Mề đay cholinergic là một dạng bệnh da liễu phổ biến xuất hiện khi cơ thể phản ứng với sự gia tăng nhiệt độ bên trong hoặc khi đổ nhiều mồ hôi. Dù hiếm gây nguy hiểm đến tính mạng, bệnh vẫn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người mắc nếu không được điều trị tốt.

Mề đay cholinergic là gì?

Mề đay cholinergic ( hay còn gọi là mày đay do cholin ) là tình trạng da nổi mẩn đỏ, ngứa rát do các tác nhân vật lý kích thích sự tăng sản xuất acetylcholine, đặc biệt là nhiệt độ và mồ hôi. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện một cách nhanh chóng và lan rộng khắp cơ thể sau khi tập thể dục, tắm nước nóng hoặc căng thẳng quá mức. 

Mề đay Cholinergic
Mề đay Cholinergic là một dạng mề đay vật lý thường gặp, có thể gây nổi mẩn ngứa toàn thân

Về bản chất, acetylcholine là một chất trung gian dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt cơ bắp, làm co cơ trơn và điều chỉnh các chức năng tự chủ ( chẳng hạn như nhịp tim và co bóp dạ dày), đồng thời chi phối đến khả năng ghi nhớ cũng như nhận thức của con người. Tình trạng rối loạn acetylcholine có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả chứng mề đay cholinergic.

Xem thêm: Bệnh nổi mề đay có lây không? Chuyên gia giải đáp

Dấu hiệu nhận biết chứng mề đay cholinergic

Triệu chứng mề đay Cholinergic xuất hiện một cách rất nhanh chóng và có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí da ngay sau khi thân nhiệt tăng cao hoặc cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi. Tuy nhiên, đa số các trường hợp đều bị nổi mề đay, mẩn ngứa ở khu vực cánh tay hoặc thân mình.

Bạn có thể nhận biết chứng mề đay Cholinergic thông qua các dấu hiệu sau:

+ Triệu chứng tại chỗ:

  • Da nổi các vết phát ban, mẩn đỏ.
  • Ngứa ngáy nhiều
  • Có cảm giác nóng rát tại vùng tổn thương và đôi khi là cả những vùng xung quanh.
  • Vùng da bị bệnh có thể sưng phù.

+ Dấu hiệu toàn thân có thể gặp:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Tim đập chậm
  • Khó thở
  • Đau bụng
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn ói…

Các triệu chứng trên có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng bệnh. Trường hợp bị mề đay Cholinergic nặng, bệnh có thể ảnh hưởng đến toàn thân khiến người bệnh vô cùng khó chịu, thậm chí phát sinh biến chứng.

Nguyên nhân gây mề đay cholinergic 

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến chứng mề đay cholinergic vẫn chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, sự khởi phát của căn bệnh này có liên quan đến các tác nhân vật lý, đặc biệt là những yếu tố sau:

chứng mề đay cholinergic
Chứng mề đay cholinergic có thể bùng phát mạnh sau khi bị tăng thân nhiệt và đổ nhiều mồ hôi do vận động mạnh
  • Tăng thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể thường tăng cao sau khi vận động mạnh, tập thể dục hoặc tắm nước nóng… Sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể có thể kích thích hệ thần kinh giải phóng nhiều acetylcholine, từ đó dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Da đổ nhiều mồ hôi: Triệu chứng mề đay cholinergic cũng thường xảy ra khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
  • Sử dụng thuốc Tây: Các loại thuốc tân dược, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng, bao gồm cả tình trạng nổi mề đay cholinergic.
  • Do ký sinh trùng: Một số loại ký sinh trùng (như giun, sán,…) có thể xâm nhập vào máu và kích thích hệ miễn dịch phản ứng, từ đó dẫn đến nổi mề đay, ngứa ngáy.
  • Các nguyên nhân khác: Ăn nhiều đồ nóng, căng thẳng quá mức, suy giảm hệ miễn dịch, có cơ địa dị ứng…

Mề đay cholinergic có nguy hiểm không?

Trong phần lớn các trường hợp, chứng mề đay Cholinergic không gây nguy hiểm và có thể dần thuyên giảm rồi biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Mặc dù vậy, các triệu chứng bệnh lại rất dễ tái phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi.

Ở mức độ nghiêm trọng, mề đay Cholinergic lan rộng toàn thân và có thể gây sốc phản vệ, một biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng, để lại di chứng và sẹo xấu trên da do dùng tay gãi ngứa liên tục.

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi xuất hiện các triệu chứng nặng như:

  • Khó thở, thở rít
  • Sưng phù mạch
  • Sưng môi, lưỡi, họng
  • Buồn nôn
  • Đau quặn bụng
  • Tiêu lỏng nhiều lần trong ngày
  • Chóng mặt
  • Tụt huyết áp…

Tham khảo thêmNổi mề đay ban đêm là tình trạng gì? Có chữa được không?

Mề đay cholinergic có chữa được không?

Chứng mề đay cholinergic có thể chữa được nhưng rất dễ tái phát trở lại do có liên quan đến yếu tố cơ địa. Đây là một dạng mề đay xảy ra do cơ thể phản ứng quá mức với việc tăng nhiệt độ, đổ mồ hôi hoặc căng thẳng… Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tốt bệnh và giảm thiểu nguy cơ tái phát bằng cách tránh các yếu tố kích hoạt.

Mề đay cholinergic có nguy hiểm không
Mề đay cholinergic có thể chữa được nhưng rất dễ tái phát trở lại nếu không loại bỏ được các tác nhân gây kích thích

Đôi khi, việc điều trị y tế cũng rất cần thiết để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu, cải thiện chất lượng sống và giúp bệnh nhân ngăn ngừa các biến chứng khó chịu.

Cách điều trị mề đay cholinergic 

Một số giải pháp có thể giúp điều trị và phòng ngừa chứng mề đay cholinergic tái phát. Bao gồm:

1. Tránh các tác nhân kích thích

Xác định và tránh các yếu tố kích thích chính là một trong những việc làm quan trọng nhất của quá trình điều trị mề đay cholinergic. Để các triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm và không còn tái phát trở lại, bệnh nhân cần chú ý:

  • Vận động nhẹ nhàng. Tránh tập luyện thể thao hay lao động quá sức khiến thân nhiệt tăng cao và kích hoạt bệnh bùng phát.
  • Tắm với nước mát hoặc nước ấm vừa phải. Không tắm bằng nước quá nóng.
  • Tránh các hoạt động như xông hơi, ngâm mình trong suối nước nóng.
  • Không để thần kinh bị căng thẳng quá mức. Hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc cho hợp lý, kết hợp với thiền, yoga, đọc sách hay nghe nhạc mỗi khi bạn cảm thấy stress.
  • Không ra ngoài khi trời đang nắng to khiến da bị đổ nhiều mồ hôi và làm nhiệt độ cơ thể tăng cao,
  • Tránh sử dụng thuốc tây bừa bãi. Hãy thông báo cho bác sĩ biết để đổi loại thuốc khác an toàn hơn nếu bạn bị nổi mề đay cholinergic sau khi uống thuốc.

Bạn cần biết: Nổi mề đay có kiêng tắm không? Có cần tránh nước?

2. Sử dụng thuốc trị mề đay cholinergic 

Để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh mề đay cholinergic, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng histamine: Giảm nổi mẩn đỏ, giúp bệnh nhân bớt ngứa.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa các thuốc ức chế hệ miễn dịch để kiểm soát phản ứng quá mức của cơ thể.
  • Thuốc giảm tiết mồ hôi: Một số trường hợp cơ thể ra quá nhiều mồ hôi có thể được bác sĩ kê đơn các thuốc như Methantheline bromide hay Montelukast. Việc kiểm soát lượng mồ hôi tiết ra có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện đáng kể các dấu hiệu mề đay Cholinergic.
  • Các loại thuốc khác: Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định thêm thuốc chống dị ứng, thuốc chẹn beta kết hợp thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu kích ứng, giảm nổi mề đay mẩn ngứa.
Mề đay cholinergic có chữa được không
Một số loại thuốc có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng mề đay cholinergic

Xem thêm: Top 10 thuốc chữa nổi mề đay tốt nhất, giảm mẩn ngứa hiệu quả

3. Điều trị mề đay cholinergic bằng tia UV

Tia UV có thể giúp làm giảm viêm và ngứa da bằng cách tác động lên các tế bào miễn dịch trên da, làm giảm sự phản ứng quá mức của cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp bị mề đay Cholinergic mãn tính hoặc khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Tia UVB được sử dụng phổ biến trong các liệu trình điều trị . Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô da, sạm da hoặc nguy cơ ung thư da nếu không được sử dụng đúng cách. Vì vậy, quá trình điều trị cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Chế độ ăn uống khi bị mề đay cholinergic

Khi bị mề đay cholinergic, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích, giúp người bệnh xây dựng được thực đơn ăn uống khoa học:

  •  Tránh các thực phẩm kích thích phản ứng dị ứng: Đồ cay nóng, các món chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga.
  • Tăng cường thực phẩm giúp làm mát cơ thể: Các loại rau như rau má, rau diếp cá, rau ngót, dưa leo và trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi giúp tăng cường sức đề kháng và làm mát cơ thể.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu 1,5 – 2 lít) giúp cơ thể thanh lọc, loại bỏ độc tố và hỗ trợ điều hòa nhiệt độ cơ thể, giảm nguy cơ nổi mề đay cholinergic. Ngoài nước lọc, các loại nước ép trái cây như cam, chanh, nước dừa hay trà thảo mộc cũng đặc biệt có lợi cho những người mắc căn bệnh này.
  • Thực phẩm giàu omega-3: Các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…), hạt chia, hạt lanh và các thực phẩm giàu omega 3 khác có khả năng giảm viêm, dưỡng ẩm, hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa rát trên da.
  • Tránh thực phẩm dễ gây dị ứng: Hải sản, trứng, sữa là các thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng, ngứa da. Bạn nên tránh hoặc hạn chế trong thời gian bị mề đay cholinergic.

Trong sinh hoạt hàng ngày, người bị mề đay cholinergic cũng cần lưu ý mặc quần áo thoáng mát, giữ da luôn khô ráo, sạch sẽ và không dùng tay cào gãi mạnh khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng. Việc duy trì lối sống và chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp có thể góp phần kiểm soát và ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn.

THAM KHẢO THÊM

Câu hỏi thường gặp
Nổi mề đay là tình trạng da phổ biến, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người tìm đến các loại dầu bôi để làm dịu triệu chứng, nhưng không phải loại dầu nào cũng phù hợp. Vậy, liệu nổi mề đay có nên bôi dầu không? Nổi mề đay có nên bôi...
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi nổi mề đay có được ăn trứng không? Bạn cần biết - Nổi mề đay có ăn trứng được không? Nổi mề đay mẩn ngứa là một phản ứng dị ứng của da, gây...
Nổi mề đay ăn thịt bò được không là câu hỏi phổ biến của nhiều người khi bị tình trạng dị ứng da này. Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến mức độ nặng nhẹ của mề đay và thịt bò là thực phẩm gây lo ngại vì có thể kích thích phản ứng dị ứng. Giải đáp -...
Thịt gà là một loại thực phẩm quen thuộc, giàu protein và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị mề đay thường rất cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm. Vậy, nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Chuyên gia giải đáp - Nổi mề đay có được ăn thịt gà không? Nổi mề...
Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng tắm rửa hoặc tránh tiếp xúc với nước nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng? Bệnh nhân nổi mề đay có kiêng tắm không? Nổi mề đay có kiêng nước không? Nổi mề đay là một phản ứng...
Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.  Bệnh nổi mề đay có lây không? Các nghiên cứu...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan