Áp dụng các bài thuốc Nam trị viêm nang lông cũng là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn. Trong y học cổ truyền, có các bài thuốc đắp, thuốc rửa sử dụng các cây thuốc Nam quen thuộc, dễ tìm, dễ sử dụng. Có thể hỗ trợ điều trị viêm nang lông, giúp giảm đau, giảm ngứa đáng kể.
8 Bài thuốc Nam trị viêm nang lông từ dược liệu tự nhiên
Theo quan điểm của y học cổ truyền, nang lông là phần lõm sâu của thượng bì, là cửa ngõ xâm nhập của vi khuẩn. Nang lông rất dễ bị viêm, viêm nang lông có liên quan đến tình trạng hỏa độc, nhiệt độc. Có nhiều loại viêm nang lông khác nhau, nhưng đều có 4 triệu chứng chính gồm sưng, đau, làm mủ và ngứa.
Sử dụng các cây thuốc Nam là có thể hỗ trợ điều trị viêm nang lông. Dưới đây là các bài thuốc Nam trị viêm nang lông phổ biến:
1. Bài thuốc Nam trị viêm nang lông từ lá trầu không
Lá trầu không tính ấm, được biết đến với tác dụng sát trùng, sát khuẩn, tiêu viêm. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá trầu không có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn, vi nấm. Trong đó có vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus flavus) và nấm men Candida albicans, nguyên nhân hàng đầu gây viêm nang lông.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, vớt ra để ráo
- Cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát
- Lấy bông gòn, thấm nước cốt lá trầu không thoa lên da
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, áp dụng 1 – 2 tuần.
2. Trị viêm nang lông bằng thuốc Nam với lá kinh giới
Kinh giới hay giả tô là vị thuốc Nam quen thuộc, có mùi thơm, tính ôn. Theo y học hiện đại, tinh dầu kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Lá kinh giới có thể ngăn chặn sự phát triển của 23 loại vi khuẩn khác nhau. Trong đó có vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, một trong những loại vi khuẩn gây viêm nang lông.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá kinh giới, 1 nắm lá trầu không rửa sạch
- Cho vào nồi, đun sôi với nước, sau khi sôi 10 phút, tắt bếp
- Để nước nguội, dùng nước này rửa vùng da bị viêm nang lông.
Bài thuốc rửa từ lá kinh giới và lá trầu không thích hợp sử dụng ở giai đoạn đầu, chỉ có triệu chứng sưng ngứa, mưng mủ, các mụn mủ chưa vỡ ra.
3. Cách trị viêm nang lông với cây lá lốt
Bài thuốc Nam trị viêm nang lông từ cây lá lốt có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm, thúc đẩy làm lành tổn thương trên da. Phù hợp với người bị viêm nang lông mức độ nhẹ và vừa. Trường hợp viêm nghiêm trọng, đau nhiều, vùng tổn thương lan rộng cần đến khám bác sĩ, không nên áp dụng.
Cách thực hiện:
- Lá lốt, lá mã đề, lá nghệ, lá đuôi chồn, lá cải hôi, lá canh trâu mỗi thứ một ít
- Rửa sạch cách nguyên liệu đã chuẩn bị, ngâm với nước muối pha loãng
- Vớt ra, để ráo, đem giã nát rồi đắp lên vùng da bị viêm nang lông
- Sau 15 phút, rửa sạch lại với nước ấm, thực hiện 1 – 2 lần/ngày.
4. Bài thuốc Nam trị viêm nang lông từ cây sài đất
Sài đất là một trong những cây thuốc Nam đa công dụng. Dịch chiết từ lá sài đất có tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn. Có hiệu quả tốt trong việc điều trị các bệnh ngoài da, bao gồm rôm sảy, mụn nhọt… Sài đất cũng được dân gian sử dụng để điều trị viêm nang lông.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm sài đất, rửa sạch, vò nát
- Cho vào nồi, đun sôi với nước, để nguội
- Dùng nước này rửa ở vùng da bị viêm nang lông.
5. Bài thuốc nam trị viêm nang lông với cây móng tay
Cây lá móng tay hay cây lá móng là cây thuốc Nam chữa được nhiều bệnh. Được y học cổ truyền sử dụng để trị nấm da, lở ngứa, ghẻ lở, hắc lào. Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, hoạt chất trong cây móng tay có tác dụng chống viêm, giảm đau đáng kể.
Cách thực hiện:
- Cây lá móng tay, đất lòng bếp (phục long can), củ chuối hột rửa sạch
- Giã nát các nguyên liệu này với vài hạt muối
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm nang lông
- Đắp hỗn hợp lên da, rửa sạch sau 30 phút.
Đây là bài thuốc đắp trừ mủ, đưa độc ra ngoài đối với viêm nang lông giai đoạn mưng mủ. Việc đắp thuốc cần được thực hiện khi chưa có mụn mủ vỡ ra.
6. Trị viêm nang lông với lá chè
Lá chè (lá trà xanh) chứa 4 loại catechin, đặc biệt là EGCG. Có tác dụng giảm viêm, chống nhiễm trùng do vi khuẩn. Lá trà xanh có hiệu quả sát khuẩn nhẹ với các vết xước nhỏ trên da, giúp giảm nhiễm trùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá chè tươi, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng
- Cho vào nồi, đun sôi với 1 ít nước, rồi tắt bếp
- Đợi nguội, dùng nước này rửa vùng da bị viêm
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, kiên trì để thấy hiệu quả.
Có thể cho thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu tràm trà, tinh dầu hạt bưởi, tinh dầu oải hương để tăng hiệu quả.
7. Bài thuốc nam trị viêm nang lông với lá sầu đâu
Bài thuốc Nam trị viêm nang lông với lá sầu đâu được dùng để đắp, rửa ngoài da. Lá sầu đâu (lá xoan) có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm… Các nước như Ấn Độ, Nhật, Mỹ, Hà Lan đã sử dụng loại lá này để điều chế thành kem, mỹ phẩm trị ghẻ, mụn nhọt, làm xà bông sát khuẩn.
Bài thuốc rửa:
- Lấy 1 nắm lá sầu đâu, 1 nắm lá trầu không, rửa sạch
- Cho vào nồi, nấu lấy nước, để nguội
- Dùng nước rửa ngoài da để sát khuẩn, làm sạch da.
Bài thuốc đắp:
- Lá sầu đâu, củ nghệ già rửa sạch, giã nát
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm
- Đắp hỗn hợp này lên da, rửa lại sau 15 phút
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày, kiên trì để thấy hiệu quả.
8. Bài thuốc Nam trị viêm nang lông từ nghệ
Nghệ chứa curcumin, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy làm lành vết thương. Từ lâu, nghệ đã được dân gian và y học cổ truyền sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh ngoài da.
Cách thực hiện:
- Trộn 1/2 thìa bột nghệ với 1 thìa dầu dừa
- Vệ sinh da sạch sẽ, thấm khô với bông gòn
- Thoa đều hỗn hợp lên da, thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
Có nên trị viêm nang lông bằng thuốc Nam không?
Các bài thuốc trị viêm nang lông bằng thuốc Nam được đánh giá cao về mức độ an toàn. Đây đa phần là các nguyên liệu quen thuộc, lành tính, dễ tìm, dễ sử dụng, chi phí thấp. Hầu như chỉ dùng ngoài da nên phù hợp với nhiều đối tượng.
Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ phù hợp với tình trạng viêm ở mức độ vừa và nhẹ. Tính an toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ sạch của thảo dược, tình trạng viêm, cách chăm sóc và cách thực hiện. Đã có nhiều trường hợp nhiễm trùng do áp dụng các bài thuốc Nam trị viêm da, viêm nang lông không đúng cách.
Hiệu quả của các phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có trường hợp áp dụng thấy hiệu quả, có trường hợp lại không có chuyển biến gì. Ngoài ra, trường hợp viêm nang lông nặng, gây đau ngứa nhiều, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.
Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc Nam trị viêm nang lông
- Chỉ áp dụng với trường hợp nhẹ: Các bài thuốc Nam chỉ có hiệu quả với viêm nang lông mức độ vừa và nhẹ.
- Kiểm tra dị ứng trước: Nên kiểm tra phản ứng của da trước khi sử dụng cho vùng da rộng. Sau 24 giờ, nếu không có biểu hiện ngứa, sưng thì áp dụng được.
- Không dùng khi nhiễm trùng nặng: Không áp dụng khi có biểu hiện sưng đỏ, sốt, mưng mủ, vùng tổn thương lan rộng.
- Đảm bảo độ sạch của dược liệu: Các dược liệu được sử dụng phải sạch, nguồn gốc rõ ràng, không chứa hóa chất, được rửa sạch sẽ, cẩn thận.
- Kiên trì: Cần kiên trì 1 – 2 tuần để thấy hiệu quả, nếu không có chuyển biến gì, nên đổi phương pháp khác.
- Chăm sóc da đúng cách: Cần vệ sinh da sạch sẽ bằng xà phòng chuyên dụng, đắp gạc ấm ẩm thường xuyên, hạn chế tẩy hoặc cạo lông, tránh tắm nước quá nóng, sử dụng kem dưỡng cho da.
Có nhiều bài thuốc Nam trị viêm nang lông an toàn, lành tính, có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, hỗ trợ điều trị. Thế nhưng, việc áp dụng các bài thuốc Nam chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ. Khi bạn bị viêm nang lông nghiêm trọng, vùng tổn thương rộng hoặc có biểu hiện nhiễm trùng, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- 3 Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Nang Lông Hiệu Quả, Lành Tính
- Dùng Bã Cà Phê Trị Viêm Nang Lông Có Hiệu Quả Không?