Tình trạng lòng bàn tay bị ngứa nổi hột do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có thể là các bệnh lý về da liễu nhưng cũng là biểu hiện của kích ứng da tạm thời không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kèm theo nhiều biểu hiện khác và diễn ra trong thời gian dài thì bạn cần đến các trung tâm sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân.
Lòng bàn tay bị ngứa nổi hột là bệnh gì?
Tình trạng lòng bàn tay bị ngứa nổi hột là nguyên nhân của nhiều bệnh lý về da liễu. Căn cứ vào mức độ của các hột này, màu sắc và cơn ngứa mà đưa ra đánh giá nguyên nhân bệnh lý chính xác. Trường hợp bệnh nhân bị nổi hột ở bàn tay thành các mảng dày, da nổi cộm nhưng không thể nặn mụn, cơn ngứa râm ran rất có thể là do bệnh tổ đỉa.
Đối với trường hợp mụn đỏ, ngứa và khô da thì nguyên nhân đến từ chứng mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, ghẻ ngứa, ứ mật hoặc do dị ứng với hóa chất, thực phẩm. Trong đó trường hợp mắc bệnh tổ đỉa chiếm hơn 40% các nguyên nhân gây ra cơn ngứa và nổi hột trắng ở ngón tay và lòng bàn tay.
Bệnh tổ đỉa ở tay là gì?
Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da cơ bản thường gặp, bệnh gây ngứa trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, tuy nhiên đối tượng mắc bệnh chủ yếu là nữ giới với đặc trưng bề mặt da nổi cộm. Có hai dạng tổ đỉa thường gặp là:
- Tổ đỉa ở tay trồi lên trên bề mặt da mà người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Tổ đỉa ở bàn tay còn tiềm ẩn chưa trồi lên trên, các hột này tích tụ mầm bệnh dưới mặt da.
Tổ đỉa là bệnh ngoài da mạn tính, bệnh có khuynh hướng tái đi tái phát lại khi làn da gặp phải các kích ứng từ môi trường. Để điều trị tổ đỉa tận gốc, bệnh nhân cần tiến hành sớm để loại bỏ được mầm bệnh tiềm ẩn dưới da. Tổ đỉa không nguy hiểm nhưng bệnh có khả năng lây lan và tích bệnh rất nhanh.
Bệnh nhân gặp phải các cơn ngứa râm ran, từ đó việc cào gãi thường xuyên dễ khiếm vi khuẩn nhiễm vào máu. Thời gian ủ bệnh tổ đỉa ở bàn chân thường rất rất dài, người bệnh không chú ý đến triệu chứng khiến bệnh bùng phát thành mạn tính. Điều trị tổ đỉa trên bề mặt sẽ không dứt điểm được triệu chứng, vì thế các phương pháp dùng thuốc bôi, điều trị tổ đỉa bằng thuốc dân gian chỉ có tác dụng giảm ngứa tạm thời.
Triệu chứng tổ đỉa ở lòng bàn tay
Biểu hiện đặc trưng của bệnh tổ đỉa là tình trạng lòng bàn tay bị ngứa nổi hột. Đồng thời, bề mặt vùng da bị tổ đỉa có xu hướng chai sạn, sờ vào bề mặt không nhận rõ các nhân mụn. Hột khu trí tại lòng bàn tay, ngón tay hoặc các kẽ ngón tay với kích thước từ 1-2 mm. Các hột mụn này thường biến mất sau hơn ba tuần, trường hợp gãi ngứa hoặc chích mụn vỡ khiến triệu chứng lan rộng hơn.
Bệnh tổ đỉa không gây đỏ da, nếu tái phát lặp đi lặp lại có thể gây ra những vết nứt và làm dày da. Trường hợp nghiêm trọng khi mắc tổ đỉa là bội nhiễm, tại vùng da bị tổn thương xuất hiện các dịch vàng gây đau rát. Tại khu vực da hình thành sẹo vĩnh viễn, còn gọi là tổ đỉa chàm hóa rất khó chữa.
Những vị trí dễ bị tổ đỉa nhất là tổ đỉa ngón tay, tổ đỉa ở bàn tay và tổ đỉa ở lòng bàn tay. Bệnh tổ đỉa là bệnh lý có thể lây lan qua những tiếp xúc thông thường, đặc biệt đối với những trường hợp mủ tổ đỉa.
Nguyên nhân gây tổ đỉa ở lòng bàn tay
Tương tự với những vấn đề da liễu khác, nguyên nhân gây tổ đỉa xuất phát từ các dị ứng ban đầu với chất tẩy rửa, hóa chất,... Thực tế, tình trạng lòng bàn tay bị ngứa nổi hột là một thể đặc biệt của chàm Eczema. Cơ địa cũng quyết định mức độ tái phát và nghiêm trọng của bệnh, bởi những người có miễn dịch yếu kém dễ mắc bệnh tổ đỉa hơn.
Cho đến nay vẫn chưa thể xác định đâu là nguyên nhân chính xác gây tổ đỉa ở lòng bàn tay. Bệnh được xác định có liên quan đến di truyền, ngoài ra những yếu tố thúc đẩy mầm bệnh phát triển còn là do:
– Yếu tố dị ứng: Do bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các loại sản phẩm có chứa hóa chất độc hại. Những người có xơ địa nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường, không khí... Người bệnh cũng có thể mắc phải tổ đỉa khi dị ứng với thực phẩm lên men, hải sản, tinh bột…
– Thường tiết mồ hôi: Những người có thể phong hàn, thường xuyên đổ mồ hôi dễ mắc phải triệu chứng tổ đỉa. Bàn tay ẩm ướt, lòng bàn tay bị ngứa nổi hột, bong tróc da là biểu hiện thường thấy của tình trạng này. Môi trường da ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn – virus phát triển và gây bệnh ngoài da.
– Nhiễm nấm: Tình trạng nấm tay có mối quan hệ gần gũi với bệnh tổ đỉa. Đặc biệt là những người thường làm việc và tiếp xúc bàn tay với không khí ẩm, kém vệ sinh. Các vi nấm từ đó có cơ hội xâm nhập và phát triển ở tay hình thành nên bệnh tổ đỉa.
– Một số yếu tố khác: Những nguyên nhân thúc đẩy tổ đỉa khác bao gồm viêm da tiếp xúc với lông động vật, chất tẩy rửa, nhiệt độ môi trường, do thời tiết...
Bệnh tổ đỉa có tự khỏi không?
Tổ đỉa ở lòng bàn tay hay bất kỳ vị trí nào khác không tự biến mất khi bệnh nhân không áp dụng điều trị. Thông thường, thời gian lòng bàn tay bị ngứa nổi hột kéo dài khoảng 2 - 3 tuần thì các mụn này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, mầm bệnh vẫn tồn tại dưới da và đợi thời cơ tái phát khi gặp yếu tố xúc tác.
Thông thường các vị trí tổ đỉa ở bàn tay, bàn chân dễ chữa hơn so với tổ đỉa ở khu vực kín như mông, bẹn, nách. Vì thế để điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần tiến hành sớm và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Tại những khu vực kín, bề mặt vùng bị tổn thương không thoáng khí, dễ ra mồ hôi và ẩm ướt tạo điều kiện cho tổ đỉa phát triển. Do đó, điều trị chậm trễ có thể dẫn đến bội nhiễm.
Tổ đỉa là triệu chứng da liễu mạn tính không thể tự khỏi, bệnh biến biến lâu dài khiến mầm bệnh càng ăn sâu hơn vào mạch máu. Do đó hầu hết bệnh nhân đều phải sống chung với tổ đỉa khi triệu chứng chuyển sang giai đoạn mạn tính. Giai đoạn đầu, bệnh nhân cần áp dụng thuốc chữa tổ đỉa đúng chỉ định mới có thể trị tổ đỉa tận gốc được bạn nhé.
Đối tượng dễ bị bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa ở lòng bàn tay là bệnh viêm da phổ biến thứ 3 có triệu chứng ở bàn tay. Đối tượng nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới. Đồng thời hơn 50% các trường hợp tổ đỉa cũng bị viêm da cơ địa - một dạng phổ biến của bệnh chàm.
Các chuyên gia Da liễu cũng nhận định các yếu tố nguy cơ gây bùng phát tổ đỉa. Chúng bao gồm:
- Căng thẳng: Triệu chứng tổ đỉa tái phát trong trường hợp người bệnh thường xuyên stress, căng thẳng và suy yếu về cả thể chất.
- Tiếp xúc với kim loại: Hợp chất có chứa coban và niken gây kích ứng tái phát tổ đỉa mạnh mẽ, thông thường người mắc bệnh tổ đỉa mạn tính làm việc trong môi trường công nghiệp.
- Chàm cơ địa: Bệnh nhân bị chàm cơ địa có nguy cơ kèm theo triệu chứng chàm tổ đỉa, viêm da cơ địa cao hơn so với người khỏe mạnh.
- Da nhạy cảm: Đối tượng có làn da nhạt cảm khi tiếp xúc với một số chất kích thích có thể tái lại triệu chứng lòng bàn tay bị ngứa nổi hột.
Cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa ở tay
Kết hợp với việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân bị tổ đỉa có thể hồi phục bệnh triệt để khi tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học. Nguyên tắc giúp phòng và trị bệnh tổ đỉa, ngăn ngừa tổ đỉa tái phát thường được khuyến khích là chườm ẩm, chườm lạnh. Cách thức này sẽ làm giảm cơn ngứa da, làm dịu tình trạng kích ứng tạm thời.
Bác sĩ điều trị sẽ khuyên bệnh nhân dùng thuốc mỡ sau khi chườm giảm ngứa. Ngoài thuốc mỡ, các loại kem dưỡng ẩm da như mỡ bôi trơn như Vaseline®, Lubriderm® hoặc Eucerin® cũng có thể cũng giúp da bớt khô và làm giảm ngứa tốt. Cần lưu ý dùng kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ sau khi tắm và vệ sinh vùng da bị bệnh mang đến hấp thu tốt hơn cho vùng da nổi hột.
Thiết lập chế độ ăn uống vừa đủ chất, bổ sung vitamin và rau củ có thể có ích trong việc ngăn chặn bùng phát triệu chứng lòng bàn tay bị ngứa nổi hột. Ngoài ra người bệnh cũng nên uống nhiều nước để hỗ trợ cơ thể thải độc. Sử dụng bao tay khi vệ sinh nơi ở, khi làm việc phải tiếp xúc với niken hay coban.
Người mắc bệnh tổ đỉa nên kiêng các nhóm thực phẩm có hại như các loại hải sản, tôm, cua, ốc, cá, thực phẩm lên men, thuốc lá, bia và rượu. Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc khi ăn thịt gà, thịt bò, xôi, bắp, nếp. Trong vòng một tuần không có biểu hiện ngứa thì có thể ăn bình thường. Nếu nhận thấy ngứa, nổi hột lòng bàn tay nhiều hơn phải kiêng nhóm thực phẩm này.
Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn tay
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân lòng bàn tay bị ngứa nổi hột, bác sĩ thường căn cứ vào các biểu hiện bên ngoài và tiền sử bệnh lý trong gia đình. Hiện vẫn chưa có xét nghiệm dành riêng cho tổ đỉa, thay vào đó bác sĩ điều trị căn cứ vào phương pháp loại trừ để nhận định triệu chứng. Cụ thể như tiến hành cạo da để xét nghiệm tìm nấm và vi khuẩn gây bệnh.
Không có thuốc trị bệnh tổ đỉa ở lòng bàn tay đặc hiệu. Hầu hết các loại thuốc điều trị được dùng chung các các trường hợp viêm da. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định một trong những hình thức điều trị sau cho người bệnh:
- Corticosteroid: Sử dụng kem và thuốc mỡ corticosteroid liều cao để khắc phục tình trạng nổi hột trong lòng bàn tay. Chất kháng sinh sẽ làm biến mất các mụn nước. Kết hợp cùng bọc bì da và chườm ấm sau khi bôi corticosteroid để tăng cường sự hấp thu của thuốc.
- Thuốc uống trị tổ đỉa: Được sử dụng cho những trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa corticosteroid đường uống (chủ yếu là prednisone). Ngoài ra steroid liều dùng dài hạn cũng được sử dụng trong điều trị tổ đỉa, tuy nhiên thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng cho bệnh nhân.
- Liệu pháp ánh sáng: Hình thức điều trị được áp dụng cho các trường hợp mạn tính, khi những phương thuốc không đạt hiệu quả. Liệu pháp ánh sáng được kết hợp cùng tiếp xúc tia cực tím và sử dụng thuốc đồng thời hỗ trợ tiếp nhận thuốc cho làn da.
- Thuốc mỡ ức chế miễn dịch: Phổ biến được dùng là thuốc mỡ có tacrolimus (Protopic®) và pimecrolimus (Elidel®). Nhóm thuốc được chỉ định cho đối tượng bệnh nhân không sử dụng được thuốc có steroid. Trong đó tác dụng phụ của nhóm thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da;
- Tiêm botulinum toxin: Một phương pháp điều trị tổ đỉa không phổ biến. Chỉ những trường hợp tổ đỉa nghiêm trọng mới được chỉ định sử dụng thuốc botulinum toxin để điều trị.
Nhìn chung tình trạng lòng bàn tay bị ngứa nổi hột do tổ đỉa là triệu chứng khó điều trị và có khuynh hướng tái phát lâu dài. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ động điều trị đúng như hướng dẫn và kết hợp với việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học thì bệnh lý có thể cải thiện. Để nhận được hỗ trợ chữa bệnh, bạn nên tìm đến các chuyên khoa Da liễu uy tín để xét nghiệm và nhận được hướng dẫn cụ thể.
Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể với phương pháp điều trị phù hợp.
- Điều trị triệu chứng: Giảm ngứa, viêm nhiễm và ngăn ngừa bội nhiễm bằng thuốc bôi, thuốc uống.
- Điều trị nguyên nhân: Xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh (dị ứng, stress,...) để ngăn ngừa tái phát.
- Chăm sóc da: Dưỡng ẩm, tránh kích ứng, giúp da phục hồi và khỏe mạnh.
Bệnh tổ đỉa, dù không đe dọa tính mạng, vẫn có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:
- Không lây nhiễm: Bệnh tổ đỉa không lây từ người sang người.
- Gây khó chịu: Ngứa ngáy, đau rát do mụn nước vỡ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
- Tâm lý căng thẳng: Mất thẩm mỹ, tự ti, ngại giao tiếp.
- Biến chứng: Nhiễm trùng da, sẹo, biến dạng bàn tay, bàn chân nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, KHÔNG lây lan từ người sang người.
- Nguyên nhân: Bệnh liên quan đến cơ địa, dị ứng, tiếp xúc hóa chất,... chứ không phải do vi khuẩn hay virus.
- Lây lan trên cơ thể: Mụn nước có thể lan rộng trên da người bệnh, nhưng không lây cho người khác dù tiếp xúc trực tiếp.
- Phòng tránh: Tránh các tác nhân gây dị ứng, giữ vệ sinh da, kiểm soát căng thẳng là cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh.
Hãy yên tâm: Bệnh tổ đỉa không ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh, bạn vẫn có thể giao tiếp và sinh hoạt bình thường.