Cách chữa mề đay bằng lá hẹ là một phương pháp tự nhiên, an toàn, hỗ trợ làm lành da nhanh chóng. Với thành phần giàu vitamin B6, B12, C, D, magie, protein, quercetin, sulfite và chất xơ, loại lá này phát huy tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm viêm ngứa, kháng khuẩn, ngừa nhiễm trùng và giúp các vết sần đỏ mau lặn.
Dùng lá hẹ chữa mề đay có tác dụng gì?
Lá hẹ từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng tích cực trong việc điều trị mề đay. Theo y học cổ truyền, loại lá này có tính ấm, giúp giải độc, tiêu thũng, giảm đau, hoạt huyết nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc để giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng khác liên quan đến tình trạng nổi mề đay.
Thêm vào đó, một số thành phần được tìm thấy trong lá hẹ cũng được cho là có tác dụng tốt trong điều trị mề đay. Bao gồm:
- Vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài như vi khuẩn, virus và các chất gây kích ứng da. Đồng thời, vitamin C còn giúp làm dịu da, giảm sưng đỏ do mề đay.
- Sắt: Chất này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và hỗ trợ sự phục hồi của da.
- Vitamin D: Giúp cải thiện sức khỏe da, bảo vệ da khỏi các tổn thương và hỗ trợ cơ thể chống viêm, giảm các triệu chứng mề đay hiệu quả.
- Vitamin B6 và Vitamin B12: Cả hai loại vitamin này đều hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi da, đồng thời giúp điều chỉnh hoạt động của hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các phản ứng dị ứng quá mức. Điều này rất cần thiết trong việc kiểm soát bệnh mề đay.
- Magiê: Làm thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng – yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bùng phát mề đay.
- Protein: Giúp phục hồi và tái tạo các mô da bị tổn thương.
- Chất xơ: Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cơ thể thải độc tốt hơn, từ đó giảm bớt các triệu chứng mề đay.
- Sulfite: Đây là một hợp chất tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm ngứa và làm lành các tổn thương trên da.
- Quercetin: Với khả năng chống oxy hóa mạnh, Quercetin có khả năng giảm viêm và chống lại các phản ứng dị ứng, giúp kiểm soát triệu chứng mề đay hiệu quả.
Cách chữa mề đay bằng lá hẹ có thể mang đến hiệu quả khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào khả năng hấp thụ cùng tình trạng bệnh của họ. Việc sử dụng loại lá này đúng cách cũng góp phần quan trọng vào kết quả điều trị sau cùng.
THAM KHẢO THÊM: Gợi ý 8 cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả và lành tính
7 Cách chữa mề đay bằng lá hẹ ngay tại nhà cực đơn giản
Lá hẹ có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau để điều trị mề đay. Dân gian thường giã nhuyễn lá tươi và đắp trực tiếp lên vùng da bị mề đay để giảm ngứa, làm dịu vết sưng đỏ. Ngoài ra, lá hẹ còn có thể nấu nước tắm hoặc uống, giúp thanh lọc cơ thể và giảm triệu chứng mề đay từ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Dưới đây là 7 cách đơn giản bạn có thể tham khảo và áp dụng để điều trị bệnh tại nhà.
1. Đắp lá hẹ giã nát trị mề đay
Lá hẹ được sử dụng phổ biến theo hình thức đắp để điều trị mề đay. Sau khi được giã nát, các thành phần hoạt chất kháng sinh cùng nguồn dưỡng chất phong phú trong lá sẽ dễ dàng được giải phóng. Chúng nhanh chóng thẩm thấu qua da, giúp ức chế phản ứng viêm, giảm sưng tấy, tiêu diệt vi khuẩn, xoa dịu cơn ngứa và đẩy nhanh chu trình tái tạo tế bào.
Cách sử dụng:
- Chọn 20 lá hẹ tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng 15 phút.
- Thái lá thành khúc ngắn và bỏ vào cối giã nát.
- Đắp trực tiếp bã lá hẹ lên vùng da bị nổi mề đay và cố gắng giữ cố định trong 20 phút.
- Cuối cùng, rửa sạch lại khu vực vừa điều trị và thấm khô để da được thông thoáng.
2. Tắm nước lá hẹ giảm nổi mề đay mẩn ngứa
Trong số những cách chữa mề đay bằng lá hẹ, phương pháp tắm lá được thực hiện khá phổ biến và đặc biệt có lợi cho các trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở nhiều vị trí trên cơ thể. Quá trình tắm giúp nhẹ nhàng loại bỏ sạch bụi bẩn, vi khuẩn cùng các chất gây kích ứng trên bề mặt da, qua đó giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy khó chịu và ngăn ngừa bội nhiễm da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g lá hẹ tươi, rửa sạch.
- Đun sôi lá hẹ trong 3 lít nước cùng với 2 thìa muối.
- Để hỗn hợp nước lá hẹ nguội đến nhiệt độ phòng.
- Sử dụng nước này để tắm, đặc biệt để nước tiếp xúc nhiều hơn với vùng da bị mề đay.
- Phần xác lá bạn cũng có thể giữ lại để nhẹ nhàng chà xát lên da, giúp tăng hiệu quả điều trị.
- Thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần trong 5 – 7 ngày liên tiếp để các dấu hiệu mề đay chấm dứt hẳn.
3. Cách trị mề đay bằng lá hẹ chưng rượu
Trong công thức này, rượu không chỉ có tác dụng sát trùng, giảm ngứa mà còn hoạt động như một chất dẫn, giúp tăng cường dược tính của các hoạt chất có trong lá hẹ. Việc đắp lá hẹ chưng rượu còn mang đến hiệu quả tích cực trong việc cải thiện tình trạng da bằng cách tăng cường lưu thông máu và giảm viêm.
Cách sử dụng:
- Trước tiên, bạn hãy chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch và để ráo nước trước khi thái nhỏ.
- Bỏ lá hẹ vào nồi, đổ vào một ít rượu trắng có nồng độ vừa phải rồi đun nóng.
- Để hỗn hợp nguội bớt, gói vào trong một miếng vải sạch và chườm lên khu vực cần điều trị.
- Giữ gói chườm trong khoảng 15 phút để phát huy được hiệu quả tối đa.
- Mỗi ngày áp dụng 1 – 2 lần và sau mỗi lần thực hiện nên rửa sạch lại da bằng nước ấm.
GIẢI ĐÁP: Trị mề đay bằng rượu có hiệu quả không? Làm sao cho đúng?
4. Chườm lá hẹ với muối giảm mề đay ngứa
Lá hẹ cũng được đem sao nóng với muối để làm thuốc chườm chữa mề đay. Phương pháp này có nhiều tác dụng tốt như làm dịu nhanh cảm giác ngứa, làm tăng tuần hoàn máu dưới da, diệt khuẩn, giảm hiện tượng sưng viêm, nổi mẩn đỏ, tạo điều kiện cho tổn thương trên da được tái tạo nhanh hơn.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ và 1/2 bát muối hạt
- Rửa sạch lá, để ráo nước hoàn toàn rồi bỏ vào chảo sao nóng cùng muối cho đến khi héo.
- Đổ hỗn hợp vào một miếng vải sạch, gói lại
- Chườm lên da trong 15 – 20 phút, cơn ngứa do mề đay sẽ được xoa dịu tức thì.
- Có thể lặp lại phương pháp chườm vài lần trong ngày nhưng khoảng cách giữa 2 lần chườm gần nhau nên cách ít nhất 3 tiếng.
5. Uống nước lá hẹ chữa mề đay
Thêm một cách chữa mề đay bằng lá hẹ đơn giản để bạn tham khảo đó là uống nước nấu từ lá. Khi sử dụng, các hoạt chất trong lá sẽ nhanh chóng được hấp thụ tại ruột và phát huy tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố, giảm cảm giác ngứa rát ngoài da và hỗ trợ điều trị mề đay từ bên trong.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ.
- Nấu lá hẹ với 1 lít nước và đun sôi trong 15 phút.
- Lọc lấy nước và uống khi nước còn ấm, mỗi ngày 2 lần.
6. Thoa nước cốt lá hẹ trị nổi mề đay mẩn ngứa
Thay vì đắp lá hẹ lên da, bạn có thể thoa nước cốt cho tiện. Sau khi tiếp xúc với bề mặt da, nước cốt lá hẹ mang đến cảm giác dịu mát tức thì. Bạn cũng có thể hòa tan vài hạt muối trong nước trước khi bôi để tăng công dụng sát trùng, giúp giảm nổi mề đay mẩn ngứa nhanh hơn.
Cách thực hiện:
- Lá hẹ sau khi được rửa sạch bạn cắt nhỏ
- Bỏ vào cối giã nát với một ít muối.
- Vắt hỗn hợp lấy nước cốt và thoa trực tiếp lên vùng da bị mề đay mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Để da khô tự nhiên và rửa sạch lại sau 20 phút.
7. Bổ sung lá hẹ vào chế độ ăn
Ngoài tác dụng làm thuốc, lá hẹ còn được sử dụng như một loại thực phẩm. Người bị mề đay được khuyến cáo nên thường xuyên bổ sung loại rau này trong chế độ ăn để tăng cường sức đề kháng , giúp cơ thể chống lại dị ứng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ điều trị mề đay và giảm tần suất tái phát bệnh.
Lá hẹ có thể dùng ăn sống hoặc chế biến ra nhiều món ăn ngon, có hương vị đặc trưng như:
- Canh hẹ nấu đậu hũ
- Bánh hẹ chiên
- Lá hẹ xào tim lợn.
- Bánh canh lá hẹ…
Khi áp dụng các phương pháp trên, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình điều trị.
BẠN CẦN BIẾT: Nổi mề đay không nên ăn gì và bổ sung gì để giảm tình trạng ngứa rát?
Cách trị mề đay bằng lá hẹ có thật sự hiệu quả?
Lá hẹ chứa nhiều thành phần kháng viêm và chống khuẩn tự nhiên, giúp giảm ngứa, sưng và khó chịu. Một số người tin rằng việc thường xuyên tắm rửa, uống nước lá hẹ hoặc bôi đắp ngoài da có thể giúp làm dịu triệu chứng mề đay.
Tuy nhiên, hiệu quả chữa mề đay của lá hẹ còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ và nguyên nhân gây bệnh của từng người. Việc dùng loại lá này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị chứ không phải là phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh.
Đối với những trường hợp mề đay nhẹ, việc sử dụng lá hẹ có thể mang lại hiệu quả tạm thời. Tuy nhiên, nếu bị nổi mề đay mẩn ngứa nặng, người bệnh nên kết hợp với các phương pháp y khoa khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài.
Ngoài ra, trước khi áp dụng cách chữa mề đay bằng lá hẹ hay bất kỳ biện pháp dân gian nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh những phản ứng phụ hoặc tác dụng không mong muốn. Hãy ngừng sử dụng ngay nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị dị ứng với thành phần của lá.
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN
- Gợi ý 15 bài thuốc nam trị mề đay hiệu quả, an toàn và rẻ tiền
- Bị nổi mề đay khám ở đâu? Top 10 địa chỉ tốt và uy tín hàng đầu