Viêm nang lông vùng kín là bệnh phổ biến, có xu hướng tăng mạnh trong mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, việc xuất hiện ở vùng nhạy cảm khiến người bệnh xấu hổ, giấu bệnh và làm bệnh trở nặng. Vậy đâu là cách xử lý tốt nhất khi mắc viêm nang lông ở vùng kín?
Triệu chứng viêm nang lông vùng kín
Vùng kín có đặc điểm lông thô hơn, da nhạy cảm và thường xuyên ẩm ướt. Vì vậy, nguy cơ mắc bệnh, nhiễm khuẩn tại khu vực này cao hơn các vùng khác trên cơ thể.
Dấu hiệu viêm nang lông vùng kín nữ
- Nang chân lông thường xuất hiện ở gò mu, âm hộ.
- Người bệnh thấy xuất hiện các cụm mụn nhỏ, mụn nước, mụn mủ có đầu trắng hoặc đỏ.
- Mụn này xảy ra xung quanh nang chân lông và có hiện tượng sưng lớn.
- Vùng da bị viêm nang có cảm giác ngứa, đau, rát.
Biểu hiện viêm nang lông nam
- Vùng kín ngứa, xuất hiện các nốt đỏ, sần sùi.
- Vùng kín nổi mụn nước, tổn thương có xu hướng lan rộng gây đau rát, khó chịu.
- Một số trường hợp gây rụng lông mu.
Các triệu chứng của viêm nang lông thường dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá. Trong đó, mụn trứng cá chỉ biểu hiện dưới dạng mụn mủ, mụn đầu đen hoặc đầu trắng, ít gây kích ứng, ngứa ngáy, viêm nhiễm.
Viêm nang lông xảy ra tại chân lông, gây viêm nhiễm, đau rát, sưng to, lông không mọc được. Việc phân biệt rõ hai loại bệnh da liễu này giúp người bệnh có cách chữa trị tốt nhất.
Nguyên nhân viêm nang lông vùng kín
Viêm nang lông vùng kín là tình trạng nhiễm trùng ở nang lông, biểu hiện bằng các nốt sần đỏ, đau, ngứa và đôi khi có mủ. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến viêm nang lông vùng kín:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn: Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là vi khuẩn thường gặp nhất gây viêm nang lông. Các vi khuẩn khác như liên cầu khuẩn và trực khuẩn mủ xanh cũng có thể là tác nhân.
- Nhiễm trùng do nấm: Nấm Candida là loại nấm phổ biến gây viêm nang lông vùng kín. Nhiễm nấm thường xảy ra khi môi trường vùng kín ẩm ướt và mất cân bằng hệ vi sinh vật.
- Lông mọc ngược: Lông mọc ngược vào trong da có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nang lông. Tình trạng này thường gặp ở những người có lông vùng kín cứng và xoăn.
- Tổn thương da: Các tổn thương da như trầy xước, vết thương do cạo hoặc waxing lông có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nang lông và gây viêm.
- Mặc quần áo chật: Quần áo chật, đặc biệt là quần lót bó sát, có thể cản trở sự thông thoáng của vùng kín, tạo môi trường ẩm ướt và thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Vệ sinh vùng kín kém: Vệ sinh không đúng cách hoặc không thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nang lông.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Người bị tiểu đường, HIV/AIDS, hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao bị viêm nang lông hơn bình thường.
- Rối loạn nội tiết: Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh có thể làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nang lông.
- Sử dụng các sản phẩm kích ứng: Một số sản phẩm vệ sinh, chất khử mùi, hoặc kem dưỡng da có thể gây kích ứng và viêm nang lông.
Viêm nang lông vùng kín có nguy hiểm không? Biến chứng
Viêm nang lông vùng kín thường không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng hình thành biến chứng nếu không được xử lý kịp thời, dứt điểm.
- Áp xe: Túi mủ hình thành dưới da, gây đau và sưng.
- Nhiễm trùng lan rộng: Vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào mô xung quanh, gây sốt và mệt mỏi.
- Mụn nhọt: Nhiễm trùng nang lông nặng, cần kháng sinh và có thể cần rạch dẫn lưu mủ.
- Sẹo: Viêm nang lông nặng có nguy cơ để lại sẹo xấu xí.
- Tái phát: Viêm nang lông có thể tái phát nếu không loại bỏ các yếu tố nguy cơ.
Những người có hệ miễn dịch suy yếu, mắc bệnh tiểu đường, hoặc béo phì có nguy cơ cao gặp biến chứng.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng viêm nang lông
Như đã đề cập, vùng kín là khu vực dễ phát sinh viêm nang lông. Để không bị ảnh hưởng bởi những phiền toái mà bệnh lý này mang lại, mỗi người cần chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nên sử dụng nước ấm trong khi vệ sinh, nhất là phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
- Hạn chế việc để da vùng kín ẩm ướt, tiết nhiều mồ hôi, bã nhờn.
- Không dùng chung khăn tắm với người khác và thường xuyên thay khăn tắm để tránh vi khuẩn lưu trú.
- Sử dụng dao cạo, gel tẩy lông vùng kín an toàn.
- Thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn, ngăn ngừa lây bệnh khi quan hệ tình dục.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp nâng cao hệ miễn dịch.
Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?
- Mụn mủ lan rộng: Nếu các nốt mụn đỏ hoặc mụn mủ lan ra các vùng khác xung quanh vùng kín.
- Đau nhức dữ dội: Cơn đau kéo dài và ngày càng dữ dội.
- Sốt: Xuất hiện sốt, kèm theo ớn lạnh và mệt mỏi.
- Vùng da viêm loét, chảy dịch: Nếu vùng da bị viêm bắt đầu loét, chảy dịch hoặc có mùi hôi.
- Các triệu chứng không cải thiện: Nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn sau vài ngày tự điều trị.
Cách trị viêm nang lông
Viêm nang lông không phải bệnh nguy hiểm, các trường hợp nhẹ có xu hướng tự khỏi. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều trường hợp diện tích viêm nhiễm phát triển rộng, bội nhiễm, gây đau rát làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hệ miễn dịch. Do đó, việc hiểu rõ các cách trị viêm nang lông vùng kín phù hợp là điều cần thiết.
Cách trị viêm nang lông vùng kín tại nhà
Một số cách trị viêm nang lông ở vùng kín tại nhà thường được dùng phổ biến như sau:
- Sử dụng dầu dừa: Người bệnh vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương sau đó thoa đều dầu dừa lên, kết hợp massage trong vòng 5 phút. Sau đó để dầu dừa tự khô rồi rửa với nước sạch, nên thực hiện hằng ngày để đạt hiệu quả.
- Sử dụng muối: Người bệnh làm sạch vùng da bị tổn thương rồi hòa một chút muối với nước ấm. Tiếp theo, lấy khăn thấm hỗn hợp rồi chà lên vùng da bị tổn thương khoảng 5 - 7 phút, sau đó xả lại với nước sạch. Phương pháp này nên được thực hiện hằng ngày để đẩy lùi các triệu chứng viêm nang lông tốt nhất.
Phương pháp tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Khi sử dụng phương pháp này không thấy chuyển biến tích cực, người bệnh cần đi khám để nhận được sự hỗ trợ từ phía bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc trị viêm nang lông vùng kín
Thuốc trị viêm nang lông vùng kín có ưu điểm phát huy công dụng nhanh, các triệu chứng giảm rõ rệt. Việc sử dụng thuốc trong điều trị cũng khá đơn giản, tỷ lệ khỏi cao.
Một số loại thuốc trị viêm nang lông vùng kín hiệu quả, thường được sử dụng:
- Thuốc kháng sinh thuộc nhóm Amoxillin, β-lactamin hoặc Cephalosporin.
- Thuốc sát trùng và gel dưỡng da, kem bôi giảm viêm, giảm đau.
- Thuốc chống nấm như Terbinafine, Itraconazole, Canesten, Mycoster, Nizoral...
- Thuốc chứa steroid giúp giảm ngứa, rát.
Thuốc Tây phát huy tác dụng nhanh nhưng lại có nguy cơ gây kích ứng, tác dụng phụ. Do đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc, thay đổi liều dùng mà không có chủ định của bác sĩ.
Chữa viêm nang lông vùng kín bằng Đông y
Theo Đông y, viêm nang lông không chỉ do vi khuẩn mà còn bởi nhiệt độc và hỏa độc trong cơ thể. Dựa trên căn nguyên này, khi bài thuốc Đông y đi vào phủ tạng giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, diệt độc, từ đó giải quyết bệnh tận gốc.
Ngoài ra, thuốc Đông y còn phát huy tác dụng trong nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch cho cơ thể. Một số bài thuốc Đông y phát huy hiệu quả cao như sau:
- Bài thuốc sử dụng cho giai đoạn viêm nhiễm gồm các vị thuốc: Thạch cao, lá sen, kim ngân, xích thược, liên kiều, đạm trúc điệp. Người bệnh cho thuốc vào sắc, ngày uống 1 thang giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm nhanh chóng.
- Bài thuốc khi bệnh đã đến giai đoạn hóa mủ gồm: Hoàng cầm, gai bồ kết, liên kiều, kim ngân hoa, cam thảo, trần bì, bồ công anh. Người bệnh cho các vị thuốc vào sắc và uống luôn khi còn ấm, sử dụng mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc cho giai đoạn bệnh đã vỡ mủ gồm: Bạch dược, bạch linh, cam thảo, thục địa, đảng sâm, đương quy, bạch truật, đại táo, hoàng kỳ. Người bệnh cho tất cả các vị thuốc vào sắc và dùng luôn khi còn ấm. Mỗi ngày sử dụng một thang sẽ đem lại hiệu quả điều trị viêm nang lông tốt.
Thuốc Đông y với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên có độ lành tính cao, không gây kích ứng. Tuy nhiên, thuốc phát huy công dụng từ từ, thời gian nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Ngoài ra, vị thuốc khá khó uống và mất thời gian sắc.
Bài thuốc phải dựa trên tình trạng viêm, nhiễm vì vậy người bệnh không được tự ý bốc thuốc. Ngoài việc trị bệnh bằng thuốc, người bệnh phải đồng thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, vệ sinh hợp lý.
Áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp viêm nang lông vùng kín không có cơ hội phát triển gây khó chịu. Trong trường hợp mắc bệnh, người bệnh không nên chủ quan, xấu hổ để bệnh kéo dài, bệnh diễn biến phức tạp, khó chữa.