Rất nhiều phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng viêm nang lông. Nguyên nhân của vấn đề này liên quan mật thiết đến nội tiết tố và yếu tố sinh lý của cơ thể sau sinh. Viêm nang lông mặc dù không nguy hiểm nhưng gây đau ngứa, khó chịu và mất thẩm mỹ. 

Viêm nang lông sau sinh là gì? 

Viêm nang lông sau sinh là tình trạng nhiễm trùng ở nang lông xảy ra ở phụ nữ sau sinh. Bệnh do virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng kết hợp với các yếu tố cơ học như bít tắc lỗ chân lông, chấn thương, ma sát gây ra.

Rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng viêm nang lông sau sinh
Rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng viêm nang lông sau sinh

Viêm nang lông có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả phụ nữ mang thai và sau sinh. Phụ nữ sau sinh dễ bị viêm nang lông hơn do có sự thay đổi mạnh mẽ của nội tiết tố sau sinh, hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, không có nhiều thời gian chăm sóc bản thân... 

Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông sau sinh

Có nhiều loại viêm nang lông khác nhau. Do đó, biểu hiện của viêm nang lông sau sinh rất đa dạng. Tùy vào vị trí viêm và loại viêm nang lông mắc phải mà mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau. 

Nhìn chung, triệu chứng viêm nang lông sau sinh như sau:

  • Xuất hiện nốt sưng đỏ nhỏ quanh các nang lông
  • Cảm giác ngứa ngáy hoặc đau rát nhẹ
  • Hình thành các mụn mủ, đầu trắng
  • Các sợi lông dễ bị rụng 
  • Da khô, bong tróc, da sần sùi...

Nguyên nhân gây viêm nang lông sau sinh

Nguyên nhân chính gây viêm nang lông sau sinh là do vi khuẩn tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh. Ngoài ra, viêm sau sinh có thể do nấm men, virus Herpes simplex, ký sinh trùng Demodex folliculorum, vi khuẩn nước nóng Pseudomonas aeruginosa. Hoặc do cạo râu, bít tắc lỗ chân lông, chấn thương... 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nang lông ở phụ nữ sau sinh gồm:

  • Rối loạn nội tiết tố
  • Tăng tiết mồ hôi sau sinh
  • Stress, căng thẳng quá mức
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Không có thời gian chăm sóc bản thân
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng
  • Ở cữ không đúng cách, không vệ sinh cơ thể sạch sẽ...

Viêm nang lông sau sinh có nguy hiểm không? 

Viêm nang lông sau sinh thường không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em. Ngoài ra, bệnh còn gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc kích ứng.

Viêm nang lông sau sinh thường không nguy hiểm
Viêm nang lông sau sinh thường không nguy hiểm

Trong các loại viêm nang lông, viêm nang lông sycosis barbae là nghiêm trọng nhất. Loại này gây ra những nốt mụn lớn, có thể hình thành ổ áp-xe, gây đau, khó chịu, có nguy cơ nhiễm trùng, dễ để lại sẹo và biến chứng. 

Các biến chứng của viêm nang lông sau sinh bao gồm:

  • Rụng tóc, mất tóc vĩnh viễn
  • Nhiễm trùng thứ phát
  • Sẹo và tăng sắc tố da
  • Viêm nang lông tái phát nhiều lần...

Đặc biệt, viêm nang lông gây đau rát, ngứa ngáy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Điều này khiến nhiều chị em có tâm lý tự ti, lo âu, là một trong những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tâm thần của người mẹ. 

Phòng ngừa viêm nang lông sau sinh

Viêm nang lông có thể lan rộng sang vùng da khác. Không chỉ vậy, đây là bệnh rất dễ tái phát. Biện pháp phòng ngừa viêm nang lông như sau: 

  • Vệ sinh da sạch sẽ: Thường xuyên tắm rửa với xà phòng, sữa tắm có độ pH phù hợp, lâu khô người sau khi tắm. 
  • Dưỡng ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa dầu để tránh bít tắc lỗ chân lông, kích ứng da. 
  • Tẩy tế bào chết định kỳ: Nên tẩy tế bào chết 1 - 2 lần/tuần, sử dụng sản phẩm phù hợp, cân nhắc sử dụng các nguyên liệu như bã cà phê, dầu dừa, cám gạo, bột yến mạch để đảm bảo an toàn. 
  • Dùng mỹ phẩm lành tính: Nếu vẫn cho con bú, mẹ nên sử dụng các mỹ phẩm lành tính, hạn chế các mỹ phẩm chứa hóa chất mạnh như Retinoids, AHA/BHA, paraben...
  • Chế độ ăn uống cân đối: Cân đối, đa dạng các nhóm dưỡng chất, tăng cường vitamin C, E, omega-3, chất chống oxy hóa, uống đủ nước. 
  • Tránh cạo hoặc tẩy lông thường xuyên: Cạo và tẩy lông quá nhiều làm tổn thương nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Cách điều trị viêm nang lông sau sinh an toàn

Có nhiều cách điều trị viêm nang lông sau sinh. Trường hợp bé dùng sữa công thức hoặc không bú mẹ nữa, mẹ có thể sử dụng các thuốc điều trị kê đơn hoặc không kê đơn. Tuy nhiên, nếu bé vẫn đang bú mẹ, mẹ cần thận trọng trong việc lựa chọn cách điều trị để đảm bảo an cho bé. 

Cách điều trị viêm nang lông sau sinh như sau:

1. Chăm sóc da đúng cách

Thông thường, viêm nang lông có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Viêm nang lông Pseudomonas, viêm nang lông do dao cạo râu hoặc viêm nang lông nhẹ có thể tự hết. 

Vì thế, bạn không cần quá lo lắng, có thể chú ý chăm sóc da để hỗ trợ điều trị viêm nang lông bằng cách: 

  • Dùng xà phòng kháng khuẩn: Một số loại xà phòng chuyên dụng cho da viêm nang lông như xà phòng Derladie, Cỏ Mềm, xà phòng Baking Soda Pelican...
  •  Chườm gạc ấm, ẩm: Dùng gạc ấm, ẩm liên tục chườm lên vùng da bị viêm nang lông để giảm ngứa. Thay gạc thường xuyên để đảm bảo vệ sinh, tránh lây lan vi khuẩn. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu, chữa lành lớp bảo vệ da. Để đảm bảo an toàn, cần chọn các sản phẩm có thành phần lành tính như La Roche-Posay Toleriane Ultra, Aveeno, Cerave Moisturizing cream... 

2. Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên

Các nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính sẽ là lựa chọn thay thế phù hợp khi bị viêm nang lông nhưng không thể dùng thuốc. Các nguyên liệu này an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé bú mẹ.

Giấm táo có thể ức chế một số vi khuẩn gây viêm nang lông sau sinh
Giấm táo có thể ức chế một số vi khuẩn gây viêm nang lông sau sinh

Cách trị viêm nang lông sau sinh tại nhà: 

  • Giấm táo: Pha 1 thìa canh giấm táo với nửa cốc nước ấm. Dùng bông gòn nhúng hỗn hợp đắp lên da. Rửa lại sau 20 phút, kiên trì thực hiện 2 lần/ngày. 
  • Gel nha đam: Nha đam rửa sạch, tách vỏ, lấy gel nha đam thoa lên da, rửa lại với nước ấm sau 15 phút, thực hiện 2 lần mỗi ngày. 
  • Dầu dừa: Trộn 1 thìa dầu dừa với 1/2 thìa tinh bột nghệ, thoa đều hỗn hợp lên da. 

3. Áp dụng các bài thuốc Đông Y

Đông y có các bài thuốc đắp và thuốc rửa sử dụng các dược liệu tự nhiên an toàn, có thể sử dụng được cho mẹ sau sinh. Các bài thuốc Đông y trị viêm nang lông sau sinh:

  • Bài thuốc đắp 1: Lấy 1 nắm lá cúc hoa trắng, rửa sạch, giã nát với muối, đắp lên vùng da bị viêm nang lông. Sử dụng cho giai đoạn viêm chưa mưng mủ. 
  • Bài thuốc đắp 2: Lá sầu đâu, củ ráy ngứa, nghệ già rửa sạch, giã nát với muối, đắp lên vùng da viêm đang mưng mủ. 
  • Bài thuốc đắp 3: Lá mã đề, lá lốt, lá cải hôi, lá canh trâu rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng da bị viêm.
  • Bài thuốc rửa 1: Lá trầu không, lá kinh giới rửa sạch, nấu lấy nước, dùng nước này rửa vùng da viêm. 
  • Bài thuốc rửa 2: Lá sầu đâu, lá trầu không rửa sạch, nấu lấy nước, rửa vùng da bị viêm nang lông bằng nước này.

4. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Trường hợp viêm nang lông nghiêm trọng, gây đau ngứa nhiều, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, nóng rát, sốt nhẹ, cần đến gặp bác sĩ da liễu để được khám và điều trị. Viêm nang lông mặc dù không nguy hiểm nhưng có thể gây nhiễm trùng, để lại thâm sẹo mất thẩm mỹ. Vì thế, chị em không nên chủ quan. 

Tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp. Thường là:

  • Kem hoặc gel kháng sinh 
  • Kem chống nấm
  • Kem chứa acid salicylic hoặc benzoyl peroxide
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc kháng sinh 
  • Thuốc kháng histamine
  • Kem chứa corticosteroid

Sử dụng thuốc trong giai đoạn cho con bú cần hết sức thận trọng. Mẹ cần trao đổi chi tiết với bác sĩ, tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc vì các thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thông qua sữa mẹ. 

Viêm nang lông sau sinh rất phổ biến, thường liên quan đến yếu tố nội tiết, sự tăng tiết của tuyến mồ hôi, chế độ ăn uống, sinh hoạt sau sinh và tâm lý căng thẳng, lo lắng của mẹ. Nếu mẹ bị viêm nang lông sau sinh nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Tham khảo thêm:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan