Bệnh lang ben có lây không? lây qua đường nào? Đây là vấn đề được đông đảo người bệnh quan tâm khi mà nhiều trường hợp cùng chung sống đều bị mắc lang ben. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh và bạn đọc quan tâm giải đáp băn khoăn này. Đồng thời, giải pháp phòng tránh lang ben cũng được cung cấp chi tiết và đầy đủ.

Lang ben có lây không?

Lang ben là bệnh xảy ra khi da nhiễm vi nấm Malassezia furfur (Pityrosporum ovale). Bệnh không gây đau, ngứa hoặc ít ngứa và các vùng da bệnh có ranh giới tương đối rõ với vùng da bình thường. Biểu hiện dễ nhận biết tình trạng các vùng da tăng hoặc giảm sắc tố, với nhiều hình dạng khác nhau. 

Các nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm là điều kiện để nấm Malassezia phát triển nên người dân dễ mắc nấm lang ben. Vi nấm này tồn tại trên bề mặt da, phát triển mạnh, gây thương tổn ở nhiều bộ phận như mặt, cổ, lưng, ngực, … 

lang-ben-co-lay-khong-1
Bệnh lang ben có lây không?

Theo bác sĩ da liễu, nguyên nhân của bệnh là do vi nấm, nên bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Cơ chế lây nhiễm nói chung đến từ sự phát tán vi nấm lang ben từ vùng da này sang vùng da khác hoặc từ người bệnh sang người thường. Đồng thời, vi nấm này có thể tồn tại lâu, dai dẳng và khó loại bỏ nên dễ lây nhiễm.

Bệnh lang ben lây qua con đường nào?

Bệnh lang ben lây lan qua nhiều con đường và nhiều cách khác nhau. Về cơ bản, lang ben lây từ vùng da này sang vùng da khác của người bệnh và lây từ người này sang người khác qua các con đường sau:

Lây lan từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể người bệnh

Các đốm, vùng da bị lang ben có xu hướng liên kết với nhau tạo thành các mảng lớn. Bên cạnh thời tiết nóng, cơ thể tiết mồ hôi, bã nhờn tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và bệnh lây lan qua các vùng khác. 

Thời điểm khởi phát bệnh là những đốm, chấm nhỏ, bệnh để lâu, không điều trị sẽ lây lan diện tích rộng ở mặt, cổ, lưng, ngực,…. Nhiều trường hợp người bệnh lây lan nửa thân trên ảnh hưởng về thẩm mỹ, tự ti giao tiếp. 

Điều kiện thuận lợi vi nấm phát triển mạnh khiến vùng da bị lang ben nhanh chóng lan rộng bao gồm:

  • Thời tiết nóng ẩm: Thời tiết ẩm ướt nóng ẩm kích thích vi nấm phát triển mạnh và bệnh lang ben lây lan nghiêm trọng hơn.
  • Hệ miễn dịch yếu: Những người bệnh hệ miễn dịch suy giảm như mắc cúm, sởi, HIV, ung thư… tạo điều kiện thuận lợi nấm phát triển, bệnh lang ben lây lan nhanh.
  • Vệ sinh kém: Người bệnh vệ sinh kém dầu thừa ứ đọng ở lỗ chân lông tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây bệnh.
  • Thay đổi nội tiết: Tình trạng này xuất hiện ở  trẻ tuổi dậy thì, phụ nữ có thai và cho con bú. Nội tiết thay đổi, quá trình tiết mồ hôi tăng, vùng da bị lang ben lây lan sang vùng da khỏe mạnh khác. 

Lây từ người này sang người khác

Không chỉ phát triển lây lan sang vùng da khác, lang ben còn lây nhiễm từ người này sang người khác qua nhiều các con đường sau:

  • Lây trực tiếp từ người sang người: Người bình thường tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị lang ben của người bệnh, nguy cơ mắc lang ben cao. Do đó nếu như không có biện pháp phòng tránh các vi nấm lang ben có thể lây lan sang người tiếp xúc và gây bệnh. 
  • Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Trong môi trường nóng ẩm vi nấm Malassezia không chỉ sống trên bề mặt da của người bệnh mà còn có thể tồn tại trên các đồ vật như quần áo, chăn chiếu, gối đệm… Vì vậy, khi sử dụng chung đồ và vật dụng cá nhân với người bệnh làm tăng nguy phát tán vi nấm sang cho người khác.

Điều này giải thích vì sao có gia đình hoặc tập thể có nhiều thành viên cùng mắc lang ben. Do đó người bệnh không chủ quan mà nên chữa trị để tránh lang ben lan rộng và lây sang người thân, người tiếp xúc.

Bệnh lang ben có tự khỏi không?

Lang ben không hoặc ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó bệnh không gây ngứa hoặc ít ngứa, khởi phát ban đầu là đốm, vùng da tổn thương nhỏ… nên nhiều người bệnh nhận định sai lầm bệnh có thể tự khỏi. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh lang ben không thể tự khỏi nếu không chữa trị. Ngược lại khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết nóng ẩm, đổ mồ hôi, rối loạn nội tiết,… vi nấm phát triển mạnh, bệnh lây lan nhanh sang vùng da khác khiến việc điều trị khó khăn hơn. Bệnh ảnh hưởng thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. 

Nhiều trường hợp chủ quan không điều trị, lang ben ngày càng nặng. Tình trạng ngứa gãi khiến da bị trầy xước, tổn thương dễ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm.

Do đó khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh không chủ quan cần điều trị kịp thời giúp bệnh nhanh khỏi. Đồng thời, tránh những biến chứng không mong muốn do lang ben gây ra.

Những biện pháp phòng tránh bệnh lang ben

Bệnh lang ben dễ lây lan và tái phát nếu không điều trị đúng cách. Do đó để phòng tránh, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh an toàn hiệu quả: 

  • Mặc đồ thoáng mát vào những ngày nóng bức không tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nấm phát triển
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên, tắm 2 lần/ngày
  • Đi bơi ở các bể bơi công cộng nên tắm lại ngay và sử dụng sản phẩm sát khuẩn ngăn chặn sự hình thành nấm lang ben
  • Không mặc đồ ẩm ướt hoặc quá chật
  • Hạn chế tiết mồ hôi khi bị bệnh như không ra ánh nắng, không tập thể dục, mặc quần áo thông thoáng,… 
  • Không tiếp xúc lên da hoặc dùng vật dụng cá nhân của người bị bệnh. Sau khi tiếp xúc nên vệ sinh rửa tay sạch sẽ. 
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. 
  • Khi bị bệnh nên đi khám để điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. 

Như vậy lang ben hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác. Do đó khi có dấu hiệu người bệnh không được chủ quan, cần đi thăm khám và có biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh.


Câu hỏi thường gặp

Lang ben (nấm da) hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Phương pháp điều trị: Sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thời gian điều trị: Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và đáp ứng của từng người, thường từ vài tuần đến vài tháng.
  • Lưu ý:
    • Lang ben có thể tái phát, cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt và tránh các yếu tố nguy cơ.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Đừng để lang ben làm ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Hãy chủ động điều trị để lấy lại làn da khỏe mạnh!

  • Thông thường, không hoặc ngứa ít: Lang ben thường không gây ngứa hoặc chỉ ngứa nhẹ.
  • Ngứa tăng khi đổ mồ hôi, ra nắng: Khi cơ thể nóng lên, đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc ánh nắng, cảm giác ngứa có thể tăng lên, gây khó chịu.
  • Một số trường hợp ngứa nhiều: Tùy cơ địa, một số người có thể gặp ngứa nhiều hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Lang ben có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo.
  • Môi trường nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Để phòng tránh lây lan lang ben, hãy giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân, và giữ cho da khô thoáng. Nếu nghi ngờ bị lang ben, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Tự khỏi là có thể: Trong một số trường hợp, lang ben có thể tự khỏi mà không cần điều trị, đặc biệt là khi tổn thương còn nhỏ và mới xuất hiện.
  • Tuy nhiên, đa số cần điều trị: Hầu hết các trường hợp lang ben cần sự can thiệp của thuốc để kiểm soát nấm và ngăn ngừa tái phát.
  • Nguy cơ tái phát cao: Ngay cả khi tự khỏi hoặc điều trị thành công, lang ben vẫn có thể tái phát do nấm vẫn tồn tại trên da.

Lời khuyên: Đừng chủ quan với lang ben! Hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng và tái phát.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan