Thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển. Nếu không may chúng tấn công vào cơ thể thì có khả năng gây ra các bệnh lý nghiêm trọng, trong đó bao gồm cả bệnh viêm phế quản. Vậy, viêm phế quản có lây không, lây qua con đường nào? Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.

Viêm phế quản có lây không là từ khóa được khá nhiều tìm kiếm để đi tìm câu trả lời chuẩn xác
Viêm phế quản có lây không là từ khóa được khá nhiều tìm kiếm để đi tìm câu trả lời chuẩn xác

Viêm phế quản có lây không? – Giải đáp thắc mắc

Viêm phế quản là tình trạng sưng viêm xảy ra ở ống niêm mạc phế quản. Đây là một trong những căn bệnh thuộc đường hô hấp dưới mà mọi đối tượng đều có khả năng mắc phải. Trên thực tế, bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất khi thời tiết thay đổi khí hậu đột ngột, thời điểm giao mùa. Bởi lúc này là khoảng thời gian thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm sinh sôi và phát triển mạnh. Và đây cũng chính là nguyên nhân điển hình gây bệnh viêm phế quản. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện sau các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Bên cạnh đó, còn khá nhiều nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến bệnh viêm phế quản như: nhiễm hóa chất, nhiễm độc, môi trường xung quanh bị ô nhiễm khiến đường phế quản bị kích ứng, đang mắc bệnh hô hấp khác. Đặc biệt, các đối tượng thói quen hút thuốc lá hay người có vấn đề về phổi thì nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản khá cao. Viêm phế quản được chia thành 2 loại chính tương ứng với từng mức độ nguy hiểm khác nhau bao gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Triệu chứng của cả hai cấp độ này gần giống nhau và không quá khác biệt. Đó có thể là triệu chứng đau rát cổ họng nhiều, ho dai dẳng, sổ mũi, chảy nhiều nước mũi, sốt, ớn lạnh,… Các triệu chứng này đều khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, tinh thần xuống cấp, khó tập trung khi làm việc hay học tập.

Ho đờm, ho khàn hay ho kéo dài là triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng
Ho đờm, ho khàn hay ho kéo dài là triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản

Nhận định từ chuyên gia, viêm phế quản không hẳn là bệnh nhiễm trùng thực sự. Đó chỉ là phản ứng của cơ thể với một nhiễm trùng trong đường hô hấp. Bạn có thể mắc bệnh nếu cơ thể bị nhiễm virus gây bệnh (thường thấy là virus cảm cúm hoặc virus cảm lạnh) hoặc bị lây nhiễm từ người khác. Chính vì vậy, lời giải đáp cho vấn đề “viêm phế quản có lây không” là CÓ, rất dễ lây lan, thậm chí tạo thành ổ dịch nếu không có biện pháp hữu hiệu.

Trong cơ thể người bệnh viêm phế quản, virus gây bệnh thường trú ngụ nhiều ở ống phế quản, cổ họng và các bộ phận liên quan. Khi ho hoặc hắt hơi, các virus đã theo chất nhầy bắn ra ngoài môi trường, theo không khí và lây bệnh cho người xung quanh hoặc bám trên vật dụng. Nếu ai đó tiếp tục phải chất nhầy này có thể họ có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, người bị lây nhiễm sẽ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, có thể hoặc không phát triển thành bệnh viêm phế quản.

Vì nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus cảm cúm hoặc cảm lạnh nên khả năng lây lan bệnh là hoàn toàn có khả năng
Vì nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus cảm cúm hoặc cảm lạnh nên khả năng lây lan bệnh là hoàn toàn có khả năng

Các con đường lây lan của bệnh viêm phế quản

Chuyên gia y tế hàng đầu đã khẳng định, viêm phế quản là bệnh đường hô hấp có khả năng lây nhiễm cao. Nguyên nhân lây nhiễm chính xuất phát từ virus hợp bào (RSV) – một loại virus rất dễ phát tán và lây lan. Thông thường, virus mầm bệnh viêm phế quản sẽ lây lan qua hai con đường chính sau:

– Lây nhiễm trực tiếp từ người sang ngườiKhả năng bệnh lây nhiễm từ người sang người rất dễ xảy ra. Nếu tiếp xúc gần với người bị viêm phế quản qua con đường giao tiếp, người bệnh ho, hắt hơi,… thì virus trong chất dịch sẽ phát tán trong môi trường và cả người đối diện. Bên cạnh đó, người có sẵn triệu chứng cảm sốt, sổ mũi hay hệ miễn dịch kém khi tiếp xúc với người bệnh thì khả năng bị lây nhiễm cao hơn người bình thường.

Nếu để miệng, mũi, mắt tiếp xúc với chất nhầy của người bệnh viêm phế quản thì có thể bạn đã bị nhiễm virus
Nếu để miệng, mũi, mắt tiếp xúc với chất nhầy của người bệnh viêm phế quản thì có thể bạn đã bị nhiễm virus

– Lây nhiễm gián tiếp qua các vật dụng cá nhânKhi sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh viêm phế quản như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa,… thì có khả năng bạn cũng bị lây nhiễm virus bệnh viêm phế quản.. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh và cho biết, virus gây bệnh này có khả năng sống sót trên vật dụng sinh hoạt hằng ngày lên đến vài giờ đồng hồ. Do đó, nếu vô tình chạm để miệng, mũi hoặc mắt tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm virus của người bệnh thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Các giai đoạn bệnh của người bị lây viêm phế quản

Thông thường, người bị lây mầm bệnh viêm phế quản sẽ trải qua 4 giai đoạn chính sau:

1. Giai đoạn ủ bệnhGiai đoạn ủ bệnh ở người bị lây viêm phế quản thường kéo dài từ 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với nước bọt hoặc các vật dụng cá nhân của người bệnh viêm phế quản. Xuyên suốt giai đoạn này, hầu như người bệnh không thể cảm nhận bản thân mắc bệnh vì không có bất cứ triệu chứng nào để nhận biết.

2. Giai đoạn viêm đường hô hấp trênSau 1 – 3 ngày ủ bệnh, người bị lây có thể xuất hiện một số biểu hiện đặc trưng như đau rát cổ họng, sổ mũi, hắt hơi nhiều. Một số trường hợp có thể kèm theo chứng sốt nhẹ, đau nhức toàn thân, cơ thể dễ mệt mỏi,… Đâu là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường hô hấp nên rất khó để người bệnh nhận biết bản thân mắc bệnh hô hấp cụ thể nào.Trong giai đoạn này, người bệnh rất dễ gây nhiễm cho người khác. Vì số lượng virus có trong tuyến nước bọt lúc này rất nhiều nên dễ phát tán ra bên ngoài môi trường. 

3. Giai đoạn viêm phế quản cấpHo là triệu chứng thường gặp nhất của người bị lây nhiễm mầm bệnh viêm phế quản trong giai đoạn này, nhiều nhất là ho khan, ho có đờm. Thông thường, đờm của người bệnh viêm phế quản có màu sắc khác nhau, đó có thể là màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Thậm chí, một số trường hợp khác người bệnh có thể ho ra máu và xuất hiện những cơn đau rát sau xương ức khi ho.

4. Giai đoạn phục hồiSau khoảng 7 – 10 ngày lây nhiễm, ủ bệnh và xuất hiện con ho, đau rát cổ họng, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần và phục hồi. Tuy nhiên, các đối tượng có sức đề kháng yếu do hệ miễn dịch suy giảm thì bệnh vẫn có thể kéo dài cùng với các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Bệnh pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm phế quản

Vì viêm phế quản là bệnh có khả năng lây nhiễm khá cao, thậm chí có thể tạo thành ổ dịch nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Tốt hơn hết, mỗi người tự ý thức trong công tác phòng bệnh cho chính bản thân và cộng đồng. Dưới đây là một số biện pháp điển hình mà bạn nên thực hiện:

  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực sinh sống, nhà cửa. Tạo cho không khí nhà cửa luôn ấm nhưng không được quá bí và nóng, đảm bảo được độ ẩm trong sạch nhằm ngăn chặn sự sinh sôi của các vi khuẩn hay nấm mốc gây hại;
  • Hạn chế tiếp xúc nơi đông người hoặc các đối tượng có triệu chứng như ho, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục để phòng lây bệnh đường hô hấp;
  • Nên đeo khẩu trang y tế khi đi ra ngoài, đến nơi đông người hay thời tiết chuyển mùa nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc với môi trường bẩn, vi khuẩn gây bệnh;
  • Giữ cho cơ thể luôn được ấm khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột hay những ngày giá rét bằng áo ấm, quần áo dài tay, bao tay, bao chân, khăn choàng,…;
  • Nếu trong nhà có người thân bị cảm lạnh, cảm cúm, bạn không nên sử dụng chung một số vật dụng cá nhân như khăn tắm, chén, cốc, đũa,… để phòng lây bệnh;
  • Luôn giữ cho tay, chân, miệng được sạch sẽ;
  • Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo các dưỡng chất cần thiết. Tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi, sữa, nước lọc, nước ép hoa quả,… Hạn chế ăn các đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…;
  • Tăng cường vận động cơ thể bằng những bài tập, bộ môn vừa sức với tần suất nhất định. Tuy nhiên, không nên tập luyện quá sức, nên tập luyện đan xen với chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Đeo khẩu trang khi đi đến nơi đông người hay tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp để phòng lây bệnh viêm phế quản
Đeo khẩu trang khi đi đến nơi đông người hay tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp để phòng lây bệnh viêm phế quản

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp cho bạn đọc có câu trả lời cho vấn đề “bệnh viêm phế quản có lây không, lây qua con đường nào”. Như vậy, viêm phế quản là bệnh đường hô hấp có khả năng lây lan từ người sang người hay lây gián tiếp thông qua các vật dụng cá nhân. Do đó, nếu không mong muốn mắc bệnh, bạn cần chú ý hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Đồng thời, chủ động thăm khám từ sớm nếu khi ngờ bản thân mắc phải căn bệnh này.


Câu hỏi thường gặp

Viêm tiểu phế quản, đặc biệt ở trẻ nhỏ, tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Biến chứng nguy hiểm:

    • Rối loạn chức năng hô hấp, khó thở tái phát
    • Suy hô hấp, thậm chí ngừng thở
    • Viêm phổi, nhiễm trùng huyết
    • Tổn thương phổi lâu dài
  • Đối tượng có nguy cơ cao:

    • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non
    • Trẻ dưới 2 tuổi
    • Trẻ có hệ miễn dịch yếu

Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu viêm tiểu phế quản để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Viêm phế quản, một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có khả năng lây lan từ người sang người.

  • Nguyên nhân: Chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp của người bệnh (ho, hắt hơi) hoặc qua đồ dùng chung.
  • Nguy cơ lây nhiễm cao: Đặc biệt trong môi trường đông đúc, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu dễ bị lây nhiễm.
  • Phòng ngừa: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, vệ sinh đồ dùng cá nhân.
  • Viêm phế quản mãn tính: Không lây nhiễm nhưng có thể kéo dài và gây biến chứng nghiêm trọng.

Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Tắm bằng nước ấm: Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 37-38 độ C, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Phòng tắm kín gió: Tránh để trẻ bị gió lùa trong quá trình tắm.
  • Thời gian tắm ngắn: Tắm nhanh gọn, không nên để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu.
  • Lau khô người ngay sau khi tắm: Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh sau khi tắm.

Tắm rửa đúng cách không chỉ giúp trẻ thoải mái hơn mà còn hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho trẻ.

  • Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh làm bệnh nặng hơn.
  • Lợi ích: Điều hòa giúp giảm nhiệt độ, độ ẩm, tạo môi trường thoải mái, giảm khó thở cho trẻ.
  • Lưu ý:
    • Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
    • Không để nhiệt độ quá thấp (26-28 độ C là hợp lý).
    • Không để trẻ nằm điều hòa quá 4 tiếng liên tục.
    • Sử dụng máy tạo ẩm hoặc chậu nước trong phòng.
    • Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ.
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan