Lang ben ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp, dễ tái phát và khó điều trị gây nguy hiểm hơn so với người lớn. Chính vì vậy, để hạn chế những ảnh hưởng xấu của bệnh gây ra bố mẹ cần nắm rõ các thông tin liên quan đến đầu bệnh đồng thời thực hiện các biện pháp phòng tránh, điều trị kịp thời cho bé.

Lang ben ở trẻ sơ sinh là gì? Bệnh có lây không?

Lang ben là một trong những bệnh nấm ngoài da do vi nấm pityrosporum ovale gây ảnh hưởng đến tế bào, sắc tố da từ đó xuất hiện các mảng, đốm khác màu trên da. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu trên da, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng.

lang-ben-o-tre-so-sinh-la-gi
Lang ben ở trẻ sơ sinh là bệnh lý gì?

Lăng ben thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên và phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người trưởng thành, trẻ em sơ sinh. Đặc biệt lang ben ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị tốt sẽ diễn biến nặng và gây hậu quả nghiêm trọng. 

Ngoài ra các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trên da sẽ khiến trẻ quấy khóc thường xuyên, lười ăn, chậm lớn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da sau này. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng bệnh bố mẹ cần chủ động thực hiện các phương pháp điều trị sớm cho bé.

Lang ben là bệnh lý ngoài da RẤT DỄ LÂY LAN đặc biệt trong điều kiện thời tiết thuận lợi, môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh chóng và phát triển mạnh.

Triệu chứng lang ben ở trẻ sơ sinh

Lan ben là một trong những bệnh lý ngoài da rất dễ nhận biết, đặc biệt với trẻ em. Theo đó, bố mẹ chị cần quan sát, để ý một chút là có thể xác định được chính xác bệnh lang ben. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh lang ben cụ thể như:

  • Vùng da xuất hiện các mảng màu khác bất thường gây lỗ loang nhất là vùng cổ, ngực, tay, chân.
  • Da có dấu hiệu khô, nổi vảy với các mảng da hình tròn hoặc bầu dục, có kích thước khác nhau.
  • Trẻ ngứa ngáy, khó chịu và gãy liên tục đặc biệt vào ban đêm và các buổi sáng.
  • Các vùng da bị bệnh thường có màu đối ngược với làn da thực tế của trẻ. nếu da trẻ màu vàng, nâu vùng da bị bệnh sẽ có màu trắng hoặc đỏ.
  • Lây lan ra nhiều vị trí khác của cơ thể chỉ sau một thời gian ngắn.

Ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da của trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.

Nguyên nhân gây lang ben ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh là do sự xâm nhập của nấm malassezia cùng với tác động của một số yếu tố khác, cụ thể như:

  • Khí hậu: Thời tiết quá nóng bức hoặc ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm malassezia gây bệnh và phát triển.
  • Làn da nhạy cảm: Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ đổ mồ hôi kết hợp với quá trình thay đổi, rối loạn nội tiết tố trong cơ thể khiến nấm malassezia xâm nhập và gây bệnh.
  • Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu kém: Hệ miễn dịch và sức để kháng của trẻ chưa hoàn thiện khiến, cơ thể chưa sản sinh là được các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh cho trẻ chưa đủ sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh lang ben.
  • Cơ thể trẻ bị ẩm ướt liên tục: Sau khi tắm và trước khi mặc quần áo da trẻ chưa được lau khô hoàn toàn, không thường xuyên thay tã, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sẽ tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
  • Trang phục không phù hợp: Cho trẻ mặc đồ quá chật khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, bã nhờn. Theo đó, nếu không thấm hút kịp thời các vi khuẩn sẽ xâm nhập nhanh, gây bệnh.
  • Phơi nắng quá nhiều: Phơi nắng cho trẻ quá mức sẽ khiến da bé dễ bị kích ứng có thể dẫn đến bệnh lang ben

Cách phòng tránh lang ben ở trẻ sơ sinh

Lang ben là bệnh lý ngoài da gây nhiều phiền toái với tốc độ lây lan nhanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, tâm lý của trẻ. Theo đó, bố mẹ cần chủ động thực hiện một số biện pháp phòng tránh bệnh lang ben. Cụ thể như sau:

bien-phap-phong-tranh-benh-lan-ben-cho-tre
Vệ sinh sạch sẽ cho bé phòng chống bệnh lang ben hiệu quả

  • Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho trẻ nhỏ.
  • Luôn lau sạch da sau khi tắm để đảm bảo da trẻ được khô tránh tình trạng ẩm ướt.
  • Lựa chọn mua quần áo, khăn, tã có chất liệu mềm mịn, dễ thấm mồ hôi, thoáng mát cho trẻ. Mặc đồ rộng rãi vào mùa hè và hạn chế mặc nhiều quần áo vào mùa đông.
  • Mua dùng những loại sữa tắm có tính dịu nhẹ,  kháng khuẩn với các thành phần hoàn toàn thiên nhiên phù hợp với làn da trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn đệm.
  • Không nên để trẻ tắm nắng quá lâu khiến làn da bị kích ứng
  • Không cho trẻ sử dụng chung đồ cá nhân như gối, quần áo, tã với trẻ em khác...Nếu sử dụng lại đồ cần sát khuẩn, giặt sạch trước khi sử dụng.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành cho trẻ nhỏ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung nhiều vitamin, chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ. 
  • Khi da trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường bố mẹ chủ động đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện để phát hiện và điều trị hiệu quả.

Điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh

Điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh sẽ không quá khó khăn, phức tạp nếu phát hiện kịp thời. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh mang lại kết quả cao. Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của trẻ các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

Thuốc điều trị lang ben cho trẻ sơ sinh

Thuốc điều trị lang ben cho trẻ sơ sinh chủ yếu là các thuốc bôi kháng viêm, chống nấm, dung dịch rửa, viên nén…Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp, cấp độ bệnh cũng như cơ địa của trẻ các bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Một số loại thuốc trị lang ben cho trẻ thường dùng gồm:

  • Kem bôi trị lang ben tại chỗ: Một số loại kem bôi trị lang ben cho trẻ thường được sử dụng như: kem dưỡng ẩm chứa selenium sulfide, kem ketoconazol, pyrithione selenium sulfide, ketoconazole, pyrithione… có tác dụng kiểm soát tình trạng phát triển của nấm, giảm các triệu chứng ngứa ngáy ở trẻ.
  • Sữa tắm, xà bông có công dụng chống nấm: Hiện nay có một số loại xà bông, sữa tắm có công dụng đặc trị nấm mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị lang ben ở trẻ.
  • Thuốc đặc trị nấm, điều trị lang ben toàn thân:  Một số loại thuốc thường được sử dụng như: Fluconazole, Itraconazole, Sporanox… có hai dạng chủ yếu là viên nén và dung dịch uống.
  • Thuốc vitamin: Các loại thuốc này có công dụng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể trẻ đồng thời cung cấp ẩm, bảo vệ da. Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ.

Các loại thuốc Tây y điều trị lang ben mang lại hiệu quả cao, thuyên giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, do cơ địa và làn da của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, dễ bị kích ứng với các thành phần của thuốc. Vậy nên, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc cho trẻ, tránh tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi.

Chữa lang ben cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian tại nhà

Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh lang ben cho trẻ sơ sinh thường sử dụng các thảo dược tự nhiên, an toàn, không gây kích ứng rất phù hợp với làn da của trẻ được nhiều phụ huynh áp dụng mang lại kết quả khá khả quan. Một số bài thuốc thường được áp dụng như:

Chữa trị lang ben cho trẻ bằng rau răm: 

Rau răm có tính ấm, sát khuẩn cao được các bà mẹ áp dụng phổ biến trong điều trị lang ben cho trẻ sơ sinh.

Cách thực hiện.

  • Rửa sạch và cho rau răm vào cối giã nát.
  • Lọc lấy phần nước cốt sau đó hòa tan với rượu trắng theo tỷ lệ 1:1.
  • Lấy hỗn hợp cuối cùng bôi lên vùng da bị bệnh của bé.
  • Duy trì thuốc khoảng 5 - 7 phút.
  • Sau đó dùng khăn mềm, nước ấm lau sạch vùng da.
  • Áp dụng 2 lần/ngày để mang lại kết quả cao.

Ké đầu ngựa điều trị lang ben cho trẻ

Ké đầu ngựa được xem là bài thuốc quý trong Đông y mang lại kết quả khả quan trong điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh được các phụ huynh áp dụng thường xuyên.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch 2 - 3 quả ké đầu ngựa bằng nước muối
  • Đem bỏ vào cối đập dập nhẹ
  • Sử dụng 300ml nước sạch đun sôi với ké đầu ngựa khoảng 15 phút.
  • Vớt bã bỏ đi và lấy mình phần nước thuốc
  • Cho trẻ uống 2 lần/ngày
  • Áp dụng 3 - 5 ngày sẽ đạt được kết quả mong muốn

Dùng riềng chữa trị lang ben hiệu quả

Riềng tươi chứa nhiều thành phần có tác dụng trị nấm, khám viêm giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Dùng riềng tươi rửa sạch
  • Đem bỏ vào cối giã nhuyễn
  • Lấy mình phần nước bôi trực tiếp vào vùng da bị lang ben
  • Thực hiện 2 lần một ngày để bệnh sớm dứt điểm.
  • Áp dụng liên tục 3 - 4 ngày để đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó bố mẹ có thể sử dụng mủ quả chuối xanh, lá trà xanh, cây so đũa, phèn chua...điều trị bệnh lang ben cho trẻ. Trong khi sử dụng nếu thấy bé bị kích ứng da cần ngưng áp dụng và đưa đến cơ sở Y tế gần nhất đề khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Chữa bằng đông y

Theo Đông y, nguyên căn bệnh lang ben ở trẻ xuất phát từ khí huyết hư tổn, phong tà xâm kích cộng với hệ miễn dịch yếu kém. Theo đó, để điều trị dứt điểm bệnh cần bổ sung các bài thuốc thanh nhiệt, khử độc sau đó mới điều trị chuyên sâu triệu chứng bệnh. 

Với trẻ sơ sinh bị lang ben, nếu lựa chọn phương pháp đông y các mẹ cần tham khảo kĩ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Để hạn chế các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Từ những thông tin bài viết chia sẻ xoay quanh chủ đề “bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh” hy vọng sẽ mang lại những kiến thức hữu ích giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Đồng thời biết và áp dụng ngay những phương pháp phòng bệnh cũng như điều trị cho bé khi cần thiết nhất, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ

Câu hỏi thường gặp

Lang ben (nấm da) hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Phương pháp điều trị: Sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thời gian điều trị: Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và đáp ứng của từng người, thường từ vài tuần đến vài tháng.
  • Lưu ý:
    • Lang ben có thể tái phát, cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt và tránh các yếu tố nguy cơ.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Đừng để lang ben làm ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Hãy chủ động điều trị để lấy lại làn da khỏe mạnh!

  • Thông thường, không hoặc ngứa ít: Lang ben thường không gây ngứa hoặc chỉ ngứa nhẹ.
  • Ngứa tăng khi đổ mồ hôi, ra nắng: Khi cơ thể nóng lên, đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc ánh nắng, cảm giác ngứa có thể tăng lên, gây khó chịu.
  • Một số trường hợp ngứa nhiều: Tùy cơ địa, một số người có thể gặp ngứa nhiều hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Lang ben có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo.
  • Môi trường nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Để phòng tránh lây lan lang ben, hãy giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân, và giữ cho da khô thoáng. Nếu nghi ngờ bị lang ben, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Tự khỏi là có thể: Trong một số trường hợp, lang ben có thể tự khỏi mà không cần điều trị, đặc biệt là khi tổn thương còn nhỏ và mới xuất hiện.
  • Tuy nhiên, đa số cần điều trị: Hầu hết các trường hợp lang ben cần sự can thiệp của thuốc để kiểm soát nấm và ngăn ngừa tái phát.
  • Nguy cơ tái phát cao: Ngay cả khi tự khỏi hoặc điều trị thành công, lang ben vẫn có thể tái phát do nấm vẫn tồn tại trên da.

Lời khuyên: Đừng chủ quan với lang ben! Hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng và tái phát.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan