Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da gây ra nhiều triệu chứng rất khó chịu. Đặc trưng của bệnh là tình trạng mụn nước nổi dày ở lòng bàn tay, ngón tay, bàn chân ngứa ngáy nghiêm trọng. Tổ đỉa có tiến triển mạn tính và hình thành bội nhiễm nếu không điều trị và khắc phục sớm. Để tìm hiểu bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không, bài viết tổng hợp nhận định từ bác sĩ về bệnh lý này để người bệnh có cách phòng tránh kịp thời.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Nhận định từ bác sĩ
Bệnh tổ đỉa có thẻ phát triển thành những triệu chứng viêm nhiễm nghiêm trọng

Thông tin về bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm nhiễm ngoài da do kích ứng từ hóa chất. Những vị trí bị tổ đỉa chủ yếu là lòng bàn tay, lòng bàn chân, kèm theo đó là những tổn thương dạng mụn nước nằm sâu dưới da. Mụn nước của tổ đỉa có thể hình thành riêng lẻ học mọc thành cụm, đường kính mụn khoảng 1 – 3 mm. Tại những khu vực có mụn tổ đỉa xảy ra các cơn ngứa ngáy nghiêm trọng.

Tổ đỉa không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng hầu hết các trường hợp tổ đỉa đều có khuynh hướng tái phát triệu chứng khi gặp các kích ứng từ môi trường. Ngoài ra vì tình trạng ngứa ngáy âm ỉ mà triệu chứng tổ đỉa có thể phát triển thành các tổn thương khác khi người bệnh gãy ngứa.

Mặc dù gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên da nhưng tổ đỉa không phải là căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Bệnh không lây sang từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh thường bùng phát lan rộng khắp cơ thể nếu không được điều trị sớm và kịp thời.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm hay không cũng phụ thuộc vào diễn biến của triệu chứng trong từng giai đoạn. Ở những giai đoạn nhẹ, triệu chứng sẽ tự cải thiện mà không cần dùng thuốc. Từng giai đoạn của bệnh tổ đỉa có đặc trưng sau:

Giai đoạn khởi phát: Triệu chứng bệnh tổ đỉa hình thành tại vùng da bàn tay, bàn chân, kèm theo sự xuất hiện của những nốt mẩn đỏ. Bệnh nhân có thể nhìn thấy những hạt mụn tổ đỉa có nhân li ti như tấm, sờ vào cảm giác cộm nhẹ và ngứa ngáy.

Giai đoạn mụn nước: Mụn nước trong giai đoạn này xuất hiện càng nhiều. Nếu không được can thiệp sớm thì mụn nước sẽ phát triển ngày càng to hơn. Đặc điểm của mụn tổ đỉa là chúng không tự vỡ mà sẽ teo dần theo thời gian. Chúng vẫn sẽ tồn tại mầm bệnh dưới da, khi gặp thuận lợi bệnh tái phát, khi gãy thì nó sẽ vỡ ra và chảy dịch.

Giai đoạn lên da non: Giai đoạn làn da được hồi phục sau điều trị sẽ mọc lên lớp da non mới có màu hồng. Cụ thể sau khi được giảm viêm và giảm chảy dịch, các mụn nước bắt đầu khô lại và bong ra. Người bệnh có thể bị ngứa trong giai đoạn này nhưng tuyệt đối không được gãi.

Giai đoạn lichen hóa (hằn cổ trâu): Giai đoạn này là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh khi triệu chứng tái phát nhiều lần. Tại vùng da bị lichen hóa có khuynh hướng thô ráp và xù xì. Bề mặt da chai sạn và cộm cứng, vết hằn nổi rõ lên bề mặt da trông như lichen.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa chuyển sang giai đoạn lichen hóa gây ra những tổn thương vĩnh viễn trên da

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, bệnh tổ đỉa không phải là một triệu chứng truyền nhiễm quá nguy hiểm. Ban đầu bệnh chỉ gây ra những tổn thương trên bề mặt da và khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên, những biến chứng của bệnh sẽ phát triển nghiêm trọng hơn nếu việc điều trị và chăm sóc không phù hợp. Những đối tượng cần cảnh giác trước tổ đỉa gồm có: phụ nữ mang thai , trẻ em dưới 5 tuổi và người thường xuyên làm việc trong môi trường công nghiệp.

Theo bác sĩ Vi Văn Thái (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Quảng Ninh) cho biết: Người bị bệnh tổ đỉa nên tiến hành điều trị ngay từ giai đoạn đầu để tăng khả năng chữa khỏi. Điều trị sớm cũng giúp ngăn cản nguy cơ lan rộng của tổ đỉa và các biến chứng nguy hiểm như: bội nhiễm gây mụn mủ và vảy tiết, nhiễm khuẩn thứ phát gây nổi hạch và sốt cao,  loạn dưỡng móng, viêm mạch bạch huyết hoặc viêm mô tế bào, móng sần sùi và dễ gãy…

Trong đó trường hợp tổ đỉa bội nhiễm là biến chứng nghiêm trọng đặc biệt của bệnh. Bệnh có thể phát triển thành viêm da mãn tính, hình thành sẹo và gây mất thẩm mỹ cho da vĩnh viễn. Ở giai đoạn bệnh tổ đỉa có tiến triển nghiêm trọng, nếu như điều trị chậm trễ, để vi nấm xâm nhập vào máu sẽ gây nhiễm trùng lan rộng.

Những khu vực có khả năng bội nhiễm cao nhất là khu vực ngón tay, ngón chân và các kẽ ngón.  Tổ đỉa bội nhiễm có diễn tiến phức tạp, triệu chứng khởi phát âm thầm và tiến triển dai dẳng. Nếu gãy ngứa, không cẩn thận có thể làm các mụn mủ này vỡ, trầy xước và nhiễm khuẩn lan rộng. Tình trạng nhiễm trùng máu có thể khiến bệnh nhân sốt cao. Ngoài ra cũng có những trường hợp tổ đỉa bội nhiễm phát triển thành viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết. Những triệu chứng này đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tổ đỉa là tình trạng bội nhiễm da và sưng hạch bạch huyết

Ở những giai đoạn cơ bản, tình trạng chung mà người bị tổ đỉa phải đối mặt là các cơn ngứa diễn biến liên tục. Ngoài cảm giác khó chịu, đau đớn, người bệnh cũng dễ gặp phải tâm lý tự ti do các biểu hiện tổn thương kém thẩm mỹ ngoài da. Chính vì thế mặc dùng tổ đỉa không phải là căn bệnh gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, nhưng biến chứng của bệnh có thể xảy ra khiến việc điều trị mất nhiều công sức hơn.

Các cách chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả

Cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị bệnh tổ đỉa, các phương pháp chữa bệnh chỉ giúp làn da sau tổn thương lành lại như bình thường. Bệnh thường tái phát dai dẳng nếu như người bệnh tiếp xúc với những dị nguyên xúc tác, chúng thường gồm có: hóa chất, nước bẩn, xà phòng thơm, cá loại chất tẩy rửa, nước rửa chén bát, một số loại xà phòng giặt, xi măng hoặc, dầu mỡ, thuốc kháng sinh….

Ở những biểu hiện đơn giản, người bệnh nên chăm sóc da tại nhà bằng các bước đơn giản. Bác sĩ đã đưa ra phương hướng khắc phục triệu chứng tạm thời bằng cách:

  • Ngâm rửa khu vực da bị tổ đỉa bằng dung dịch nước muối, hoặc sử dụng thuốc tím được hướng dẫn.
  • Nên chấm dung dịch BSI 1-3% lên vị trí da bị tổn thương do mụn nước, không sử dụng cho vùng da khỏe mạnh.
  • Sử dụng các loại thuốc chống nhiễm khuẩn cho khu vực da mọc mọc mủ hoặc mọc bóng nước to.
  • Nên sử dụng kim có tẩm cồn để chọc ổ mủ/bóng nước, sau đó vệ sinh sạch sẽ rồi mới bôi thuốc.
  • Tốt hơn người bệnh cần tìm đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ thực hiện và bôi thuốc tại chỗ.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không và chữa bệnh tổ đỉa bằng cách nào?
Những phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa có tác dụng ngăn chặn triệu chứng lan rộng

Ngoài các biện pháp chăm sóc da cơ bản kể trên, một số bài thuốc dân gian chữa tổ đỉa tại nhà sẽ rút ngắn thời gian điều trị. Một số bào thuốc để người bệnh có thể cải thiện triệu chứng tổ đỉa gồm:

– Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối: Chữa tổ đỉa bằng muối đem đến những hiệu quả nhất định. Bạn nên sử dụng các loại muối hạt to, rang nóng. Cho muối vào túi vải rang nóng và chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Nên thực hiện cho đến khi muối nguội hẳn thì ngâm rửa lại bằng nước ấm. Nên thực hiện phương pháp mỗi ngày 2 lần để giúp làm giảm các mụn nước do tổ đỉa.

– Chữa tổ đỉa từ lá lốt: Lá lốt là cây thuốc nổi tiếng có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và tái tạo vùng da tổn thương nhanh. Do đó nhiều người sử dụng lá lốt để điều trị các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, tổ đỉa, vảy nến, mề đay,… Người bệnh sử dụng khoảng 50 gram lá lốt tươi, sau đó đem rửa sạch rồi ngâm nước muối. Cho lá lốt vào cối giã nhuyễn, lọc lấy nước bôi lên vùng da bị tổ đỉa hàng ngày.

– Chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi: Tỏi là thực phẩm có tính sát khuẩn cao, đồng thời tác dụng tiêu viêm của tỏi cũng giúp giải quyết các vấn đề về nấm khá tốt. Để chữa bệnh tổ đỉa, người bệnh sử dụng khoảng 2 củ tỏi ngâm trong 300ml rượu trắng. Để rượu ủ trong 7 ngày rồi dùng ngâm rửa vết thương, sử dụng bã tỏi đắp lên vùng da bị tổ đỉa 10 phút rồi rửa lại với nước và lau khô.

Những lưu ý giúp điều trị tổ đỉa nhanh khỏi

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Nhận định từ bác sĩ
Sử dụng các loại kem dưỡng làm mềm da có thể cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa

Mặc dù tổ đỉa là một bệnh lý mạn tính nhưng người bệnh vẫn có hi vọng hồi phục làn da về trạng thái cơ bản nếu tiến hành điều trị sớm. Song song với những hướng dẫn điều trị của bác sĩ, một số lời khuyên được đưa ra giúp triệu chứng được hồi phục nhanh chóng hơn gồm:

  • Xác định nguyên nhân gây bùng phát triệu chứng để hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây bệnh.
  • Người bệnh không nên tự ý cạy vảy, chọc mủ, nên vệ sinh vùng da bệnh nhẹ nhàng.
  • Trong thời gian bị tổ đỉa, người bệnh nên tránh ngâm tay và chân trong nước quá nhiều.
  • Tránh để mồ hôi tích tụ trên bàn tay, bàn chân, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện để nấm mốc phát triển.
  • Khi tắm không cào gãi, hạn chế các chà xát mạnh lên da sẽ gây bội nhiễm vi khuẩn thứ phát.
  • Người bệnh không nên để vùng da bị bệnh tiếp xúc với hóa chất, nếu bắt buộc nên dùng găng tay bảo vệ.
  • Vệ sinh và cắt gọn móng tay, chân, điều này sẽ bảo vệ làn da nếu không may bạn gãi ngứa.
  • Khi da bị bội nhiễm, tuyệt đối không dùng tay chạm vào vùng da bị tổn thương.
  • Để vệ sinh vùng da bị bệnh, bạn nên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý 0,9% mỗi ngày 2 lần.
  • Người bệnh hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây kích ứng như lông thú, thuốc lá, mạt bụi, phấn hoa…
  • Đảm bảo không gian làm việc và nghỉ ngơi luôn sạch sẽ, vệ sinh và khô thoáng.
  • Tâm lý thoải mái, tránh stress sẽ giúp hiệu quả điều trị tổ đỉa bệnh tiến triển tốt hơn.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng đủ chất, đặc biệt là các loại chất xơ và vitamin giúp làn da tăng cường đề kháng.
  • Uống đủ nước, đặc biệt là các loại nước trái cây để đào thảo các độc tố liên tục và làm mới các tế bào.
  • Người bệnh không nên mặc quần áo chật chội, bó sát, tránh để cơ thể ẩm ướt trong mùa nóng.

Bài viết tổng hợp những nhận định từ bác sĩ về vấn đề “Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?”. Tổ đỉa là một căn bệnh tiến triển lâu dài, triệu chứng bùng phát thành từng đợt, vì thế mà việc điều trị bệnh chỉ là giải pháp tạm thời. Để tránh các biến chứng xảy ra, bạn cần ngăn chặn sự phát triển của triệu chứng từ sớm để bảo vệ làn da không bị bội nhiễm. Đồng thời, thăm khám và điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp khắc phục bệnh lý sớm.


Câu hỏi thường gặp

Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể với phương pháp điều trị phù hợp.

  • Điều trị triệu chứng: Giảm ngứa, viêm nhiễm và ngăn ngừa bội nhiễm bằng thuốc bôi, thuốc uống.
  • Điều trị nguyên nhân: Xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh (dị ứng, stress,...) để ngăn ngừa tái phát.
  • Chăm sóc da: Dưỡng ẩm, tránh kích ứng, giúp da phục hồi và khỏe mạnh.

Bệnh tổ đỉa, dù không đe dọa tính mạng, vẫn có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:

  • Không lây nhiễm: Bệnh tổ đỉa không lây từ người sang người.
  • Gây khó chịu: Ngứa ngáy, đau rát do mụn nước vỡ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
  • Tâm lý căng thẳng: Mất thẩm mỹ, tự ti, ngại giao tiếp.
  • Biến chứng: Nhiễm trùng da, sẹo, biến dạng bàn tay, bàn chân nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, KHÔNG lây lan từ người sang người.

  • Nguyên nhân: Bệnh liên quan đến cơ địa, dị ứng, tiếp xúc hóa chất,... chứ không phải do vi khuẩn hay virus.
  • Lây lan trên cơ thể: Mụn nước có thể lan rộng trên da người bệnh, nhưng không lây cho người khác dù tiếp xúc trực tiếp.
  • Phòng tránh: Tránh các tác nhân gây dị ứng, giữ vệ sinh da, kiểm soát căng thẳng là cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh.

Hãy yên tâm: Bệnh tổ đỉa không ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh, bạn vẫn có thể giao tiếp và sinh hoạt bình thường.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan