Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh lý về da liễu thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh không ảnh hưởng trực đến tính mạng nhưng các triệu chứng như ngứa, sưng phù, mẩn đỏ sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa là gì?
Mề đay mẩn ngứa là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc phải các dị nguyên sản sinh ra các histamin, kết hợp với các chất nằm bên dưới da làm phá vỡ liên kết mạch máu, khiến da bị sưng viêm và nổi mẩn đỏ. Đồng thời, các histamin này còn kích thích lên các dây thần kinh khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Tình trạng này thường xuất hiện ở một vùng da sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn thân.
Nổi mề đay có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh không có khả năng lây nhiễm sang người khác, tuy nhiên chúng có thể tái phát nhiều lần nếu không có các biện pháp điều trị và phòng tránh hợp lý. Thông thường, mề đay được chia thành 2 dạng khác nhau tùy thuộc vào mức độ kéo dài của bệnh theo thời gian:
- Mề đay cấp tính: Mề đay xuất hiện một cách đột ngột và biến mất sau thời gian ngắn.
- Mề đay mãn tính: Mề đay cấp tính nếu xuất hiện liên tục và nhiều lần sẽ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài trên 6 tuần và gây khó khăn hơn cho việc điều trị.
Nổi mề đay mẩn ngứa là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh sẽ khiến bạn cảm thấy rất ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu người bệnh không tiến hành điều trị, chăm sóc da đúng cách cũng có thể khiến da bị nhiễm trùng và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, suy nhược cơ thể, phù mạch,...
Các triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa
Thông thường, các biểu hiện của bệnh mề đay sẽ xuất hiện vài ngày hoặc kéo dài cho đến cả tuần. Tùy thuộc vào cơ địa, nguyên nhân và mức độ tiến triển của bệnh mà các triệu chứng biểu hiện trên da sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nổi mề đay mẩn ngứa bạn cần phải lưu ý:
- Ngứa ngáy ngoài da: Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh sẽ gặp phải sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Lúc này vùng da bị tổn thương sẽ có triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu. Nếu bạn dùng tay cào gãi sẽ khiến da bị tổn thương gây trầy xước, bong tróc, chảy máu,...
- Nổi mẩn đỏ phát ban: Trên da người bệnh sẽ xuất hiện các mẩn đỏ không đều màu, chúng thường phát triển thành từng vùng nhỏ sau đó lan rộng khắp nơi trên cơ thể người bệnh.
- Nổi mụn nước: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh nổi mề đay, lúc này trên da người bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước li ti rất dễ vỡ và lan rộng sang các vùng da xung quanh.
- Các triệu chứng khác: Ở những trường hợp mề đay chuyển biến nặng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như khó thở kéo theo trụy tim, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng và hoại tử da,...
Nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa
Chuyên gia cho biết, hiện nay y học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra khi gặp phải tác động của một số yếu tố sau đây:
- Do thời tiết: Thời tiết có sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn đỏ. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến vào các thời điểm giao mùa trong năm.
- Dị ứng thực phẩm: Nổi mề đay có thể xuất hiện khi bạn ăn phải một số loại thực phẩm có chứa các protein lạ dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng,...
- Dị ứng thuốc: Sử dụng các loại thuốc Tây điều trị bệnh cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng và nổi mề đay. Một số nhóm thuốc dễ gây dị ứng có thể kể đến như kháng sinh nhóm beta lactam, các loại vacxin, thuốc chống viêm aspirin,...
- Dị ứng hóa chất: Những người có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với hóa chất bên trong nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa,... cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng và nổi mề đay mẩn ngứa trên da.
- Di truyền: Nổi mề đay do di truyền qua gen là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay rất hiếm gặp, ở những trường này bệnh sẽ rất khó có thể điều trị dứt điểm.
- Mắc các bệnh lý: Mắc các bệnh lý về gan, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận mãn tính, lupus ban đỏ,.... cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trên da thường gặp.
- Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân được kể ở trên thì tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa cũng có thể xảy ra do nhiễm khuẩn, nội tiết tố thay đổi, stress kéo dài, côn trùng cắn,...
Nổi mẩn ngứa mề đay có nguy hiểm không? Biến chứng
Phần lớn các trường hợp nổi mề đay cấp tính không gây nguy hiểm đến tính mạng, các triệu chứng thường tự khỏi trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, mề đay mãn tính (kéo dài trên 6 tuần) có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do ngứa ngáy dai dẳng, gây mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và học tập.
- Phù mạch: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của mề đay, xảy ra khi tình trạng phù nề lan rộng đến các mô sâu hơn, đặc biệt là ở vùng mặt, môi, lưỡi, cổ họng. Phù mạch ở đường hô hấp có thể gây khó thở, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
- Sốc phản vệ: Là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể xảy ra đồng thời với mề đay. Biểu hiện bằng các triệu chứng như khó thở, tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nôn, thậm chí bất tỉnh. Biến chứng này cần được cấp cứu ngay lập tức.
- Nhiễm trùng da: Các vết mẩn ngứa do mề đay có thể bị trầy xước do gãi ngứa, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Tăng sắc tố da: Sau khi các nốt mẩn mề đay biến mất, có thể để lại các vết thâm, nám trên da.
- Chàm hóa: Mề đay mạn tính có thể làm da trở nên khô, dày và nứt nẻ, dẫn đến tình trạng chàm hóa.
- Ảnh hưởng tâm lý: Mề đay mạn tính gây ngứa ngáy khó chịu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, gây căng thẳng, mất ngủ, lo âu, trầm cảm.
Cách chẩn đoán bệnh chính xác
Khai thác tiền sử bệnh và khám lâm sàng
- Thời gian xuất hiện: Khi nào các triệu chứng bắt đầu, tần suất xuất hiện và thời gian kéo dài của mỗi đợt.
- Các yếu tố khởi phát: Bất kỳ tác nhân nào có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng mề đay, như thực phẩm, thuốc, côn trùng cắn, tiếp xúc với hóa chất, thời tiết, căng thẳng,...
- Các triệu chứng kèm theo: Như sốt, đau khớp, khó thở, sưng môi hoặc lưỡi.
- Tiền sử dị ứng: Tiền sử bản thân hoặc gia đình có mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,...
Sau khi khai thác tiền sử bệnh lý, ác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để đánh giá các tổn thương trên da:
- Đặc điểm tổn thương: Kích thước, hình dạng, màu sắc, vị trí phân bố của các nốt mẩn ngứa.
- Dấu hiệu Darier: Xuất hiện vết sần phù nề khi chà xát lên vùng da bị tổn thương.
Xét nghiệm bổ sung
- Xét nghiệm máu: Đánh giá số lượng bạch cầu ái toan, IgE toàn phần hoặc IgE đặc hiệu với các dị nguyên nghi ngờ.
- Test lẩy da: Xác định dị ứng với các tác nhân cụ thể như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật,...
- Sinh thiết da: Trong trường hợp mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân, sinh thiết da có thể giúp chẩn đoán loại trừ các bệnh lý khác.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
- Người có tiền sử dị ứng: Đã từng bị dị ứng với thức ăn, thuốc, phấn hoa, côn trùng đốt, hóa chất...
- Người có cơ địa dị ứng: Hệ miễn dịch dễ bị kích thích và gây ra các phản ứng dị ứng như mề đay, hen suyễn, viêm mũi dị ứng...
- Trẻ em: Làn da mỏng manh, dễ bị kích ứng và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
- Phụ nữ mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ.
- Người có bệnh lý mãn tính: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm gan, nhiễm ký sinh trùng...
- Người tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây dị ứng: Bụi bẩn, hóa chất, động vật, thực phẩm dễ gây dị ứng...
- Người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Stress, thiếu ngủ, ăn uống không điều độ, lạm dụng rượu bia...
Biện pháp phòng tránh nổi mề đay mẩn ngứa
Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà người bệnh cần phải lưu ý:
- Có các biện pháp bảo vệ cơ thể vào thời điểm giao mùa, tránh tình trạng cơ thể bị kích ứng do nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa.
- Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc Tây điều trị bệnh để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Hạn chế sử dụng các loại thuốc dễ gây ra phản ứng nổi mề đay mẩn ngứa như thuốc ức chế men chuyển, aspirin, morphine, NSAIDs,...
- Khi bị nổi mề đay tuyệt đối không được dùng tay cào gãi và chà xát lên da. Điều này sẽ khiến da bị tổn thương, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong thông qua vết thương hở gây nhiễm trùng.
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, làm bằng chất liệu cotton có độ thấm hút tốt. Không nên sử dụng quần áo bó sát, quần áo được làm từ len sợi tổng hợp dễ gây kích ứng đến da.
- Không nên tắm nước nóng khiến cho da bị khô, gây ngứa ngáy nhiều hơn. Nên có các biện pháp bảo vệ da khi đi ra ngoài, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Lựa chọn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, tránh tình trạng da bị kích ứng với thành phần bên trong mỹ phẩm gây kích ứng, nổi mề đay.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ chăn mền, chiếu gối để loại bỏ các tác nhân gây hại tồn tại trong môi trường sống. Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế để da tiếp xúc với các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như khói bụi, phấn hoa,...
- Bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Hạn chế sử các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa,... Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà xanh.
- Xây dựng lối sống khoa học, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, có sức chống lại bệnh tật.
Khi nào người bệnh cần thăm khám chuyên khoa?
- Triệu chứng kéo dài: Nếu tình trạng kéo dài hơn 6 tuần, không đáp ứng với điều trị tại nhà hoặc tái phát thường xuyên.
- Triệu chứng nặng: Sưng phù mặt, môi, lưỡi, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tụt huyết áp.
- Triệu chứng đi kèm: Sốt cao, đau khớp, viêm họng, viêm kết mạc.
- Tiền sử dị ứng: Nếu mề đay xuất hiện sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng đã biết.
- Mang thai hoặc cho con bú: Cần thận trọng trong việc dùng thuốc.
Cách điều trị mề đay mẩn ngứa
Thực tế, nếu được chăm sóc tốt, có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, bệnh mề đay có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, với những người có đề kháng yếu, bệnh dễ dàng chuyển thành mãn tính với những triệu chứng đặc thù, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lúc này bắt buộc người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khăm kịp thời.
Dưới đây là cách điều trị bệnh chi tiết tùy theo tình trạng.
Điều trị bằng Tây y
Sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay mẩn ngứa sẽ có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra. Tùy thuộc vào từng trường hợp và mức độ bệnh trạng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau. Các loại thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị mề đay mẩn ngứa là:
- Thuốc kháng Histamin: Cetirizin, Loratadine, Fexofenadine,....
- Thuốc kháng sinh: Azithromycin thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp nổi mề đay mẩn đỏ do nhiễm khuẩn.
- Thuốc chứa Corticoid: Triamcinolone, Betamethasone, Hydrocortisone, Fluocinolone…
- Thuốc ức chế miễn dịch, thay huyết tương
- Thuốc bôi: Thuốc giảm ngứa tại chỗ, thuốc bôi có chứa Histamin hoặc Corticosteroid.
- Các loại thuốc khác như: Colchicine, Dapson, Epinephrine,...
Mặc dù mang đến hiệu quả tức thì trong việc kiểm soát triệu chứng bệnh nhưng các loại thuốc tân dược vẫn có nguy cơ gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn như đau dạ dày, buồn nôn, mệt mỏi... Do đó, người bệnh cần lưu ý tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn sử dụng của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc Tây y.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Với bệnh lý liên quan đến phản ứng dị ứng như mề đay mẩn ngứa, thuốc Tây y hay mẹo dân gian chỉ có hiệu quả làm giảm triệu chứng. Bởi vậy, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát bất cứ lúc nào. Để giải quyết triệt để mề đay mẩn ngứa, nguyên tắc điều trị bền vững phải kết hợp giải dị ứng và cải thiện cơ địa, nâng cao hệ miễn dịch, làm cho hệ miễn dịch khỏe mạnh và hoạt động đúng cách.
Đông y là giải pháp giải quyết toàn diện các mặt này. Vì vậy, ngày càng có nhiều người tìm đến đông y để điều trị mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên, thị trường thuốc đông y cũng có nhiều sản phẩm chỉ làm giảm triệu chứng, người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và phân biệt với các sản phẩm đặc trị.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Ở những trường hợp nổi mề đay cấp tính bạn có thể dùng các mẹo dân gian để điều trị bệnh. Phương pháp này có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng ngứa ngáy giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Chữa mề đay bằng lá khế
- Lấy một nắm lá khế đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá.
- Cho lá vào nồi đun với lượng nước vừa phải trong khoảng 20 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu pha cùng với một ít nước lạnh cho nguội bớt rồi sử dụng để tắm.
- Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Chữa mề đay bằng rau kinh giới
- Lấy 1 nắm lá rau kinh giới đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để sát khuẩn.
- Sau 15 phút vớt lá ra để cho ráo nước rồi vò nát để bôi lên vùng da bị mề đay sau khi được vệ sinh sạch sẽ.
- Áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày, tình trạng ngứa ngáy do bệnh gây ra sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Chữa mề đay bằng củ gừng
- Gừng tươi đem rửa với nước để làm sạch đất cát bám bên ngoài, sau đó để cho ráo nước rồi dùng dao thái sợi.
- Cho giấm, đường phèn, gừng vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ.
- Bắc nồi lên bếp đun đến khi cạn còn khoảng 1/2 lượng nước ban đầu thì tắt bếp.
- Đổ lượng nước thu được ra bát và sử dụng khi còn ấm để mang lại hiệu quả điều trị.
Các mẹo dân gian điều trị mề đay ở trên mang lại hiệu quả rất chậm, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, hiệu quả mà phương pháp này mang lại hiện vẫn chưa được khoa học kiểm chứng, vì vậy bạn cần phải cẩn thận khi thực hiện.
Trên đây là các thông tin về tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có các biện pháp phòng tránh hợp lý, hạn chế bệnh tái phát nhiều chuyển biến sang giai đoạn mãn tính khó điều trị.