Lang ben có chữa được không là nỗi bận tâm chung của nhiều người bệnh. Căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy xấu tới sức khỏe làn da. Cùng tìm hiểu về cách điều trị lang ben trong bài viết dưới đây để chăm sóc cho sức khỏe và làn da bằng cách tốt nhất. 

Lang ben có chữa được không?

Lang ben là tình trạng nấm ngoài da, do vi nấm Pityrosporum orbiculare gây nên. Loại vi nấm này vốn sống chung hòa bình với các loại vi khuẩn thường trú khác ở trên da.

Tuy nhiên, khi có các yếu tố thuận lợi như thời tiết nóng bức, tăng tiết mồ hôi, hệ miễn dịch kém hay vệ sinh ngoài da không đảm bảo,… các vi nấm này bùng phát và gây ra triệu chứng của bệnh lang ben.

Nhiều người lần tưởng, lang ben là bệnh không thể chữa khỏi. Sự thật thì, theo các chuyên gia về da liễu, lang ben hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu điều trị sớm và chọn lựa cách điều trị đúng đắn.

Sau điều trị, sự nổi gờ và vảy của các đốm dát sẽ biến mất trước còn sự thay đổi màu sắc da ở các thương tổn có thể tồn tại đến vài tháng khi điều trị bệnh và sẽ phục hồi dần dần đến khi da được tiếp xúc với ánh nắng.

Tuy vậy, không nên chủ quan bởi lang ben lại dễ lan rộng ra các vùng da thậm chí lây lan từ người này sang người khác nếu dùng chung đồ đạc, quần áo…

lang-ben-co-chua-duoc-khong2
Dùng chung khăn, quần áo có thể gây lây bệnh lang ben

Hơn cả bệnh lại rất dễ tái phát nếu người bệnh không chú ý trong quá trình sinh hoạt, ăn uống. Sống trong những môi trường ẩm thấp, người có cơ địa  thường xuyên đổ nhiều mồ hôi, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, lạm dụng các loại thuốc tây… cũng là những yếu tố làm bệnh tái phát.

Do vậy, nếu muốn đẩy lùi bệnh hoàn toàn bạn cần áp dụng các cách phòng bệnh phù hợp.

Các loại thuốc chữa lang ben hiệu quả nhanh chóng

Hiện nay có khá nhiều cách khác nhau, được nhiều người tin tưởng sử dụng để chữa lang ben như: thuốc tây chữa lang ben, hoặc đông y để chữa dứt điểm.

Trị lang ben bằng các bài thuốc dân gian

Trong dân gian cũng có rất nhiều nguyên liệu được xác định là có tác dụng chữa trị bệnh lang ben mà mọi người có thể áp dụng tại nhà:

  • Chuối xanh: Sử dụng chuối xanh, thái lát sau đó chà xát lên vùng da bị lang ben.
  • Rau răm: Rau răm rửa sạch, vò nát rồi thoa lên da. Một số nơi dùng rượu ngâm rau răm thấm lên chỗ bị bệnh để vùng da bị lang ben mờ đi.
  • Củ riềng: Chọn củ riềng già, sau đó đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi xát nhẹ nhàng lên vùng da bị lang ben ngày 2 lần.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời không thể thay thế thuốc chữa bệnh và không có khả năng điều trị dứt điểm lang ben. Khi có dấu hiệu bệnh nặng, nên đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc trị lang ben từ Tây y

Khi bệnh mới khởi phát và tổn thương còn ít, có thể sử dụng thuốc bôi da dạng nước như ASA, Antimycose, BSI, hoặc dạng kem chứa các azole. Ngoài ra, dung dịch dầu gội hoặc xà phòng chứa chất chống nấm như Sastid, Kelog, Nizoral cũng có tác dụng. Trong trường hợp nặng hoặc tổn thương lan rộng, nên dùng thuốc uống như ketoconazol hoặc itraconazol theo chỉ định bác sĩ. Khi điều trị tại chỗ không hiệu quả và bệnh lan khắp cơ thể, cần dùng thuốc chống nấm dạng uống như terbinafin, ketoconazol, fluconazol, hoặc griseofulvin do bác sĩ kê toa.

Lưu ý: Nên cẩn trọng với chức năng gan khi sử dụng thuốc. Corticoid trong các nhóm thuốc chống nấm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, bào mòn da, ảnh hưởng chức năng nội tạng… Chỉ sử dụng thuốc khi có đơn của bác sĩ, tránh lạm dụng bừa bãi.

Đông y chữa lang ben

Đông y chữa bệnh theo phương pháp đi sâu đẩy lùi nguyên căn gây bệnh từ bên trong. Đồng thời cải thiện chức năng gan thận, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó triệu chứng được đẩy lùi nhanh chóng, đồng thời bệnh giảm được nguy cơ tái phát. Thuốc Đông y được bào chế theo 2 dạng:

Thảo mộc bôi ngoài da (dạng nước)

  • Thành phần:  Hoàng kỳ, bạch tuật, phục linh, đương quy, xuyên khung, và một số thảo dược quý khác.
  • Công dụng: Chữa hắc lào, lang ben, các loại nấm. Sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, chống nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan, hỗ trợ tái tạo da và làm liền sẹo.

Dạng cao tinh chất uống liền

  • Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa và nhiều dược liệu khác. Như kháng sinh đông y, giúp mát gan, giải độc, thanh nhiệt, chữa mề đay, mẩn ngứa, lang ben, viêm nang lông, chống dị ứng, điều hòa nội tiết.
  • Phòng phong, xuyên khung, cúc tần, bách bộ, diệp hạ châu, ngải cứu, hồng hoa, xích đồng… bổ gan, nhuận gan, thông mật, hoạt huyết, giải độc, hóa ứ…

Bài thuốc Đông y chữa bệnh có thành phần từ thảo dược thiên nhiên do đó lành tính và không gây tác dụng phụ. Người bệnh hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn phương pháp chữa bệnh này.

Phương pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh lang ben

Lang ben là một bệnh dễ tái phát. Ngay cả khi đã điều trị khỏi, bạn vẫn có nguy cơ mắc lại, để tránh điều đó bạn cầng:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh: Không mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, hoặc ngủ chung giường với họ.
  • Tránh các môi trường ẩm thấp và ô nhiễm: Tránh những nơi có nhiều hóa chất độc hại hoặc nguồn nước bẩn.
  • Sử dụng đồ bảo hộ: Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, hãy đeo khẩu trang và sử dụng các thiết bị bảo hộ khác.
  • Duy trì vệ sinh cá nhân: Tắm rửa và vệ sinh cơ thể hàng ngày, đặc biệt sau khi vận động hoặc tập thể dục.
  • Ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm có lợi cho da như thực phẩm giàu protein, vitamin D, rau củ quả, ngũ cốc…
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn dầu mỡ hay cay nóng có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Qua bài viết, câu hỏi lang ben có chữa được không của bạn đọc đã được giải đáp cặn kẽ. Hy vọng qua những thông tin ban chuyên đề chúng tôi cung cấp, các bạn đã có cho mình những cách phòng và điều trị lang ben hiệu quả.


Câu hỏi thường gặp

Lang ben (nấm da) hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Phương pháp điều trị: Sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thời gian điều trị: Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và đáp ứng của từng người, thường từ vài tuần đến vài tháng.
  • Lưu ý:
    • Lang ben có thể tái phát, cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt và tránh các yếu tố nguy cơ.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Đừng để lang ben làm ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Hãy chủ động điều trị để lấy lại làn da khỏe mạnh!

  • Thông thường, không hoặc ngứa ít: Lang ben thường không gây ngứa hoặc chỉ ngứa nhẹ.
  • Ngứa tăng khi đổ mồ hôi, ra nắng: Khi cơ thể nóng lên, đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc ánh nắng, cảm giác ngứa có thể tăng lên, gây khó chịu.
  • Một số trường hợp ngứa nhiều: Tùy cơ địa, một số người có thể gặp ngứa nhiều hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Lang ben có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo.
  • Môi trường nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Để phòng tránh lây lan lang ben, hãy giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân, và giữ cho da khô thoáng. Nếu nghi ngờ bị lang ben, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Tự khỏi là có thể: Trong một số trường hợp, lang ben có thể tự khỏi mà không cần điều trị, đặc biệt là khi tổn thương còn nhỏ và mới xuất hiện.
  • Tuy nhiên, đa số cần điều trị: Hầu hết các trường hợp lang ben cần sự can thiệp của thuốc để kiểm soát nấm và ngăn ngừa tái phát.
  • Nguy cơ tái phát cao: Ngay cả khi tự khỏi hoặc điều trị thành công, lang ben vẫn có thể tái phát do nấm vẫn tồn tại trên da.

Lời khuyên: Đừng chủ quan với lang ben! Hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng và tái phát.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan