Nổi mề đay khi mang thai là hiện tượng thường gặp đối với các mẹ bầu. Bệnh thường gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng thức ăn, khói bụi, lông động vật, nấm mốc, phấn hoa,… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này cũng như các phương pháp điều trị bệnh, bạn hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Nổi mề đay khi mang thai là bệnh gì?

Nổi mề đay khi mang thai là tình trạng cơ thể mẹ bầu xuất hiện những nốt mẩn ngứa, sần đỏ, cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, châm chích vô cùng khó chịu. Bệnh thường xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này thường xảy ra khi hệ miễn dịch phóng thích histamin vào mao mạch của lớp trùng bì, tăng tính thấm của thành mạch và gây khởi phát các triệu chứng lâm sàng của bệnh mề đay.

Thống kê cho thấy, cứ khoảng 5 phụ nữ mang thai thì có 1 người mắc bệnh về da, trong đó bệnh phổ biến nhất chính là nổi mề đay mẩn ngứa. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều thuyên giảm nhanh chóng sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên một số ít trường hợp, bệnh có thể kéo dài hơn 6 tuần và phát triển thành dạng mãn tính.

noi-me-day-khi-mang-thai
tìm hiểu về nổi mề đay khi mang thai

Phụ nữ bị nổi mề đay trong quá trình mang thai thường có các dấu hiệu đặc trưng như:

  • Xuất hiện phát ban, các nốt sần có màu hồng đỏ trên da.
  • Những tổn thương trên da có hình dạng khác nhau, có thể mọc rải rác hoặc mọc tập trung tại một khu vực cụ thể.
  • Những nốt mẩn ngứa và phát ban do bệnh mề đay thường nổi cộm và có ranh giới rõ ràng.
  • Nổi mề đay trong thời gian mang thai thường gây ngứa ngáy khó chịu, kèm theo hiện tượng nóng rát nhẹ.
  • Tổn thương trên da ảnh hưởng khu trú ở một vài vùng da cụ thể, nhưng sau đó có xu hướng lan rộng ra nhiều bộ phận khác.

Bị nổi mề đay khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Theo lương y, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn - chuyên gia da liễu, Giám đốc chuyên môn của nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết, bị dị ứng nổi mề đay khi mang thai thường khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phụ nữ mang thai cần nắm rõ để có hướng điều trị kịp thời, phù hợp. Một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

  • Thay đổi hormone đột ngột: Khi mang thai, cơ thể người mẹ có xu hướng gia tăng nồng độ hormone progesterone và prolactin. Khi nồng độ nội tiết tố nữ tăng đột ngột sẽ gây ra những kích thích phản ứng thái quá của hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho bệnh mề đay mẩn ngứa phát triển.
  • Tâm lý căng thẳng, lo âu: Phụ nữ mang thai thường có tâm lý lo lắng, căng thẳng quá mức, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Chưa kể, sự thay đổi bất thường của nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến cho tâm lý mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích động. Yếu tố này là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nổi mày đay khi mang thai.
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm: Phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch yếu hơn so với người bình thường. Đây là yếu tố thuận lợi khiến bệnh mề đay và nhiều căn bệnh khác như cảm cúm, viêm họng, viêm amidan,... khởi phát.
  • Cơ địa nhạy cảm: Một số phụ nữ có cơ địa nhạy cảm thường có nguy cơ bùng phát bệnh mề đay trong thời gian thai kỳ. Ngoài ra, cơ địa nhạy cảm còn khiến mẹ bầu dễ mắc phải các bệnh như dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng,...
  • Tiếp xúc nhiều với yếu tố gây bệnh: Một số yếu tố dị nguyên có nguy cơ khởi phát bệnh nổi mề đay như: Phấn hoa, thức ăn, mỹ phẩm, nước hoa, hóa chất, xà phòng, nấm mốc, khói bụi, lông động vật,... Người bệnh có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với những tác nhân này sẽ dễ bùng phát bệnh mề đay mẩn ngứa.
  • Yếu tố khác: Ngoài ra, bệnh mề đay thai kỳ còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như: Yếu tố di truyền, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da tiết nhiều mồ hôi, sống trong môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá, thời tiết thay đổi đột ngột.

Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh mẩn ngứa nổi mề đay khi mang thai ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Nhìn chung, căn bệnh này không gây ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 1-2% trường hợp người bệnh nổi mề đay xảy ra tình trạng sốc phản vệ, gây co thắt phế quản, dẫn đến suy hô hấp, tụt huyết áp, sốc, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da đi kèm với các triệu chứng như: Khó thở, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,.... người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra ngay lập tức.

Với những trường hợp nổi mề đay thông thường, phụ nữ mang thai có thể cải thiện triệu chứng bằng các biện pháp chăm sóc và nghỉ ngơi điều độ. Tuy nhiên, nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, cần áp dụng các biện pháp điều trị khác. Bởi nếu để bệnh để dài sẽ có thể khiến cho thai nhi bị những ảnh hưởng. Em bé sinh ra có thể mắc các bệnh như: Viêm võng mạc, đục thủy tinh thể, tim bẩm sinh, thiếu máu não, thiếu tay chân hoặc hở hàm ếch, trẻ bị dị dạng huyết quản.

Đối với mẹ bầu, nổi mề đay khi mang thai thường gây ra những cơn ngứa ngáy dữ dội nhất là vào ban đêm. Tình trạng này kéo dài khiến thai phụ bị mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, stress, suy nhược cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bệnh không điều trị sớm có thể khiến mẹ sinh non, vàng da, nhiễm trùng da,… Do đó, khi gặp phải hiện tượng nổi mề đay khi mang thai, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để khắc phục kịp thời, tránh để bệnh chuyển thành mãn tính.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mề đay hiệu quả cho bà bầu

Thường xuyên bị căng thẳng, hệ miễn dịch suy giảm, nội tiết tố bị thay đổi,... là những yếu tố chính gây ra tình trạng mẩn ngứa khi mang thai. Do đó để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mề đay, mẹ bầu nên thay đổi lối sống sinh hoạt của mình.

  • Nên chia sẻ những lo lắng, căng thẳng của bản thân cho người thân của mình để làm giảm khối lượng công việc và có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.
  • Nên ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 23 giờ để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, không bị mệt mỏi.
  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như lông động vật, khói bụi, hóa mỹ phẩm, thức ăn,...
  • Thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của nữ giới bị suy giảm, để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần ăn uống điều độ và thường xuyên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.
  • Cần loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có độ thấm hút tốt,..
  • Nên giữ vệ sinh cơ thể thường xuyên, nên tắm với nước ấm hoặc nước mát, không nên tắm với nước quá nóng. Mỗi lần tắm không nên tắm quá 15 phút.
  • Nếu nghi ngờ sản phẩm chăm sóc da mình đang dùng là nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa, bạn nên ngưng sử dụng và đổi sang sản phẩm khác phù hợp hơn.
  • Tuyệt đối không gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương. Hành động này có thể khiến các nốt mề đay bị kích thích lan rộng và gây ngứa dai dẳng.
  • Chủ động phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng, các bệnh lý này có thể sẽ kích thích giải phóng histamin gây mẩn ngứa.

Cách chữa nổi mề đay khi mang thai

Hiện tại có 3 cách chữa nổi mề đay khi mang thai được nhiều người áp dụng nhất, đó là dùng thuốc Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Mỗi phương pháp trị bệnh sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Người bệnh có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp điều trị khác nhau theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chữa nổi mề đay khi mang thai bằng Tây y

Thuốc Tây y không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ bởi nó có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tuy nhiên nếu những thương tổn trên da lan gây phù nề và ngứa ngáy dữ dội, các bác sĩ vẫn có thể chỉ định cho thai phụ sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Nhóm thuốc này có tác dụng chống dị ứng và giúp cải thiện nhanh các triệu chứng do bệnh mề đay gây ra. Đặc biệt thuốc kháng Histamin H1 tương đối an toàn với phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Kem giảm ngứa chứa Menthol: Menthol là một hoạt chất được chiết xuất từ lá bạc hà, mang đến tác dụng giúp gây tê, làm mát, giảm ngứa tại chỗ. Loại thuốc này cũng rất an toàn với phụ nữ mang thai và được dùng để bôi trực tiếp lên làn da bị tổn thương.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Thuốc bôi da chứa corticoid có thể hấp thụ qua da và đi vào tuần hoàn máu, có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể người dùng. Tuy nhiên trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định cho thai phụ bôi thuốc có chứa dẫn xuất corticoid thể nhẹ để chống viêm, giảm phù nề trên da. Loại thuốc này chỉ nên sử dụng với liều lượng nhỏ, dùng không quá 14 ngày.

Mặc dù được đánh giá là mang đến hiệu quả cao và vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên những loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa trên ít nhiều vẫn có thể gây tác dụng phụ. Do đó, phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian quy định.

Áp dụng phương pháp dân gian

Để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh mề đay, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp chữa bệnh dân gian dưới đây:

  • Chườm lạnh hoặc tắm nước mát: Phương pháp này có tác dụng làm mát vùng da bị tổn thương, giúp làm giảm những cơn ngứa một cách hiệu quả. Mỗi ngày chỉ nên tắm trong khoảng 10-15 phút, nếu tắm quá lâu sẽ khiến da bị khô, tạo điều kiện cho bệnh mề đay bùng phát.
  • Tắm nước lá: Việc tắm nước lá chè xanh, mướp đắng, lá bạc hà, lá khế,... có tác dụng giúp giảm ngứa, giảm viêm hiệu quả. Nếu không tìm được những loại thảo dược trên, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm để cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay.
  • Chữa bệnh từ lá hẹ: Lá hẹ có tính giảm viêm kháng khuẩn khá tốt. Hơn thế nữa, nguyên liệu này lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Trước tiên bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá hẹ, cắt khúc sau đó cho vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi lửa nhỏ. Đến khi nước cạn còn ½ thì tắt bếp. Dùng tăm bông thấm dung dịch rồi bôi lên vùng da bị nổi mề đay mỗi ngày.
  • Dưỡng ẩm da: Trong thời gian khởi phát bệnh mề đay, người bệnh nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm da dịu nhẹ để tăng cường sức đề kháng cho da, giúp làm giảm viêm ngứa tức thì. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm chứa nhiều vitamin B5 để tái tạo các tế bào bị hư tổn.
  • Uống nhiều nước: Phụ nữ bị nổi mề đay khi mang bầu cần uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung thêm nước trái cây, sinh tố hoặc soup để giúp điều hòa cơ thể.
  • Uống trà thảo mộc: Sử dụng các loại trà thảo mộc là một cách giúp loại bỏ căng thẳng, hỗ trợ điều hòa nội tiết và thanh lọc cơ thể. Một số loại trà thảo mộc mà thai phụ có thể sử dụng đó là trà hoa cúc, trà atiso, trà táo,...

tra-thao-moc-giam-noi-me-day-khi-mang-thai
Dùng trả thảo mộc giảm nổi mề đay

Với những trường hợp mề đay ở thể nhẹ, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp điều trị này mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Thuốc Đông y chữa bệnh mề đay tận gốc

So với các loại thuốc Tây y và biện pháp dân gian, việc chữa ngứa nổi mề đay khi mang thai bằng phương pháp Đông y được nhiều thai phụ áp dụng nhiều hơn cả. Bởi thuốc Đông y được bào chế hoàn toàn từ 100% nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe và giúp điều trị bệnh tận gốc. Dưới đây là một số bài thuốc chữa nổi mề đay khi mang thai người bệnh có thể áp dụng:

Bài thuốc 1 - Chữa mề đay thể phong nhiệt

  • Nguyên liệu: 12g phòng phong, 16g kinh giới, 12g chi tử, 20g kim ngân, 16g nam hoàng bá, 16g cỏ mực, 12g đương quy, 12g huyền sâm, 16g cam thảo đất.
  • Cách thực hiện: Đem những nguyên liệu trên sắc với nước để uống mỗi ngày một thang. Kiên trì sử dụng trong ít nhất một tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2 - Chữa mề đay thể phong hàn

  • Nguyên liệu: 16g kinh giới, 16g xương bồ, 12g tế tân, 12g độc hoạt, 12g tất bát, 12g nam hoàng bá, 16g thương nhĩ, 12g liên kiều, 8g quế, 10g kiện, 12g cam thảo.
  • Cách thực hiện: Đem những nguyên liệu trên sắc với nước để uống mỗi ngày một thang. Kiên trì sử dụng trong ít nhất một tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 3 - Mề đay Đỗ Minh

  • Nguyên liệu: Diệp hạ châu, tơ hồng xanh, cà gai, hạ khô thảo, sài hồ nam, ngải cứu, hoàng kỳ, bồ công anh, xích đồng, lá chanh,...
  • Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên sắc với nước để uống mỗi ngày một thang. Nhà thuốc có hỗ trợ người bệnh tinh chế dưới dạng cao miễn phí nếu người bệnh có nhu cầu. Một liệu trình sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh kéo dài từ 1-3 tháng tùy mức độ bệnh.

Bài thuốc 4 - Tiêu ban Giải độc thang

  • Nguyên liệu: Phòng phong, ké đầu ngựa, ngải cứu, xuyên khung, bồ công anh, kim ngân cành, đơn đỏ, diệp hạ châu, cúc tần, đương quy, hồng hoa, hoàng kỳ,…
  • Cách thực hiện: Bài thuốc Tiêu ban giải độc thang của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc được bào chế sẵn dưới dạng thuốc nước đóng túi, cao viên và cao tinh chất nên rất tiện lợi khi sử dụng, người bệnh có thể dùng ngay mà không cần đun sắc.

Bài thuốc 5 - Tiêu ban hoàn bì thang

  • Nguyên liệu: Bồ công anh, Sài đất, Cát cánh, Tang diệp, Phong phong, Phù Bình, Đơn đỏ, Kim ngân cành, Ngưu bàng tử, Xuyên Khung, Diệp Hạ châu, Ỹ dĩ, Bạch truật, đương quy, Sinh địa,...
  • Cách thực hiện: Mỗi ngày bạn sắc uống một thang, chia làm 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối, uống sau bữa ăn 30 phút. Kiên trì sử dụng trong vòng 1-3 tháng cho đến khi bệnh được điều trị triệt để.

Địa chỉ chữa dị ứng nổi mề đay khi mang thai uy tín

Việc thăm khám bệnh mề đay kịp thời và đúng cách là điều mà mẹ bầu nên làm. Dưới đây là một số địa chỉ giúp chữa dị ứng nổi mề đay khi mang thai uy tín mà người bệnh có thể tham khảo:

Viện Da liễu Hà Nội - Sài Gòn

Viện da liễu Hà Nội - Sài Gòn là một địa chỉ chuyên khám chữa các bệnh về da liễu cho người dân ở Hà Nội và Sài Gòn. Tại đây mẹ bầu có thể an tâm khi thăm khám và điều trị bệnh mề đay khi mang thai. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để tư vấn hướng điều trị phù hợp. Đồng thời hướng dẫn bệnh nhân cách phòng ngừa bệnh mề đay tái phát.

  • Địa chỉ: 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Số điện thoại: 098 305 89 39

Bệnh viện Da Liễu Trung Ương – Hà Nội

Bệnh viện được thành lập từ năm 1954 đến nay đã điều trị thành công cho hàng triệu người dân Việt Nam gặp phải các vấn đề về da liễu. Với bề dày lịch sử cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, máy móc thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện được rất nhiều bệnh nhân đánh giá cao.

  • Địa chỉ: 15A Đường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024 3222 2944

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện công lớn và nổi tiếng của khu vực miền Bắc. Đặc biệt khu vực trung tâm dị ứng - miễn dịch lâm sàng của bệnh viện chuyên thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý như mề đay mẩn ngứa, viêm mũi xoang dị ứng, lupus ban đỏ, viêm gan tự miễn,.. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng và cơ địa của người bệnh để thiết lập phác đồ điều trị bệnh rõ ràng và hiệu quả cho từng bệnh nhân.

  • Địa chỉ: Nhà A2, A4 Tầng 2 – Khu A Số 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 043 869 3731

Bệnh viện Da liễu TP.HCM

Bệnh viện là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh về da liễu uy tín ở khu vực phía nam. Thế mạnh của bệnh viện là sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm với người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng được đầu tư về cơ sở hạ tầng và vật chất hiện đại, đáp ứng được nhu cầu thăm khám và điều trị của người dân ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận.

  • Địa chỉ: 2 Đường Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 028 39 301 396

Nổi mề đay khi mang thai là bệnh lý da liễu phổ biến. Nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời đúng cách bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng và không gây bất cứ ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngược lại nếu để bệnh kéo dài dai dẳng, gây ngứa ngáy dữ dội sẽ tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường của bệnh mề đay, mẹ bầu nên chủ động đến thăm khám để có phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Câu hỏi thường gặp
Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng tắm rửa hoặc tránh tiếp xúc với nước nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng? Bệnh nhân nổi mề đay có kiêng tắm không? Nổi mề đay có kiêng nước không? Nổi mề đay là một phản ứng...
Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.  Bệnh nổi mề đay có lây không? Các nghiên cứu...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan