Trị mề đay bằng rượu là phương pháp dân gian lâu đời đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng nhờ khả năng sát khuẩn, chống viêm tốt. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, hiệu quả và tính an toàn của phương pháp này chưa được chứng minh rõ ràng qua các nghiên cứu khoa học.

Trị mề đay bằng rượu có an toàn, hiệu quả không?

Rượu là sản phẩm của quá trình lên men các loại thực phẩm như lúa mạch, ngô, cơm hay một số loại trái cây. Thức uống này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ẩm thực đến y học cổ truyền. Dân gian thường dùng rượu để điều trị các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả bệnh mề đay.

Trị mề đay bằng rượu
Rượu được cho là có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, tiêu viêm, đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương do nổi mề đay gây ra

Một số tác dụng của rượu trong điều trị mề đay:

  • Giảm ngứa: Chất cồn trong rượu có tác dụng sát trùng, làm tê nhẹ và giảm cảm giác ngứa tạm thời cho người bệnh.
  • Giảm viêm: Một số thành phần trong rượu có thể giúp ức chế phản ứng viêm, giảm hiện tượng nổi mẩn, sưng phù da do phản ứng dị ứng.
  • Giảm đau: Dùng rượu đúng cách có tác dụng xoa dịu cơn đau và các triệu chứng khó chịu do bệnh mề đay gây ra.
  • Kích thích lưu thông máu: Khi dùng rượu thoa hoặc xoa bóp bên ngoài, nguyên liệu này có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu dưới da, giảm sưng viêm, phù nề, qua đó cải thiện triệu chứng bệnh.

Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học vững chắc về hiệu quả của rượu trong điều trị mề đay. Phương pháp này chủ yếu được người dân áp dụng theo hình thức truyền miệng nên các công thức và kết quả nhận được ở mỗi người có thể khác nhau.

Cách trị mề đay bằng rượu dù có thể đem đến những tác dụng nhất định nhưng không thể thay thế được các phương pháp điều trị chính thống tại bệnh viện. Việc dùng rượu theo đường bôi hay uống cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như kích ứng da hoặc làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu làn da nhạy cảm hoặc có vết thương hở ở khu vực điều trị.

Trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào, đặc biệt là dùng rượu chữa trị nổi mề đay và các mẹo dân gian khác chưa được chứng minh khoa học, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

THAM KHẢO THÊM: 7 cách trị mề đay bằng muối cực hay từ dân gian

Nên dùng loại rượu nào để chữa mề đay?

Trị mề đay bằng loại rượu nào an toàn và hiệu quả nhất là thắc mắc của không ít bệnh nhân. Trên thị trường hiện đang có bán rất nhiều loại rượu khác nhau, từ rượu gạo, rượu vang, rượu trái cây, rượu Vodka, rượu lúa mạch cho đến các dòng rượu cao cấp hơn.

Dân gian chủ yếu sử dụng rượu trắng được lên men từ cơm gạo nếp/gạo tẻ và chưng cất theo phương pháp truyền thống  hoặc rượu thuốc ngâm từ các loại thảo dược phù hợp để trị mề đay. Tránh dùng rượu trái cây, hoặc các loại rượu không rõ nguồn gốc xuất 

7 Cách trị mề đay bằng rượu đang được áp dụng phổ biến

Bằng cách thoa trực tiếp rượu trắng lên da hoặc uống rượu ngâm với thảo dược, bệnh nhân có thể tận dụng được các đặc tính sát trùng, kháng viêm tự nhiên có trong nguyên liệu để giảm nổi mẩn ngứa và làm sạch bề mặt vùng tổn thương. Dưới đây là 6 cách trị mề đay bằng rượu đang được áp dụng phổ biến: 

1. Dùng rượu trắng pha loãng vệ sinh da

Phương pháp này thích hợp cho những người không có nhiều thời gian. Bạn có thể dùng rượu trắng pha loãng để vệ sinh, làm sạch vùng tổn thương và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Chuẩn bị:

  • 5ml rượu trắng
  • 500ml nước ấm
cách trị mề đay bằng rượu trắng
Rượu trắng được pha loãng với nước ấm để vệ sinh da mỗi ngày 1 – 2 lần, giúp giảm nổi mề đay mẩn ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng

Cách làm:

  • Pha rượu chung với nước ấm để được một hỗn hợp hòa quyện.
  • Dùng hỗn hợp này để rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày 1 – 2 lần.

Lưu ý:

  • Không dùng rượu trắng nguyên chất bởi nồng độ cồn cao có thể gây kích ứng và làm khô da.
  • Không ngâm vùng da bị bệnh vào trong dung dịch rượu quá lâu.
  • Sau khi rửa da với dung dịch rượu xong, bạn nên dùng nước ấm rửa lại lần nữa và thấm khô da bằng khăn mềm.

2. Uống rượu đỗ đen trị mề đay

Nếu bị nổi mề đay thường xuyên, bạn nên ngâm sẵn một hũ rượu đỗ đen (đậu đen) trong nhà để sử dụng khi cần thiết. Đỗ đen được Y học cổ truyền ghi nhận là có khả năng đào thảo độc tố trong cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ chức năng thận trong việc loại bỏ nước thừa, từ đó làm giảm hiện ngứa ngáy, nổi sẩn phù trên da.

Chuẩn bị:

  • 1kg đậu đen tươi
  • 700ml rượu trắng (nên dùng rượu trắng có nồng độ vừa phải, không quá mạnh)

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch đậu đen qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó vớt ra cho ráo.
  • Đem đậu và rượu hấp cách thủy trong thời gian khoảng 4 tiếng liên tục để rượu ngấm vào trong từng hạt đậu.
  • Sau khi hấp xong, để hỗn hợp nguội. Cho vào bình thủy tinh rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Để điều trị mề đay, người bệnh có thể uống mỗi ngày 2 – 3 ly nhỏ rượu đỗ đen. Kết hợp ăn thêm một ít cái để đạt được hiệu quả tốt hơn.

3. Điều trị mề đay bằng rượu kinh giới

Kinh giới cũng là một trong những cây thuốc nam có nhiều tác dụng tích cực đối với người bị nổi mề đay mẩn ngứa. Thảo dược này chứa tinh dầu và nhiều hoạt chất có lợi, giúp sát trùng, ức chế phản ứng viêm, giảm ngứa. Khi được ngâm chung với rượu, các hoạt chất trong lá sẽ được phát huy dược tính mạnh mẽ hơn.

Chuẩn bị:

  • 200g lá kinh giới tươi
  • 500ml rượu trắng khoảng 35 – 40 độ.
Điều trị mề đay bằng rượu kinh giới
Rượu kinh giới được sử dụng như một loại thuốc bôi ngoài da chữa bệnh mề đay

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá kinh giới rồi đem tráng qua 1 lần rượu, để cho ráo hoàn toàn.
  • Bỏ hết lá vào trong hũ thủy tinh và đổ rượu vào. Bạn có thể dùng túi nước hay nan tre đè ở phía trên để lá kinh giới luôn ngập trong rượu.
  • Sau 2 – 4 tuần, bạn hãy lấy một ít rượu thuốc bôi lên vùng da bị nổi mề đay sau khi đã vệ sinh khu vực này sạch sẽ.
  • Áp dụng đều đặn 1 – 2 lần mỗi ngày để kiểm soát các triệu chứng khó chịu.

MÁCH BẠN: 4 Cách Dùng Cây Đơn Lá Đỏ Trị Mề Đay Hiệu Quả Nhất

4. Uống rượu đinh lăng chữa mề đay

Cách trị mề đay bằng rượu đinh lăng hiện đang được nhiều người áp dụng. Khi được uống với lượng vừa phải, loại rượu thuốc này có tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng, giải độc, giảm ngứa, làm giảm mức độ nghiêm trọng của dị ứng và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Chuẩn bị:

  • Rễ đinh lăng: 4g
  • Rượu trắng khoảng 40 độ: 500ml

Cách làm:

  • Rửa sạch rễ đinh lăng rồi đem thái lát mỏng
  • Đem thảo dược sao thơm, để nguội rồi bỏ vào trong hũ thủy tinh
  • Đổ rượu vào, đậy nắp kín và để nơi thoáng mát ngâm trong ít nhất 1 tháng.
  • Ngày dùng 1 – 2 ly nhỏ ( 15 – 30ml) để hỗ trợ điều trị mề đay từ bên trong. Bạn nên uống rượu sau khi ăn để tránh bị say.

5. Đẩy lùi bệnh mề đay với rượu gừng

Gừng có tác dụng giảm đau, tiêu sưng tốt nên thường được ngâm chung với rượu làm thuốc bôi ngoài da chữa mề đay. Bạn có thể cân nhắc sử dụng loại rượu này để giảm nhanh cơn ngứa và cải thiện các triệu chứng khác do dị ứng gây ra.

Chuẩn bị:

  • 200g gừng ta
  • 1 lít rượu trắng ngon
rượu gừng trị nổi mề đay
Rượu gừng được ngâm trong 1 – 2 tháng rồi lấy thoa lên da để điều trị mề đay, giúp kháng viêm, xoa dịu cơn ngứa

Cách sử dụng:

  • Trước tiên, bạn hãy đem gừng rửa sạch rồi thái lát mỏng hoặc đập dập
  • Ngâm gừng chung với rượu trong hũ thủy tinh có nắp kín trong 1 – 2 tháng. Tốt nhất là để bình rượu ở khu vực thoáng mát, tránh phơi nắng.
  • Mỗi ngày thoa rượu 2 – 3 lần để trị nổi mề đay mẩn ngứa. Cách khác, bạn có thể pha loãng một ít rượu gừng vào nước tắm hay nước ấm để vệ sinh khu vực bị bệnh.

6. Bí quyết chữa mề đay bằng rượu quả nhàu

Quả nhàu nổi tiếng với tác dụng hoạt huyết, tiêu ứ, giảm viêm, ức chế virus, vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Nguyên liệu này còn bổ sung một số loại vitamin và khoáng tố cần thiết, giúp nuôi dưỡng, đẩy nhanh quá trình phục hồi các tế bào da bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh mề đay.

Tuy nhiên, do hương vị khai nồng đặc trưng, quả nhàu thường không được sử dụng để ăn tươi. Bạn có thể ngâm rượu cho dễ uống và đạt được hiệu quả trị mề đay tốt hơn.

Chuẩn bị:

  • Nhàu chín: 10 – 15 quả
  • Rượu trắng 500ml

Cách sử dụng:

  • Đem quả nhàu rửa sạch, thái lát mỏng hoặc để nguyên quả.
  • Bỏ nguyên liệu đã sơ chế sạch sẽ vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngâm.
  • Sau khoảng 1 tháng, bạn sẽ thấy rượu chuyển dần sang màu nâu nhạt là có thể lấy ra dùng.
  • Trường hợp bị mề đay được khuyến cáo nên uống mỗi lần 10ml x 2 lần/ngày. Có thể kết hợp thoa rượu ngoài da để nhanh chóng hết nổi mẩn ngứa.

7. Trị nổi mề đay bằng rượu ngâm với nhiều loại thảo dược

Ngoài cách dùng rượu ngâm thảo dược độc vị, bạn có thể kết hợp cùng lúc nhiều dược liệu với nhau để đẩy lùi bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn.

. Trị nổi mề đay bằng rượu ngâm với nhiều loại thảo dược
Sự kết hợp giữa rượu với nhiều loại thảo dược có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị mề đay mẩn ngứa

Chuẩn bị:

  • 1,5 lít rượu ngon
  • Nhân sâm: 20g
  • Củ cơm nếp (còn gọi là củ hoàng tinh): 30g
  • Hà thủ ô: 30g
  • Xuyên quy: 30g
  • Nữ ủy (trúc ngọc): 30g

Cách thực hiện:

  • Lần lượt rửa sạch từng loại thảo dược và để ráo hết nước
  • Cho tất cả vào bình ngâm với rượu trắng. Rượu thuốc càng ngâm lâu thì càng phát huy dược tính tốt hơn nhưng nếu cần gấp, bạn có thể lấy ra dùng sau nửa tháng.
  • Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (khoảng 10ml) x 2 lần trong ngày.

THAM KHẢO THÊMNổi Mề Đay Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Trị An Toàn

Kiêng kỵ khi dùng rượu trị mề đay

Với những rủi ro tiềm ẩn, cách trị mề đay bằng rượu không được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích áp dụng. Căn bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra nên bất kỳ bệnh nhân nào cũng cần được thăm khám để chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.

Ngoài việc tư vấn y khoa, khi dùng rượu trị nổi mề đay, bạn cũng cần nắm rõ một số điểm kiêng kỵ và lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Không dùng rượu để chữa nổi mề đay ở trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh còn cho con bú, người bị dị ứng với rượu hoặc chất cồn.
  • Trường hợp bị cao huyết áp,có vấn đề về gan, thận hoặc các vấn đề về sức khỏe cần kiêng rượu không nên áp dụng.
  • Không thoa rượu nguyên chất lên da hoặc uống quá nhiều rượu thuốc gây phản tác dụng và khiến bệnh mề đay trở lên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị mề đay hoặc các loại thuốc khác thì nên tránh dùng rượu. Chất cồn trong rượu có thể tương tác với thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Nếu làn đầu sử dụng rượu, bạn nên thử trước trên một vùng nhỏ để đảm bảo không bị dị ứng rượu hoặc kích ứng da.

Cần nhớ rằng, cách trị mề đay bằng rượu chỉ cho tác dụng tạm thời, không thể giúp khắc phục triệt để bệnh. Bạn nên điều trị theo phác đồ y khoa kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để cải thiện tình trạng da, nâng cao sức khỏe tổng thể, qua đó giảm nguy cơ tái phát bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM


Câu hỏi thường gặp
Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng tắm rửa hoặc tránh tiếp xúc với nước nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng? Bệnh nhân nổi mề đay có kiêng tắm không? Nổi mề đay có kiêng nước không? Nổi mề đay là một phản ứng...
Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.  Bệnh nổi mề đay có lây không? Các nghiên cứu...
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan