Bệnh lang ben có tự hết không hay cần phải điều trị? Đây là thắc mắc của đa số bạn đọc, cũng như nhiều người bệnh vẫn có cái nhìn sai lầm về vấn đề này. Để đưa đến những thông tin chính xác nhất cũng như giúp độc giả có được các cách điều trị hiệu quả, ban chuyên đề đã tổng hợp và đưa ra giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh lang ben là gì? Tìm hiểu về bệnh

Lang ben được biết đến như một bệnh nấm da do virus Pityrosporum ovale xâm nhập. Bệnh thường xuất hiện do các nguyên nhân như khí hậu, vệ sinh kém, do nội tiết tố trong cơ thể hay do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh gây bít bí, viêm da…

Bệnh lang ben có khả năng triệu chứng ra ngoài da bằng một số đốm lang ben màu trắng (đối với ở vùng da phơi ra ánh sáng) và những màu khác như màu hồng, màu nâu, màu đất, màu cà phê sữa (đối với tại vùng da không phơi ra ánh sáng). Vùng da bị bệnh có thể có cảm giác châm chích ngứa ngáy với một số trường hợp.

lang-ben-co-tu-khoi-khong
Bệnh lang ben có tự khỏi không là băn khoăn của nhiều người

Bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng gây nên những mặc cảm về tâm lý, tự ti do mất thẩm mỹ ngoài da ở người bệnh. Về lâu dài làn da có thể trở nên nhạy cảm và yếu ớt, dễ mắc các bệnh viêm da khác. Do đó khi thấy có dấu hiệu lang ben, bệnh nhân nên đi khám và tiếp nhận điều trị sớm, tăng khả năng chữa khỏi.

Lang ben có tự hết không?

Bởi các ảnh hưởng ban đầu của bệnh chưa thực sự nghiêm trọng nên nhiều người vẫn chủ quan và nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên đây là sai lầm lớn có thể dẫn đến những hệ lụy trong điều trị bệnh. Trên thực tế, bệnh lang ben sẽ không có thể tự hết mà ngược lại nếu để lâu không chữa có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nếu để lâu không điều trị, lang ben có thể khiến người bệnh phải đối mặt với những tác động xấu như:

  • Bệnh lan rộng, vết đốm to dần và nhiều làm mất thẩm mỹ.
  • Lang ben phá hủy sắc tố da, làm da của bạn không đều màu, không đẹp. Không những vậy mà điều này còn dẫn đến hậu quả là sau này bạn có điều trị khỏi bệnh thì làn da của bạn rất khó có thể trở về trạng thái tự nhiên ban đầu vốn có của nó.
  • Lang ben có thể gây ngứa ngáy, khó chịu. Vi khuẩn nấm càng ăn sâu làm tổn thương da nhiều hơn. Tác động xấu đến sức khỏe đặc biệt là khi thời tiết khô nóng…
  • Nếu như bị ngứa, người bệnh vô thức gãi sẽ làm tổn thương da, trầy da và có thể dẫn đến nhiễm trùng da hoạc một số bệnh ngoài da khác.
  • Bệnh lang ben dễ lây từ người này sang người khác. Do đó cần có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Lang ben có chữa được không? Chữa bằng cách nào?

Với những tác động nguy hiểm của lang ben, bạn đọc nên ý thức về việc điều trị bệnh sớm và đúng cách. Tin vui cho người mắc bệnh lang ben là căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi. Chỉ cần bệnh nhân lựa chọn được cách chữa bệnh phù hợp cũng như kết hợp chế độ sinh hoạt,ăn uống khoa học, bệnh có thể được đẩy lùi.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị lang ben phổ biến. Trong đó với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc từ dân gian bằng thảo dược. Sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y cũng là phương pháp được khuyên dùng khi bệnh có nhiều tiến triển phức tạp. Dưới đây là các thông tin chi tiết về cách chữa bệnh lang ben:

Chữa lang ben bằng thuốc dân gian đơn giản, tiết kiệm

Trong dân gian lưu truyền nhiều phương pháp chữa lang ben ngoài da bằng các thảo dược quen thuộc. Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ, nguyên liệu dễ kiếm và dễ sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại của thuốc dân gian chưa được kiểm chứng và chỉ giảm nhẹ triệu chứng ở giai đoạn đầu, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Một số bài thuốc phổ biến như:

  • Trị lang ben bằng rau răm: Dùng một lượng rau răm vừa phải vò nát rồi thoa trực tiếp lên vết lang ben. Hoặc lấy rau răm ngâm với rượu rồi dùng nước thấm lên chỗ bị lang ben, các vết lang ben này sẽ mờ dần sau một thời gian sử dụng.
  • Chữa lang ben bằng chuối xanh : Với tính chất vốn có trong chuối xanh, khi bạn dùng chuối để sát lên vùng da bị lang ben mỗi ngày cũng sẽ khiến vết lang ben không lan rộng ra các vùng da lành khác và sẽ mờ đi.
  • Chữa lang ben bằng củ riềng: Lấy củ riềng già đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi xát lên vùng da bị lang ben ngày 2 lần. Bạn cũng có thể lấy gừng đã được giã nhỏ này ngâm rượu rồi sát lên da.
  • Chữa lang ben bằng cây so đũa: Dùng 2 nắm lá cây so đũa, rửa sạch, sau đó giã nát. Nên chọn loại lá già vì chứa nhiều nước, tinh dầu kháng khuẩn hơn lá non. Sử dụng để bôi lên da tối thiểu 2-3 lần/ngày.

Chữa lang ben bằng thuốc Tây, nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây y điều trị lang ben. Trong số đó chủ yếu là dạng thuốc bôi ngoài da. Một số trường hợp lang ben nặng có thể được bác sĩ kê thêm thuốc dạng uống.

Thành phần của các loại thuốc bôi chủ yếu là kháng nấm, kháng sinh và chống dị ứng. Hàng ngày, người bệnh chỉ cần bôi thuốc khoảng 1- 3 lần tùy vào mức độ bệnh. Các loại thuốc uống được kê kết hợp với bôi để đem lại hiệu quả cao hơn.

Một số loại thuốc có công dụng điều trị lang ben phổ biến như: Nizoral, ASA, Maica Thuốc bôi BSI, thuốc Ketoconazole Cream 2%, Kem bôi Clotrimazole, Antimycose,…

lang-ben-co-tu-khoi-khong-3
Sử dụng thuốc điều trị lang ben

*Lưu ý: Các loại thuốc trên có thể gây dị ứng da nên nếu có những biểu hiện lạ sau khi bôi thuốc thì nên gặp bác sĩ để khám lại. Những loại thuốc này hầu như không dùng cho phụ nữ có thai. Nếu bạn đang mang thai thì cần phải xin ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác và an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé.

Thành phần trong các thuốc này chủ yếu là corticoid dùng dài ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ảnh hưởng xấu đến tuyến thượng thận hoặc gây teo da. Bệnh nhân nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc Tây chữa lang ben

Trị lang ben bằng Đông y dứt điểm, lành tính

Theo Đông y, sự phát sinh của bệnh lang ben là do phong tà xâm kích, khí huyết ứ trệ và gan thận hư tổn dẫn tới. Vì vậy, để điều trị lang ben hiệu quả cần kết hợp các bài thuốc từ bên trong, không chỉ giảm triệt để triệu chứng bệnh lang ben mà còn giải độc cơ thể, để bệnh lang ben không còn nguồn gốc phát sinh.

Các bài thuốc Đông y hiện nay được nghiên cứu dựa trên nền tảng y học cổ truyền, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại nên mang lại hiệu quả cao. Thành phần thuốc từ thảo dược thiên nhiên, kết hợp hài hòa vừa an toàn lại chữa được dứt điểm bệnh.

Không những vậy, ngoài thuốc uống, Đông y cũng kết hợp thuốc bôi ngoài giúp sát khuẩn, cải thiện làn da. Một số bài thuốc Đông y điều trị lang ben gồm:

  • Thuốc uống điều trị bên trong:  Bào chế từ các dược liệu quý như Bồ công anh, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Hồng hoa, Tang bạch bì… Công dụng là kháng sinh Đông y, giải độc, thanh nhiệt, mát gan. Bài thuốc có tác dụng đào thải toàn bộ độc tố là căn nguyên gây lang ben bên trong, chống dị ứng, điều hòa nội tiết.
  • Thuốc tăng cường sức đề kháng: Thành phần gồm hàng chục dược liệu quý như Phòng phong, Diệp hạ châu, Bách bộ, Hồng hoa, Ngải cứu, Cúc tần… Công dụng nhuận gan, thông mật, hoạt huyết, hóa ứ, tăng cường chức năng gan, nâng cao sức đề kháng, ngăn tái phát.
  • Thuốc bôi ngoài da: Kết hợp các dược liệu có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, diệt nấm, chống nhiễm trùng như Xuyên khung, Hoàng kỳ, Đương quy, Phục linh, Bạch truật… Bài thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ngứa do lang ben, tái tạo da, làm đều màu da, loại bỏ hoàn toàn dấu vết lang ben.

Lang ben kiêng gì? Lưu ý trong sinh hoạt để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh

Để phòng ngừa và đẩy lùi lang ben, việc điều chỉnh chế ăn uống hợp lý, khoa học cũng vô cùng quan trọng. Người bệnh nên kiêng những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều gluten như trứng, khoai tây,…  khi tiêu thụ dễ bị viêm nhiễm, dị ứng và suy giảm hệ miễn dịch
  • Đường: dễ trở thành nguồn dinh dưỡng giúp nấm trên da phát triển và sinh sôi.
  • Vitamin c làm gián đoạn quá trình tái tạo sắc tố trên da, khiến lang ben lây lan nhanh hơn.
  • Thức ăn dầu mỡ,  rượu bia, thuốc lá, hay nước uống có gas,… kích thích nấm trên da phát triển và lây lan nhanh.

Các thực phẩm nên bổ sung gồm có: Thịt cá, trứng giàu protein, vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, rau xanh và omega 3 để cải thiện sức đề kháng của làn da và cơ thể.

Ngoài ra để phòng tránh không bị bệnh lang ben và bệnh tái phát bạn nên lưu ý:

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, tắm 2 lần/ ngày với xà phòng diệt khuẩn đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm.
  • Khi bị bệnh, tránh tiếp xúc với ánh nắng và hạn chế đổ mồ hôi.
  • Không tiếp xúc lên da hoặc dùng vật dụng cá nhân của người bị bệnh. Sau khi tiếp xúc nên vệ sinh rửa tay sạch sẽ.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế việc dùng mỹ phẩm hay thuốc bôi bừa bãi.

Qua bài viết có thể thấy,  bệnh không thể tự khỏi mà cần có chế độ sinh hoạt dinh dưỡng cũng như phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi lang ben có tự hết không hay cần điều trị? và lựa chọn được cách chữa bệnh đạt hiệu quả cao.


Câu hỏi thường gặp

Lang ben (nấm da) hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Phương pháp điều trị: Sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thời gian điều trị: Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và đáp ứng của từng người, thường từ vài tuần đến vài tháng.
  • Lưu ý:
    • Lang ben có thể tái phát, cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt và tránh các yếu tố nguy cơ.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Đừng để lang ben làm ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Hãy chủ động điều trị để lấy lại làn da khỏe mạnh!

  • Thông thường, không hoặc ngứa ít: Lang ben thường không gây ngứa hoặc chỉ ngứa nhẹ.
  • Ngứa tăng khi đổ mồ hôi, ra nắng: Khi cơ thể nóng lên, đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc ánh nắng, cảm giác ngứa có thể tăng lên, gây khó chịu.
  • Một số trường hợp ngứa nhiều: Tùy cơ địa, một số người có thể gặp ngứa nhiều hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Lang ben có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo.
  • Môi trường nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Để phòng tránh lây lan lang ben, hãy giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân, và giữ cho da khô thoáng. Nếu nghi ngờ bị lang ben, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Tự khỏi là có thể: Trong một số trường hợp, lang ben có thể tự khỏi mà không cần điều trị, đặc biệt là khi tổn thương còn nhỏ và mới xuất hiện.
  • Tuy nhiên, đa số cần điều trị: Hầu hết các trường hợp lang ben cần sự can thiệp của thuốc để kiểm soát nấm và ngăn ngừa tái phát.
  • Nguy cơ tái phát cao: Ngay cả khi tự khỏi hoặc điều trị thành công, lang ben vẫn có thể tái phát do nấm vẫn tồn tại trên da.

Lời khuyên: Đừng chủ quan với lang ben! Hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng và tái phát.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan