Chữa hắc lào bằng cồn giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh. Cách áp dụng khá đơn giản và an toàn nên được nhiều người dùng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như kỳ vọng, bạn cần biết thêm nhiều lưu ý quan trọng.

Tác dụng của cồn đối với bệnh hắc lào

Cồn chủ yếu được biết đến với tác dụng sát khuẩn và nó thường được dùng để làm sạch vết thương hở ngoài da. Ít ai biết rằng cồn còn được sử dụng để chữa bệnh hắc lào. Cách điều trị này có nguồn gốc từ dân gian. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh công dụng chữa hắc lào của cồn.

Trong cồn, đặc biệt là cồn i ốt có khả năng oxy hóa enzyme và kết tủa protein của vi khuẩn hoặc nấm gây hắc lào. Tác dụng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong khắc phục các triệu chứng của bệnh như:

  • Khử trùng;
  • Phòng sưng tấy và ngăn tạo mủ ở vùng da bị viêm nhiễm;
  • Tránh sự xâm nhập của vi khuẩn bằng cách se bít lỗ chân lông.

Hiệu quả chữa hắc lào bằng cồn

Nói về hiệu quả chữa hắc lào bằng cồn, các chuyên gia cho biết đây là cách góp phần khắc phục các triệu chứng và ngăn bệnh lan rộng trên da. Đến nay chưa có trường hợp ghi nhận khả năng chữa tận gốc bệnh hắc lào với cồn.

Bên cạnh đó, dùng cồn chữa hắc lào thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ. Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, tình trạng bệnh là yếu tố tác động nhiều nhất đến kết quả này. Cụ thể:

  • Đối với bệnh hắc lào nhẹ (từ 1 – 4 đốm bệnh trên da): Mất khoảng 1 – 3 tuần điều trị liên tục;
  • Đối với bệnh hắc lào nặng (nhiều hơn 10 đốm bệnh trên da): Điều trị hơi phức tạp. Thời gian để khỏi bệnh có thể mất từ 2 – 6 tháng;
  • Trường hợp bệnh hắc lào toàn thân: Cần tạo ra kháng thể cho từng vùng. Tổng thời gian điều trị có thể kéo dài từ 18 – 24 tháng.
Dùng cồn chữa hắc lào thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhẹ.
Dùng cồn chữa hắc lào thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhẹ.

Ngoài ra, hiệu quả điều trị hắc lào bằng cồn còn tùy vào vị trí vùng da bị bệnh. Theo đó, vùng da ở tay và chân dễ bị viêm nhiễm nhưng cũng dễ điều trị. Còn da ở đầu, mông, háng hoặc vùng kín bị hắc lào sẽ mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh.

Ưu và nhược điểm khi dùng cồn chữa hắc lào

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp;
  • Dễ tìm mua;
  • Dễ thực hiện;
  • Hiệu quả cao khi vùng da bị hắc lào có diện tích nhỏ;
  • Khá an toàn khi dùng cồn 90 độ.

Nhược điểm:

  • Kiên trì một thời gian nhất định mới có được hiệu quả điều trị;
  • Không thích hợp cho các trường hợp bệnh nặng, diện tích vùng da bị viêm nhiễm lớn hoặc xuất hiện toàn thân;
  • Không được dùng cho đối tượng là phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh;
  • Có thể gây kích ứng da khi dùng cồn i ốt: Da chuyển màu đen sạm gây mất thẩm mỹ;
  • Có thể gây ngộ độc khi dùng liều lượng quá nhiều: Nôn mửa, mất nước, khó khăn khi đi tiểu;
  • Không nên dùng gần mắt hoặc những vùng da nhạy cảm khác như bộ phận sinh dục;
  • Vấn đề chữa dứt điểm bệnh vẫn chưa được làm rõ.

Cách dùng cồn chữa hắc lào

Cách chữa hắc lào bằng cồn rất đơn giản. Điều quan trọng là bạn luôn phải chú ý vệ sinh da trước khi dùng. Đồng thời, chỉ nên sử dụng lượng cồn vừa đủ mỗi ngày cũng như mỗi lần sử dụng.

Bên cạnh đó, trước khi áp dụng phương pháp dùng cồn chữa hắc lào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mục đích của việc này là hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Nhất là khi da bạn thuộc loại nhạy cảm và tổn thương trên da đang có dấu hiệu chuyển nặng.

Các bước dùng cồn chữa hắc lào như sau:

  • Dùng nước ấm hoặc xà phòng chuyên dụng để vệ sinh vùng da bị hắc lào;
  • Lấy khăn mềm thấm nhẹ nhàng nước trên da;
  • Dùng tăm bông nhúng cồn i ốt 5% rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh;
  • Mỗi ngày chỉ được thoa tối đa 3 lần;
  • Không cần vệ sinh da sau khi bôi cồn.

Lưu ý khi chữa hắc lào bằng cồn để có được hiệu quả nhanh chóng

Không nên dùng cồn chữa hắc lào toàn thân

Cồn có thể trị hắc lào toàn thân. Tuy nhiên, thực tế thì bạn không nên dùng cho những trường hợp này. Bởi chức năng chính yếu của cồn là sát khuẩn. Nó gần như không giúp da tạo kháng thể. Trong khi để chữa bệnh hắc lào toàn thân thì bạn phải tạo kháng thể cho từng vùng.

Bên cạnh đó, cho dù có tạo được kháng thể thì cũng không nên dùng cồn chữa hắc lào toàn thân. Bởi khoảng thời gian để hết bệnh kéo dài rất lâu. Có thể mất đến 2 năm. Thậm chí vùng bệnh đang chữa chưa hết thì lại tái nhiễm.

Loại cồn dùng chữa hắc lào

Cồn sát khuẩn có nhiều loại. Người ta thường dùng etylic nồng độ 70 – 90. Tuy nhiên, khi dùng để chữa hắc lào thì loại cồn này không thật sự hiệu quả. Nguyên nhân là nó tạo nên một lớp màng bên ngoài da và dễ bay hơi.

Trong khi đó cồn i ốt thì không có nhược điểm kể trên. Đồng thời, khả năng oxy hóa của loại cồn này còn có tác dụng diệt nhiều loại nấm và vi khuẩn. Cồn i ốt có nhiều điểm nổi bật hơn cồn 90 độ khi dùng chữa hắc lào là nhờ hàm lượng i ốt nhiều hơn cồn. Tuy nhiên, khi chọn mua loại này, bạn không nên dùng loại có độ độ i ốt cao hơn 5%. Vượt quá tỷ lệ này có thể gây tổn thương cho da.

Nên dùng cồn i ốt thay vì cồn 90 độ để chữa hắc lào.
Nên dùng cồn i ốt thay vì cồn 90 độ để chữa hắc lào.

Lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống khi dùng cồn chữa hắc lào

  • Đảm bảo vùng da bị bệnh luôn được sạch sẽ và thoáng mát;
  • Dùng riêng các vật dụng cá nhân. Chú ý sát trùng thường xuyên;
  • Hạn chế để vùng da bị hắc lào tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, nguồn nước bẩn và một số yếu tố dị nguyên khác (lông động vật, phấn hoa, khói thuốc lá…);
  • Không dùng cồn i ốt thoa lên vùng da có vết thương hở;
  • Hạn chế cào gãi hoặc tác động làm trầy xước da;
  • Kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng;
  • Dinh dưỡng đầy đủ, chú ý bổ sung thêm các loại rau củ quả tươi trong khẩu phần ăn hằng ngày;
  • Uống nhiều nước;
  • Giữ cho tâm trạng được thoải mái;
  • Theo dõi chuyển biến bệnh trên da. Thông báo với bác sĩ nếu bệnh không thuyên giảm hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường;

Điều trị hắc lào không khó. Điều quan trọng là tìm đúng nguyên nhân và tập trung điều trị tích cực, đúng hướng. Chữa hắc lào bằng cồn là phương pháp được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả. Tuy nhiên, không có bất kỳ cách điều trị nào là hoàn hảo 100%. Do đó, luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước và trong khi chữa bệnh luôn rất quan trọng.


Câu hỏi thường gặp

Bệnh hắc lào, do vi nấm gây ra, là một bệnh ngoài da phổ biến và có khả năng lây lan cao.

  • Lây truyền trực tiếp: Qua tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm bệnh.
  • Lây truyền gián tiếp: Qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, hoặc tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm nấm.

Để phòng ngừa lây lan:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương của người bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Giữ da luôn khô thoáng, đặc biệt là ở những vùng dễ bị ẩm ướt như nếp gấp da.

Nếu nghi ngờ bị hắc lào, hãy đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh hắc lào, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, không thể tự khỏi nếu không có can thiệp y tế.

  • Nguyên nhân: Do nhiễm nấm, bệnh dễ lây lan và gây tổn thương da.
  • Triệu chứng: Vùng da đỏ, ngứa, có vảy, hình tròn hoặc bầu dục.
  • Nguy cơ: Nếu không điều trị, bệnh có thể lan rộng, gây biến chứng, để lại sẹo.
  • Điều trị: Sử dụng thuốc chống nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phòng ngừa: Vệ sinh cá nhân tốt, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Đừng chủ quan với hắc lào! Hãy thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc.

Bệnh hắc lào tuy là bệnh ngoài da phổ biến, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.

  • Lây lan: Hắc lào có khả năng lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác trên cơ thể và lây sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.
  • Tổn thương da: Hắc lào nặng có thể gây viêm da, phồng rộp, đau rát, thậm chí để lại sẹo.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Ngứa ngáy và tổn thương da do hắc lào có thể gây khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, hắc lào hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện và xử lý sớm. Hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan