, thành phần kháng viêm steroid, alkaloid, saponin và các hoạt chất khác như vitamin nhóm B, C, triterpene, kẽm hay tanin… Chúng có nhiều tác dụng tốt đối với người bị mề đay như:
- Chống viêm, làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do dị ứng.
- Thải độc và làm sạch da: Theo quan niệm Đông y, lá khế có tính bình, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, đồng thời làm sạch da, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
- Điều hòa hệ miễn dịch, làm giảm phản ứng dị ứng, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng mề đay tái phát.
- Bổ sung các vitamin và dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành da
Sau khi áp dụng lá khế, các vết mẩn đỏ, sưng tấy do mề đay có thể được giảm thiểu, giúp da nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, không thể thay thế cho các liệu pháp điều trị chuyên sâu. Nếu tình trạng mề đay nặng hoặc kéo dài, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
XEM THÊM: Lưu ngay 8 cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng cực đơn giản
8 Cách chữa mề đay bằng lá khế an toàn, hiệu quả nhất
Có nhiều cách dùng lá khế chữa mề đay nhưng được đánh giá cao về hiệu quả là 8 mẹo dưới đây:
1. Uống trà lá khế chữa mề đay
Uống trà lá khế là phương pháp đơn giản nhất để điều trị mề đay. Bằng cách này, các hoạt chất quý từ lá sẽ được giải phóng vào trong nước, giúp phát huy tác dụng giảm ngứa, kháng viêm và ức chế phản ứng dị ứng.
Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng trà lá khế trong khoảng 3 ngày đến 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh mề đay thuyên giảm rõ. Bạn nên sử dụng lá khế tươi và nấu ngày nào uống hết ngày đó để tận dụng được nguồn dược tính tối ưu.
Chuẩn bị:
- 20g lá khế
Cách sử dụng:
- Bước 1: Trước tiên, bạn cần rửa sạch lá khế và cẩn thận ngâm trong nước muối loãng 15 phút để tiêu diệt sạch vi khuẩn và ký sinh trùng có thể sót lại trên lá.
- Bước 2: Bỏ lá khế vào chảo nóng sao vàng.
- Bước 3: Đun sôi 500ml nước rồi bỏ lá vào. Tiếp tục đun nước trên bếp trong khoảng 5 phút
- Bước 3: Vớt bỏ bã. Phần nước thu được chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày.
2. Chườm lá khế trị nổi mề đay mẩn ngứa
Đây cũng là một trong những cách chữa mề đay bằng lá khế đang được nhiều người áp dụng. Khi sao nóng, đặc tính sinh học của các hoạt chất trong lá khế sẽ được phát huy tối ưu. Hơi nóng không chỉ giúp làm giãn nở các lỗ chân lông, tạo điều kiện cho da hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn mà còn có tác dụng làm thư giãn thần kinh, xoa dịu cơn ngứa, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng, tái tạo vùng da tổn thương.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá khế tươi
Cách sử dụng:
- Bước 1: Rửa sạch lá và để cho thật ráo nước.
- Bước 2: Đun nóng chảo và bỏ lá khế vào
- Bước 3: Đảo nhẹ nhàng, đều tay cho đến khi thấy lá khế héo lại là được.
- Bước 4: Gói lá khế vào trong một miếng vải sạch, chườm trực tiếp lên vùng da bị mề đay. Hoặc chờ cho lá nguội bớt rồi lấy chà xát nhẹ nhàng lên da.
- Bước 5: Khi lá khế nguội, bạn lại bỏ vào chảo sao nóng lên rồi tiếp tục chườm trong khoảng 15 phút.
- Bước 6: Lặp lại quy trình trên vài lần trong ngày để làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu do mề đay gây ra.
3. Bài thuốc đắp trị mề đay từ lá khế và muối biển
Để trị mề đay cấp tốc, bạn hãy lấy lá khế giã nát với muối làm thuốc đắp ngoài da. Sự kết hợp giữa các hoạt chất trong lá kết hợp với đặc tính kháng khuẩn mạnh của muối không chỉ giúp nhanh chóng kiểm soát được tình trạng nổi mẩn ngứa nhanh mà còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá khế
- Muối hạt
Cách sử dụng:
- Bước 1: Rửa lá khế nhiều lần cho sạch tạp chất. Vớt ra rổ, để ráo nước.
- Bước 2: Bỏ lá vào cối giã nát cùng với vài hạt muối
- Bước 3: Làm sạch vùng da bị mề đay rồi đắp hỗn hợp vừa giã lên da trong 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
- Bước 4: Loại bỏ hỗn hợp ra khỏi da rồi dùng nước ấm rửa lại cho sạch sẽ.
BỎ TÚI: Lưu ngay 7 cách trị mề đay bằng muối cực hay từ dân gian
4. Tắm nước lá khế chữa mề đay
Nếu thường xuyên bị nổi mề đay toàn thân, bạn không nên bỏ qua phương pháp tắm nước lá khế. Bằng cách này, các hoạt chất trong lá sẽ dễ dàng tiếp xúc với mọi vùng da trên cơ thể, đặc biệt là khu vực bị mề đay, giúp phát huy hiệu quả nhanh chóng và toàn diện hơn.
Chuẩn bị:
- 200g lá khế
- 1 thìa muối biển.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Bỏ lá khế vào nồi nấu với 2 – 3 lít nước sau khi đã được rửa sạch sẽ.
- Bước 2: Đun sôi nước trong khoảng 5 phút rồi tiếp tục bỏ muối vào, khuấy tan là được.
- Bước 3: Đổ nước lá khế ra chậu và pha với lượng nước mát vừa đủ để được hỗn hợp nước tắm hơi âm ấm.
- Bước 4: Tắm rửa với nước lá khế. Trong khi tắm có thể dùng xác lá xoa nhẹ lên vùng da bị tổn thương để giảm nổi mẩn ngứa hiệu quả hơn.
Lưu ý:
- Thời gian tắm chỉ nên kéo dài trong khoảng 10 phút, mỗi ngày 1 lần.
- Người bệnh có thể dùng nước nấu để ngâm rửa, vệ sinh vùng da tổn thương mỗi ngày 2 – 3 lần thay vì tắm.
- Không tắm khi nước còn đang quá nóng khiến tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiệt độ nước tắm chỉ nên dao động từ 36 – 38 độ ở trẻ em và dưới 44 độ ở người lớn.
5. Xông hơi lá khế thải độc, giảm nổi mề đay mẩn ngứa
Khi được sử dụng theo hình thức xông hơi, cách chữa mề đay bằng lá khế sẽ phát huy tác dụng toàn diện, không chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh mà còn nâng cao sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân.
Dưới đây là một số lợi ích khi xông hơi bằng lá khế:
- Tăng cường tuần hoàn máu, giúp đưa dưỡng chất cùng oxy đến nuôi dưỡng, tái tạo các mô bị tổn thương do ảnh hưởng từ bệnh mề đay.
- Giúp da được thư giãn, giảm căng thẳng – yếu tố có thể khiến bệnh mề đay bùng phát nghiêm trọng hơn.
- Kích thích cơ thể bài tiết chất độc ra ngoài theo mồ hôi, qua đó ngăn ngừa và cải thiện tình trạng nổi mề đay do tích tụ độc.
- Giảm tắc nghẽn phổi, tăng cường chức năng hô hấp.
- Làm sạch lỗ chân lông, giúp da khỏe mạnh hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch – một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình điều trị bệnh mề đay mãn tính.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá khế
- 2 lít nước
Cách sử dụng:
- Bước 1: Rửa lá khế cho sạch tạp chất và bụi bẩn
- Bước 2: Đổ nước vào nồi, đun sôi rồi tiếp tục cho lá khế vào, nấu thêm 5 phút nữa.
- Bước 3: Gạn nước nóng vào trong chậu, ngồi gần lại và trùm kín chăn để xông hơi toàn thân cho đến khi không còn thấy hơi nóng bốc lên.
- Bước 4: Lau khô người và mặc quần áo vào để tránh bị nhiễm lạnh.
*Lưu ý:
- Để đảm bảo an toàn, chỉ nên áp dụng hình thức xông hơi cho người lớn.
- Mỗi tuần, bạn chỉ nên xông hơi 3 – 4 lần.
6. Cách chữa mề đay bằng lá khế kết hợp với lá tía tô và kinh giới
Trong y học cổ truyền, tía tô và kinh giới đều là những dược liệu có tác dụng trị mề đay tốt. Sự kết hợp giữa 3 nguyên liệu này sẽ mang đến hiệu quả chữa bệnh tốt hơn, giúp nhanh chóng cắt đứt các cơn ngứa ngáy khó chịu.
Chuẩn bị:
- Các loại lá trên mỗi thứ 1 nắm.
- 3 lít nước
Cách sử dụng:
- Bước 1: Rửa sạch cả 3 loại lá, bỏ vào chậu nước muối loãng ngâm ngập trong 15 phút
- Bước 2: Cho tất cả vào nồi nấu chung với 3 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút.
- Bước 3: Chờ cho nước nguội đến nhiệt độ ấm lý tưởng thì lấy tắm.
- Bước 4: Lặp lại cách này mỗi ngày 1 lần đến khi bệnh mề đay được chữa khỏi hắn.
THAM KHẢO THÊM: 7 Cách trị mề đay bằng lá kinh giới vừa hay lại lành tính
7. Điều trị mề đay bằng lá khế, ngải tiên và long não
Vị thuốc ngải tiên còn được gọi là thanh hao hoa vàng. Thảo dược này có tính mát, giúp giải nhiệt, tiêu độc, lương huyết. Trong khi đó, long não lại hoạt động như một vị thuốc sát trùng, tiêu viêm, giảm đau.
Kết hợp ngải tiên, long não với lá khế chính là một giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi tình trạng viêm đỏ, nổi mẩn ngứa trên da. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ được khuyến cáo sử dụng theo đường bên ngoài, không nên uống.
Nguyên liệu:
- 100g lá khế
- 100g lá long não
- 100g ngải tiên
Cách sử dụng:
- Bước 1: Rửa sạch cả 3 nguyên liệu đã chuẩn bị
- Bước 2: Cho tất cả vào nồi nấu chung với 2 – 3 lít nước.
- Bước 3: Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
- Bước 4: Gạn nước ra chậu, chờ nguội bớt có thể lấy tắm rửa mỗi ngày 1 lần.
8. Uống nước ép lá khế tươi chữa bệnh mề đay
Cuối cùng, bạn có thể sử dụng nước ép lá khế tươi để chữa mề đay. Bài thuốc này được sử dụng theo đường uống, giúp giải nhiệt, làm mát da, đồng thời kích thích tiểu tiện để đào thải độc tố tích tụ ra ngoài theo đường nước tiểu.
Chuẩn bị:
- 100g lá khế tươi
Cách sử dụng:
- Bước 1: Rửa và ngâm lá khế với nước muối loãng cho thật sạch.
- Bước 2: Bỏ lá vào máy xay chung với một ít nước
- Bước 3: Lọc lấy nước cốt lá khế chia uống ngày 2 lần.
MÁCH BẠN: 6 cách trị mề đay bằng lá trầu đơn giản ngay tại nhà
Kiêng kỵ và lưu ý khi trị nổi mề đay mẩn ngứa bằng lá khế
Cách chữa mề đay bằng lá khế được xem là một phương pháp lành tính. Tuy nhiên, khi áp dụng bạn cần chú ý một số vấn đề kiêng kỵ dưới đây để đảm bảo an toàn tuyệt đối:
- Dùng lá khế chỉ thích hợp cho tình trạng mề đay nhẹ. Không áp dụng nếu bạn bị nổi mề đay mẩn ngứa nghiêm trọng.
- Không dùng lá khế bị sâu, héo. Thay vào đó, bạn nên chọn lá tươi, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn.
- Lá khế có thể gây kích ứng thêm nếu da bị trầy xước hoặc nhiễm trùng do gãi ngứa nhiều. Tốt nhất, bạn không nên đắp hay chườm lá khi vùng da cần điều trị đang có vết thương hở hoặc lở loét.
- Thử thoa một ít nước lá khế lên da để kiểm tra dị ứng. Nếu không có biểu hiện nào bất thường, bạn có thể tiến hành sử dụng theo đường uống hoặc tắm rửa, đắp lá trên diện rộng.
- Tránh sử dụng lá khế để trị mề đay nếu bạn từng bị dị ứng với lá hay bất cứ thành phần nào trong lá. Nếu có dấu hiệu dị ứng, ngưng sử dụng ngay lập tức.
- Không tự ý dùng lá khế thay thế thuốc điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình áp dụng cách chữa mề đay bằng lá khế, người bệnh cũng cần lưu ý tránh gãi ngứa, không sử dụng mỹ phẩm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, đồng thời uống nhiều nước và giữ cho vùng da bị bệnh luôn thông thoáng, sạch sẽ để nhanh chóng phục hồi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- 10 cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản và lành tính
- Nổi Mề Đay Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Trị