Có nhiều cách dùng hành hoa chữa bệnh chàm. Phổ biến trong số đó là dùng dạng nguyên chất thoa ngoài da hoặc nấu sôi để ngâm vùng da bị bệnh. Ngoài ra, hành hoa còn là nguyên liệu trong một số bài thuốc chữa bệnh chàm được đánh giá cao về hiệu quả.

Chữa bệnh chàm bằng hành hoa là một trong những cách chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian được đánh giá cao về hiệu quả.
Chữa bệnh chàm bằng hành hoa là một trong những cách chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian được đánh giá cao về hiệu quả.

Bệnh chàm (eczema) chỉ tình trạng viêm da mạn tính. Dấu hiệu đặc trưng là sự xuất hiện các nốt mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh không tự hết và cũng khó để chữa khỏi hoàn toàn. Nếu không được điều trị cộng thêm thói quen cào gãi da quá mức, tình trạng viêm có thể dẫn đến bội nhiễm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Công dụng chữa bệnh chàm của hành hoa

Dùng hành hoa chữa bệnh là cách điều trị theo kinh nghiệm dân gian. Cơ sở của phương pháp này bắt nguồn từ đặc điểm về tính vị. Cụ thể, theo ghi chép của Đông y thì hành hoa có tính nóng, vị cay và ngọt. Tác dụng của nó là giải độc, chữa tình trạng khó tiêu, làm ra mồ hôi. Đặc biệt là tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.

Đã có công trình nghiên cứu khoa học làm rõ những tác dụng này của hành hoa qua phân tích từ góc độ thành phần. Trong đó, thành phần chứa hàm lượng lớn và có giá trị dược liệu cao là allicin. Hoạt chất này hoạt động như một loại kháng sinh với khả năng sát khuẩn mạnh mẽ. Bên cạnh đó, allicin còn hạn chế sự lây lan của nấm hoặc vi khuẩn trên da.

Những đặc điểm trên có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị bệnh chàm. Cụ thể là:

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng da từ các nốt mụn nước;
  • Góp phần tiêu diệt mầm bệnh;
  • Cải thiện tình trạng sưng đỏ và ngứa ngáy ngoài da;
  • Ngăn chặn các tổn thương trên da lan rộng.

Đánh giá hiệu quả dùng hành hoa chữa bệnh chàm

Dùng hành hoa chữa bệnh chàm thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhẹ. Đây đồng thời cũng là điểm chung của các phương pháp điều trị bệnh bằng thảo dược thiên nhiên. Ngoài ra, trước khi chữa bệnh chàm bằng hành hoa, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi nó có thể phù hợp và hiệu quả cho số đông nhưng một số người với cơ địa đặc thù sẽ không thích hợp dùng cách điều trị này.

Mặt khác, hành hoa chỉ góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm. Nó không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Có chăng, nó chỉ tác động phần nào đến nguyên nhân gây chàm. Thực tế thì đây cũng là vấn đề chung của các giải pháp điều trị hiện nay. Ngay cả việc sử dụng thuốc tân dược cũng thế.

Ngoài da, thay vì lạm dụng thuốc tân dược vốn có nhiều tác dụng phụ thì nhiều người dùng thảo dược thiên nhiên hoặc các mẹo dân gian để kiểm soát bệnh. Bởi cách điều trị từ thiên nhiên thường an toàn, lành tính và khá hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí.

Dùng hành hoa nguyên chất chữa bệnh chàm

  • Chuẩn bị khoảng 20 – 30g hành hoa ở dạng tươi;
  • Ngâm trong nước muối khoảng 10 phút rồi rửa sạch;
  • Ăn trực tiếp hành hoa;
  • Nếu quá khó ăn, bạn có thể cho nó vào máy xay với 30ml nước. Lọc lấy nước cốt, bỏ bã. Dùng nước này thoa lên vùng da bị chàm trong khoảng 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước ấm. Chú ý vệ sinh da trước khi thoa.

Dùng hành hoa dạng nguyên chất có thể áp dụng ngày 1 – 2 lần. Đối với dạng ăn sống, hiệu quả tác dụng sẽ cần một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, với cách dùng nước cốt thoa ngoài da thì tình trạng sưng đỏ và ngứa ngáy có thể cải thiện rõ trong lần sử dụng đầu tiên. Kiên trì áp dụng cách điều trị này trong vài tuần, các nốt mụn nước sẽ từ từ biến mất. Đồng thời, tình trạng ngứa ngáy và sưng đỏ cũng không còn nữa.

Ngâm nước hành hoa chữa bệnh chàm

  • Dùng khoảng 50g lá hành hoa tươi;
  • Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun với 200ml nước;
  • Nước sôi thì tắt bếp và chờ nguội;
  • Vệ sinh vùng da bị chàm và lau khô trước khi ngâm nước hành hoa. Thời gian ngâm không nên quá 20 phút.

Cách điều trị này nên áp dụng mỗi ngày 1 lần. Thời điểm tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần, các triệu chứng của bệnh chàm sẽ được kiểm soát và dần biến mất hoàn toàn.

Bài thuốc kết hợp hành hoa với các thảo dược khác

Ngoài cách dùng riêng lẻ, hành hoa còn được kết hợp cùng một số vị thuốc khác để chữa bệnh chàm. Mức độ kiểm soát các triệu chứng của bệnh thường hiệu quả hơn cách dùng dạng nguyên chất. Đồng thời, bệnh cũng sẽ bị tác động từ nhiều góc độ. Nhờ đó, chàm sẽ ít bị tái phát hơn. Tuy nhiên, để thực hiện cách điều trị này, người bệnh phải tốn nhiều công sức công việc chuẩn bị nguyên liệu và bào chế.

Các vị thuốc kết hợp với hành hoa chữa bệnh chàm gồm: kim ngân hoa, sài đất, long đờm thảo và một số vị thuốc khác. Việc kết hợp các loại thảo dược với nhau cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc. Tùy vào cơ địa từng người và mức độ bệnh, từng bài thuốc điều trị sẽ khác nhau về một số thành phần và liều lượng.

Cách dùng phổ biến của các bài thuốc này là sắc lấy nước uống. Lượng thuốc sắc được thường chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Người bệnh cũng phải kiên trì sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định mới có được hiệu quả điều trị như mong đợi.

Lưu ý khi dùng hành hoa chữa bệnh chàm

Để các dược tính trong hành hoa phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần chọn những lá trưởng thành, dày, không bị héo úa hoặc hư hại. Đồng thời, lượng thuốc bảo vệ thực vật trong lá cũng là vấn đề cần quan tâm. Nếu có thể, bạn hãy tự trồng loại hành này để chữa bệnh.

Dùng hành hoa có thể giúp các dấu hiệu của bệnh chàm được cải thiện ngay sau khi điều trị. Tuy nhiên, nếu vì thế mà bạn dùng nó quá nhiều lần trong ngày sẽ gây phản tác dụng. Nguyên nhân là loại hành này có tính nóng. Lạm dụng có thể gây mụn nhọt, nhiệt miệng hoặc táo bón. Ngoài ra, dùng quá nhiều hành hoa trong thời gian dài còn có thể gây rối loạn hoạt động của tuyến mồ hôi, gây mùi cơ thể hoặc khiến tóc nhanh bạc.

Chỉ nên dùng hành hoa với lượng vừa đủ. Lạm dụng sẽ không tốt cho sức khỏe, thậm chí phản tác dụng.
Chỉ nên dùng hành hoa với lượng vừa đủ. Lạm dụng sẽ không tốt cho sức khỏe, thậm chí phản tác dụng.

Ngoài ra, khi dùng hành hoa để điều trị bệnh chàm nói riêng cũng như các bệnh lý về da nói chung không nên kết hợp với mật ong. Bởi điều này có thể làm tăng huyết áp hoặc khiến cơ thể bốc hỏa. Với những người đang mắc bệnh về huyết áp hoặc tiền sử bị bệnh tai biến mạch máu não thì dùng mật ong với hành hoa có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Mặt khác, khi dùng hành hoa chữa bệnh chàm cho trẻ nhỏ, bạn cần thận trọng về liều lượng. Không nên bôi quá nhiều nước cốt hành lên da bé. Bởi nó có thể gây bỏng da.

Những điều cần biết trong sinh hoạt và ăn uống khi chữa bệnh chàm bằng hành hoa

Trong sinh hoạt:

  • Giữ vệ sinh da đúng cách, đặc biệt là ở vùng da bị chàm. Chú ý giữ cho nó luôn được khô thoáng và sạch sẽ;
  • Dùng kem bôi chuyên dụng cho vùng da bị chàm cũng như dưỡng ẩm cho những vùng da bình thường khác trên cơ thể nhằm hạn chế nguy cơ lây lan;
  • Các loại sữa tắm, xà phòng, dầu gội và sữa dưỡng thể dùng cho da khi bị bệnh cần đặc biệt thận trọng. Cân nhắc thay thế bằng loại có độ kiềm thích hợp hoặc chuyên dùng cho da nhạy cảm;
  • Nên dùng kem chống nắng và che chắn kỹ lưỡng khi ra ngoài vào lúc trời nắng nóng;
  • Hạn chế cào gãi da;
  • Giữ cho tinh thần thoải mái;
  • Luyện tập thể dục vừa sức;
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ;
  • Tái khám đúng lịch hẹn hoặc khi có biểu hiện bất thường.

Trong ăn uống:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học;
  • Nên ăn nhiều loại rau củ quả tươi. Đặc biệt là những loại chứa nhiều vitamin A, E và K;
  • Uống nhiều nước. Trong đó nên bao gồm cả nước ép từ các loại trái cây;
  • Không ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng: Hải sản, đồ lên men, trứng hoặc một số thực phẩm đóng hộp…
  • Tránh uống bia rượu và đồ uống có gas;
  • Không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.

Câu hỏi thường gặp

Eczema hay còn gọi là viêm da cơ địa, là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bệnh eczema có chữa khỏi được hoàn toàn không?

  • Thực tế điều trị: Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh eczema.
  • Tập trung kiểm soát: Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Các biện pháp hỗ trợ: Sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách, và tránh các tác nhân kích thích là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh eczema.

Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, việc tìm hiểu và áp dụng các biện pháp kiểm soát eczema hiệu quả sẽ giúp người bệnh giảm thiểu khó chịu và sống chung hòa bình với bệnh.

  • Chàm là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng:
    • Thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chăm sóc da đúng cách, tránh các tác nhân gây kích ứng.
    • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

Mục tiêu điều trị: Giảm triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chàm sữa, hay còn gọi là viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, thường không gây ra sẹo vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ gãi mạnh gây tổn thương da hoặc nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành.

  • Nguy cơ để lại sẹo:

    • Gãi ngứa mạnh làm tổn thương da
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở
    • Chàm sữa tiến triển thành chàm thể tạng, khó điều trị hơn
  • Phòng ngừa sẹo:

    • Cắt ngắn móng tay trẻ, đeo bao tay cho trẻ
    • Giữ vệ sinh vùng da bị chàm
    • Điều trị chàm sữa kịp thời, đúng cách

Bệnh chàm (eczema) thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

  • Các biến chứng tiềm ẩn:

    • Nhiễm trùng da: do gãi ngứa gây trầy xước
    • Mất ngủ: do ngứa ngáy khó chịu
    • Tổn thương tâm lý: do ảnh hưởng đến ngoại hình
  • Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay:

    • Chàm lan rộng, có dấu hiệu nhiễm trùng (đỏ, sưng, mủ)
    • Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
    • Các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả

Lời khuyên: Đừng chủ quan với bệnh chàm, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu trả lời là KHÔNG.

  • Eczema không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
  • Tuy nhiên, eczema có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh, con cái có nguy cơ cao hơn bị eczema.
  • Các tác nhân môi trường như bụi bẩn, hóa chất, dị ứng nguyên cũng có thể kích hoạt eczema ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Hiểu rõ về tính không lây nhiễm của eczema giúp chúng ta yên tâm hơn trong việc chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.

Chàm sữa, một tình trạng viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Câu hỏi thường trực là liệu bệnh chàm sữa có tự khỏi không? Trên thực tế, chàm sữa CÓ KHẢ NĂNG TỰ KHỎI trong một số trường hợp, đặc biệt là khi bệnh ở mức độ nhẹ và được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, điều này không phải là quy luật chung.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan