Trị lang ben bằng thuốc Nizoral là phương pháp điều trị phổ biến, thường được chỉ định cho nhiều bệnh nhân có trường hợp bệnh ngoài da khác nhau. Vậy, thuốc dùng ra sao, công dụng, liều lượng, giá bán bao nhiêu,…? Tất cả thông tin chi tiết sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thuốc Nizoral là thuốc gì?

Thuốc Nizoral là một loại kem bôi chuyên trị các trường hợp viêm nhiễm da do nấm men như viêm da, lang ben, và nhiều bệnh khác. Bác sĩ thường chỉ định Nizoral để điều trị lang ben vì hiệu quả cao trong việc giảm triệu chứng bệnh.

tri-lang-ben-bang-thuoc-Nizoral-anh1
Trị lang ben bằng thuốc Tây Nizoral hiệu quả

Nizoral có dạng tuýp kem bôi, với khối lượng 5g hoặc 10g. Thành phần chính của thuốc là Ketoconazole (20mg/g). Ketoconazole thuộc nhóm kháng nấm phổ rộng, giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm gây bệnh ngoài da và nấm nội tạng, đồng thời kìm hãm một số vi khuẩn gram dương.

Cơ chế hoạt động của Ketoconazole là ngăn chặn tổng hợp ergosterol và lipid của màng tế bào nấm, từ đó làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, ức chế và tiêu diệt nấm men. Ở liều thấp, Ketoconazole có tác dụng kìm hãm nấm, còn ở liều cao, nó có thể tiêu diệt vi nấm hiệu quả.

Bệnh nhân mắc các trường hợp sau đây sẽ được chỉ định thuốc Nizoral:

  • Nhiễm nấm da đầu, chân tóc
  • Nấm toàn thân và các bệnh da như lang ben, hắc lào
  • Nấm ở vùng bẹn, nách, bộ phận sinh dục
  • Nhiễm nấm Candida quanh móng, âm đạo và nội tạng
  • Phát ban da diện rộng
  • Nấm chân (Athlete’s foot)
  • Nấm đùi (Jock Itch)
  • Phòng ngừa viêm da tiết bã nhờn do vi nấm Malassezia Furfur

Trị lang ben bằng thuốc Nizoral mang đến hiệu quả gì?

Hiệu quả điều trị lang ben bằng Nizoral khác nhau ở mỗi người. Thường sau 2-3 tuần sử dụng, các triệu chứng bệnh sẽ giảm đáng kể, vùng viêm nhiễm và ngứa sẽ thu hẹp và ngứa cũng giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân. Để đảm bảo thuốc nhanh chóng đạt hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ liều dùng theo chỉ định trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ định của bác sĩ điều trị.

Nếu sau 4 tuần sử dụng vẫn không thấy bệnh thuyên giảm, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ da liễu. Căn cứ vào tình trạng bệnh ngoài da, bác sĩ có thể thay đổi thuốc, điều chỉnh liều lượng để cho hiệu quả tốt nhất. 

Người bệnh cũng cần lưu ý, Nizoral là thuốc sử dụng ngoài da nên có thể gây dị ứng nếu cơ thể mẫn cảm với thành phần của thuốc. Khi sử dụng, nếu xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát trên da, cần ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.

Cách dùng, liều lượng thuốc c trị bệnh lang ben

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân mà có liều lượng sử dụng cụ thể. Tốt nhất, người bệnh nên đi khám trước khi quyết định sử dụng thuốc để được hướng dẫn sử dụng đúng cách. 

Với người lớn:

  • Điều trị lang ben và hắc lào: Thoa thuốc lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày một lần, liên tục trong 2-3 tuần.
  • Viêm nhiễm quanh móng: Thoa thuốc lên vùng da quanh móng hai lần mỗi ngày trong vòng một tuần.
  • Nhiễm trùng nấm khác: Thoa thuốc lên khu vực bị tổn thương từ một đến hai lần mỗi ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng. Sử dụng liên tục từ 2-4 tuần, có thể kéo dài đến 6 tuần nếu tình trạng bệnh nặng.
Thoa thuốc lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày
Thoa thuốc lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày

Với trẻ nhỏ:

Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám khi có hiện tượng bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng thuốc Nizoral để trị lang ben và các bệnh ngoài da khác. Cách sử dụng như sau:

  1. Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương bằng khăn ấm hoặc nước muối sinh lý, sau đó thấm khô nhẹ nhàng.
  2. Lấy một lượng thuốc vừa phải, thoa một lớp mỏng lên bề mặt vết lang ben.
  3. Xoa nhẹ nhàng khoảng 2-3 phút để thuốc thẩm thấu vào da.
  4. Để thuốc khô tự nhiên, tránh chạm vào vùng da đã thoa thuốc.
  5. Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi bôi thuốc, trừ khi tay là vùng cần điều trị.
  6. Khu vực bôi thuốc sẽ không che đậy hoặc băng bó trừ khi có chỉ dẫn riêng từ bác sĩ. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng tùy theo mức độ bệnh.

Lưu ý:

  • Vùng mắt, mũi, miệng, bên trong âm đạo hoặc đầu dương vật cần tránh bôi thuốc lên
  • Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm.
  • Thời gian sử dụng thuốc Nizoral tối đa là 6 tháng. Nếu không hiệu quả, liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Cần lưu ý gì khi trị lang ben bằng thuốc Nizoral?

Trong quá trình sử dụng thuốc Nizoral trị các bệnh ngoài da, người bệnh cần lưu ý một vài điều sau: 

Tác dụng phụ của thuốc

Mặc dù Nizoral có nhiều tác dụng trong điều trị lang ben và các bệnh ngoài da, tuy nhiên cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Cảm giác nóng rát ngoài da, có hiện tượng như bỏng nhẹ
  • Xuất hiện mụn trứng cá tại nơi bôi thuốc
  • Nổi mề đay
  • Khô da, nứt nẻ ngoài da
  • Nếu sử dụng Nizoral điều trị các tình trạng viêm quanh móng, có thể gặp hiện tượng đổi màu móng
  • Phát ban đỏ hoặc tím, nếu nặng có thể bị kèm theo các vết phồng rộp, bỏng rát
  • Cảm thấy nhức đầu hoặc đau ngực đôi khi là chóng mặt, khó thở
tri-lang-ben-bang-thuoc-Nizoral-anh5
Có thể gặp tác dụng phụ đau ngực khi trị bệnh bằng thuốc này
  • Cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy đôi khi là đau dạ dày, chán ăn
  • Sưng hoặc đau tuyến vú
  • Mất hứng thú và bất lực trong tình dục

Ngoài ra, với một số tác dụng phụ nhẹ khác có thể giảm hẳn sau vài ngày dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu gặp các tình trạng khó thở, chóng mặt, buồn nôn, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. 

Tương tác thuốc

Nizoral là thuốc trị lang ben được bán theo đơn của bác sĩ, do đó người bệnh không được tự ý mua thuốc sử dụng. 

Người bệnh cần báo với bác sĩ toàn bộ những thuốc đang sử dụng trong thời điểm đó. Danh sách này bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng và một số thuốc khác để tránh sự tương tác thuốc

Một số tương tác cần lưu ý khi trị lang ben bằng thuốc Nizoral như sau:

  • Tương tác với nhóm thuốc bệnh dạ dày (giảm acid dạ dày): Nexium; Protonix; Zantac;…
  • Thuốc Nizoral có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, do đó có thể tác động tiêu cực với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc trị hen suyễn, tim mạch, huyết áp cao, thuốc hướng tâm thần,…
  • Một số vitamin, thuốc bổ, thực phẩm chức năng cũng có thể tương tác cản trở với Nizoral khi sử dụng song song

Thận trọng khi dùng thuốc

Trước khi sử dụng, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu bản thân có tiền sử mắc bệnh dị ứng, hoặc dị ứng với Ketoconazole và các loại thuốc kháng nấm khác như Econazole; Miconazole; Clotrimazole;…

Với phụ nữ có thai và cho con bú, người mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Không nên sử dụng Nizoral trị lang ben cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong trường hợp thật sự cần thiết, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn và sử dụng thuốc theo liều lượng hợp lý. 

Các đối tượng có bệnh lý về gan hoặc tiền sử bệnh gan cũng không nên sử dụng loại thuốc này tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Không sử dụng thuốc dư thừa của người khác dù có triệu chứng giống nhau.

Sau khi sử dụng, cần nắp kín tuýp thuốc, để ở nơi khô ráo, thoáng mát (độ ẩm dưới 70%). Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ, không vứt thuốc dư thừa xuống bồn cầu, cống thoát nước. Xử lý thuốc hết hạn, vỏ thuốc theo quy định của nhà sản xuất ghi trên hướng dẫn sử dụng.

Thuốc trị lang ben Nizoral mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc trị lang ben Nizoral là nhóm thuốc kê đơn, có thể tìm thấy ở mọi nhà thuốc. Thuốc được phân phối chính thức bởi Công ty Dược phẩm Olic (Thailand)., Ltd – Thái Lan.

Giá của mỗi tuýp thuốc 5g, 10g dao động tùy thuộc địa điểm bán hàng. Trung bình, người bệnh có thể mua một tuýp 5g với giá 19.000 đồng và một tuýp 10g với giá 29.000 đồng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng, người bệnh nên tới những nhà thuốc đạt chuẩn GPP để mua thuốc và được hướng dẫn sử dụng từ nhân viên tư vấn.

Trên đây là một số thông tin về cách trị lang ben bằng thuốc Nizoral. Người bệnh cần lưu ý đi khám trước khi sử dụng để được bác sĩ hướng dẫn và chỉ định liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh. Kết hợp với việc dùng thuốc, người bệnh cần giữ vệ sinh cơ thể và duy trì chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý

Câu hỏi thường gặp

Lang ben (nấm da) hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Phương pháp điều trị: Sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thời gian điều trị: Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và đáp ứng của từng người, thường từ vài tuần đến vài tháng.
  • Lưu ý:
    • Lang ben có thể tái phát, cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt và tránh các yếu tố nguy cơ.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Đừng để lang ben làm ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Hãy chủ động điều trị để lấy lại làn da khỏe mạnh!

  • Thông thường, không hoặc ngứa ít: Lang ben thường không gây ngứa hoặc chỉ ngứa nhẹ.
  • Ngứa tăng khi đổ mồ hôi, ra nắng: Khi cơ thể nóng lên, đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc ánh nắng, cảm giác ngứa có thể tăng lên, gây khó chịu.
  • Một số trường hợp ngứa nhiều: Tùy cơ địa, một số người có thể gặp ngứa nhiều hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Lang ben có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo.
  • Môi trường nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Để phòng tránh lây lan lang ben, hãy giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân, và giữ cho da khô thoáng. Nếu nghi ngờ bị lang ben, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Tự khỏi là có thể: Trong một số trường hợp, lang ben có thể tự khỏi mà không cần điều trị, đặc biệt là khi tổn thương còn nhỏ và mới xuất hiện.
  • Tuy nhiên, đa số cần điều trị: Hầu hết các trường hợp lang ben cần sự can thiệp của thuốc để kiểm soát nấm và ngăn ngừa tái phát.
  • Nguy cơ tái phát cao: Ngay cả khi tự khỏi hoặc điều trị thành công, lang ben vẫn có thể tái phát do nấm vẫn tồn tại trên da.

Lời khuyên: Đừng chủ quan với lang ben! Hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng và tái phát.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan