Vảy nến là một căn bệnh da liễu mang tính chất cơ địa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho đến người già. Triệu chứng bệnh xảy ra nhiều nhất là ở trên vùng da tay và da chân – những bộ phận không được chăm sóc nhiều như những vùng da khác. Bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu hơn về bệnh vảy nến ở chân, tay và cách chữa trị hiệu quả.

Thông tin về bệnh vảy nến

Vảy nến là tình trạng bệnh da liễu cơ địa có tỷ lệ người mắc cao nhất hiện nay. Bệnh có triệu chứng kéo dài dai dẳng, dễ tái phát và gây ra những cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người mắc phải. Bệnh xảy ra trên rất nhiều bộ phận của cơ thể, nhưng phổ biến nhất vẫn là vùng da tay và da chân, đặc biệt trong các kẽ ngón tay, ngón chân. Bởi đây là bộ phận ít được chăm sóc hơn và dễ bị ẩm ướt do mồ hôi.

vay-nen1
thông tin về bệnh vảy nến

Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu là từ 20 đến 60 tuổi, xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Dạng nghiêm trọng nhất của vảy nến ở chân, tay đã được ghi nhận là pustulosis palmoplantar - dạng bệnh hiếm gặp có thể xảy ra đơn độc và chỉ ảnh hưởng tới bàn chân và bàn tay.

Phân loại vảy nến ở tay và chân

Triệu chứng bệnh vẩy nến trên bàn chân có và bàn tay được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào vị trí bị bệnh. Trên cơ bản có những dạng vảy nến như sau:

Vảy nến ở tay

Các vị trí dễ bị vảy nến ở tay bao gồm:

  • Vảy nến khuỷu tay: Vảy nến ở khuỷu tay thường là vảy nến thể mảng. Triệu chứng bệnh điển hình là xuất hiện 2 mảng da màu đỏ, bao quanh là lớp vảy sần sùi màu trắng bạc trên bề mặt duỗi của khuỷu tay.
  • Vảy nến bàn tay: Vảy nến lòng bàn tay có thể khởi phát do chấn thương da, nhiễm trùng hoặc rối loạn da,… Vảy nến lòng bàn tay có dạng phổ biến là thể mảng đỏ lan toả, tróc vảy, toàn bộ bề mặt lòng bàn tay.
  • Vảy nến móng tay: Bệnh vảy nến móng tay có thể bị trên một hoặc nhiều móng tay khác nhau. Các biểu hiện bệnh là vùng da xung quanh móng tay thay đổi màu sắc, trên hoặc dưới móng tay các nốt đốm trắng, biến dạng nhẹ các móng tay, có các lỗ rỗ lõm gây đau nhức cho người bệnh.

Vảy nến ở chân

Các vị trí dễ bị vảy nến ở chân bao gồm:

  • Vảy nến ở khớp chân: Vảy nến xuất hiện tại các khớp chân nên còn được gọi là viêm khớp vảy nến. Bệnh gây ảnh hưởng đến khớp gối, mắt cá chân và các khớp ngón chân, gây hiện tượng sưng, đau, tấy đỏ cho người bệnh.
  • Vảy nến ở bàn chân: Vảy nền xuất hiện trên cả bàn chân với các dạng như vảy nến mụn mủ (xuất hiện mụn mủ trắng chủ yếu ở lòng bàn chân, gây đau nhức khó chịu) hoặc vảy nến thể mảng (xuất hiện những tổn thương sưng đỏ, bong vảy trắng, có thể lan rộng lên tận bắp chân hoặc đùi).
  • Vảy nến ở móng chân: Triệu chứng ở vảy nến xảy ra ở móng chân, khiến móng đổi màu thành vàng hoặc trắng đục. Trên bề mặt móng chân sẽ xuất hiện các chấm rỗ nhỏ, móng bị sần sùi và biến dạng.

Nguyên nhân xuất hiện vảy nến ở chân, tay

Nguyên nhân bị vảy nến ở chân và tay hiện nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm hiểu và chứng minh rằng có một vài yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển mạnh hơn đó là:

  • Do di truyền: Đặc biệt là đối với bệnh vảy nến ở gót chân, yếu tố di truyền ảnh hưởng nhiều nhất tới khả năng mắc bệnh. Nếu người có tiền sử gia đình, cha mẹ, ông bà mắc bệnh vảy nến hay các bệnh dị ứng khác thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Do tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Da chân và da tay thường mỏng hơn những vị trí da khác. Chính vì vậy, nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khói bụi, nước bẩn hay các chất tẩy rửa,... thì sẽ dễ bị bệnh vảy nến hơn.
  • Do thiếu dinh dưỡng: Người bị thiếu các chất như vitamin A, B, E thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ rất yếu và mất cân bằng. Từ đó gây ra bệnh.
  • Do tổn thương vùng da chân: Nếu chân của bạn đang có vết thương hở thì vi khuẩn gây bệnh rất dễ xâm nhập qua những trầy xước và gây bệnh.
  • Do thời tiết thay đổi: Thời tiết nếu có sự thay đổi bất thường như nắng nóng quá hay hanh khô quá, khiến làn da mất cân bằng độ ẩm và trở nên khô nứt chảy máu. Từ đó vi khuẩn sẽ dễ dàng gây bệnh.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Nếu dùng một số loại thuốc để điều trị huyết áp, sốt rét hay thuốc phi steroid cũng có thể gây nguyên nhân khởi phát vảy nến nặng hơn.

Vảy nến ở chân ảnh hưởng như nào đến cuộc sống?

Vảy nến là một căn bệnh không bị lây nhiễm từ người sang người. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chăm sóc người bệnh. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng khi mắc bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, đến công việc và cả cuộc sống.

Vảy nến nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một vài trường hợp, các tổn thương do vảy nến lan rộng sang các vùng da khác và chuyển thành thể mới khó điều trị hơn rất nhiều. Không những thế, vảy nến ở tay hoặc chân còn mang tính chất mãn tính, có khả năng tái đi, tái lại nhiều lần. Vì vậy, điều trị dứt điểm căn bệnh này thường rất khó khăn.

Phương pháp chữa trị vảy nến hình thành ở chân

Tất cả các phương pháp điều trị vảy nến thường đều có mục đích là giảm viêm, giảm khô, bong tróc, ngăn ngừa triệu chứng ngứa và đau, tránh tái phát. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của vảy nến ở chân, tay mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp dưới đây:

Mẹo tại nhà

Mẹo dân gian là cách điều trị an toàn và tiết kiệm nhiều chi phí cho người bệnh, bởi hoàn toàn sử dụng các thành phần từ tự nhiên. Các mẹo chữa vảy nến phổ biến đó là:

  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh ngoài da. Bạn có thể sử dụng lá trầu không, rau răm, bèo hoa dâu, muối hột để đun sôi cùng khoảng 2 lít nước sạch. Sau đó để nguội bớt rồi tắm hoặc ngâm rửa vùng da cần điều trị. Phần bã lá trầu không thì giã nát và chà nhẹ lên vùng da bị vảy nến.
  • Dùng nghệ vàng: Nghệ chứa một loại hoạt chất nổi bật là Curcumin với công dụng kháng viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa. Sử dụng nghệ điều trị vảy nến ở chân và tay để cải thiện triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy và ngăn ngừa nhiễm khuẩn, hỗ trợ không để lại sẹo lồi sau khi khỏi bệnh. Bạn hãy chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, cạp sạch vỏ, giã nát và đun sôi cùng khoảng 2 thìa nước. Lọc lấy nước cốt rồi dùng bông chấm lên vùng da bị vảy nến.
  • Dùng lá khế: Lá khế có tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu viêm. Sử dụng lá khế có thể làm giảm bong tróc và thúc đẩy làm lành da nhanh chóng. Bạn có thể chuẩn bị trầu không, lá ổi, lá lược vàng và đun sôi cùng 2 lít nước. Sau đó pha nước sao cho nhiệt độ thích hợp để tắm, phần bã thì có thể tận dụng để chà nhẹ lên vùng da bị vảy nến.

Tây y chữa bệnh

Phần lớn các trường hợp vảy nến ở chân và tay thì bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da như:

  • Thuốc chứa Calcipotriol - một dẫn xuất vitamin D có tác dụng làm chậm quá trình tăng trưởng tế bào da và giảm viêm.
  • Thuốc trị vảy nến có chứa Acid Salicylic giúp thúc đẩy sự bong tróc của vảy da, làm giảm các mảng tổn thương bị dày cộm.
  • Bôi hắc ín giúp giảm viêm và làm chậm sự phát triển của da.
  • Thuốc ức chế Calcineurin giúp giảm viêm và ngăn ngừa sự hình thành mảng vảy.
  • Kem dưỡng ẩm làm mềm da để ngăn ngừa ngứa, bong tróc và nứt nẻ.

vay-nen-o-chan-5
Sử dụng một số loại kem bôi ngoài da để nhanh chóng ngăn ngừa triệu chứng của bệnh

Nếu tình trạng vảy nến tương đối nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sẽ phải sử dụng kết hợp cùng một số loại thuốc uống hoặc tiêm để nhanh chóng hồi phục:

  • Thuốc corticoid dạng uống hoặc tiêm với công dụng giảm ngứa.
  • Retinoid dùng tại chỗ hoặc đường uống và công dụng làm chậm tốc độ sinh sản của tế bào da.
  • Methotrexate dạng uống để ức chế vùng viêm và ngăn ngừa da tăng trưởng nhanh.
  • Cyclosporine để ức chế miễn dịch.
  • Một số thuốc sinh học đường tiêm.

Đông y hỗ trợ trị vảy nến hình thành ở chân, tay

Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh, trong Đông y sẽ chia thành nhiều thể vảy nến và mỗi thể này sẽ có một bài thuốc tương ứng để điều trị tận căn nguyên bệnh. Cụ thể:

  • Thể phong nhiệt: Các triệu chứng bệnh khởi phát đột ngột, tổn thương nặng và phạm vi rộng. Các chấm đỏ do vảy nến sẽ tăng kích thước theo thời gian, xuất hiện nhiều lớp vảy kèm theo ngứa ngáy. Để điều trị bệnh ở thể này cần chuẩn bị các vị thuốc gồm 40g thạch cao, sinh địa, hòe hoa sống, 20g ké đầu ngựa 12g địa phu tử, tử thảo, thăng ma, 4g chích cam thảo. Sắc thành từng thang, mỗi ngày uống 1 lần.
  • Thể phong huyết táo: Bệnh thường khởi phát trong nhiều năm, tổn thương da ít hơn so với thể phong nhiệt, ngứa ngáy nhẹ, khô da mặt, rêu lưỡi hơi vàng. Bài thuốc trị vảy nến thể phong huyết táo gồm các vị hà thủ ô, sinh địa, huyền sâm, kim ngân hoa, vừng đen và ké đầu ngựa mỗi vị 12 gam. Sắc thuốc thành 3 lần uống trong ngày.
  • Thể thấp nhiệt: Bệnh đặc trưng bởi các vết tổn thương tập trung ở bầu ngực, khuỷu tay, mắt, bộ phận sinh dục,... liên kết thành mảng lớn. Đôi khi rỉ dịch màu trắng đụ gây  ngứa nhẹ, cơ thể mệt mỏi và sốt. Bài thuốc trị thể thấp nhiệt bao gồm 15g thảo hà sa, và thổ phục linh, 12g đan bì, 10g trách tả và bắc đậu căn, 6g khổ sâm, phục linh, xương truật, hoàng cầm, long đờm thảo. Mỗi ngày một bài thuốc uống trong ngày.
  • Thể phong hàn: Bệnh khởi phát do nhiễm lạnh, xuất hiện chủ yếu vào mùa thu và đông. Khi mắc thể bệnh này, da người bệnh sẽ có vết chấm tròn như đồng tiền, màu hồng, chứa mụn chứa dịch dễ vỡ, vùng lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi có màu trắng. Bài thuốc chữa vảy nến thể phong hàn gồm 12g quy đầu, bạch thược, sinh địa, sa sâm, ma hoàng và 15g quế chi. Đem sắc mỗi ngày một thang thuốc, uống đến khi thuyên giảm bệnh.

Lưu ý khi điều trị và phòng tránh bệnh vảy nến ở chân

Vảy nến ở chân là bệnh lý dễ tái phát và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc. Do đó để bệnh sớm thuyên giảm, tránh tình trạng tái phát nhiều lần, các bạn cần:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa ở vùng da đang bị tổn thương.
  • Nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn và liều lượng được bác sĩ có chuyên môn kê đơn, không tăng liều hay tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. 
  • Cần ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để giúp da tái tạo tốt. 
  • Trong trường hợp thấy da xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và tiến hành thăm khám để tránh nguy cơ lan rộng hoặc dẫn tới biến chứng khó lường khác.

Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến vảy nến ở chân và tay mà Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 muốn gửi đến độc giả. Tuy được xếp vào loại bệnh không gây nguy hiểm, nhưng bạn nên chủ động điều trị sớm để tránh những chuyển biến phức tạp của bệnh.

Câu hỏi thường gặp
  • Vảy nến thường không gây ngứa trong hầu hết các trường hợp.
  • Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác ngứa, châm chích, hoặc bỏng rát.
  • Mức độ ngứa có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Các yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, hoặc kích ứng da có thể làm tăng cảm giác ngứa.
  • Điều trị vảy nến có thể giúp kiểm soát ngứa và các triệu chứng khác.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa do vảy nến, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Bệnh vảy nến, một căn bệnh mãn tính về da, không thể tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, kéo dài thời gian thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • Không thể tự khỏi: Vảy nến là bệnh tự miễn, không có cách chữa trị dứt điểm.
  • Kiểm soát triệu chứng: Điều trị giúp giảm viêm, ngứa, bong tróc da, cải thiện ngoại hình.
  • Thuyên giảm kéo dài: Tuân thủ điều trị và lối sống lành mạnh giúp giảm tần suất bùng phát.
  • Tìm hiểu thông tin chính xác: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Đừng để vảy nến ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy tìm hiểu và chủ động kiểm soát bệnh ngay hôm nay!


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan