
Viêm da tiếp xúc ánh sáng là một bệnh da liễu phổ biến, xảy ra khi da bị kích ứng hoặc phản ứng do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn sáng nhân tạo. Bệnh có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị phù hợp.
Viêm da tiếp xúc ánh sáng là gì?
Viêm da tiếp xúc ánh sáng là tình trạng viêm da, xảy ra khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là tia cực tím (UV) hoặc ánh sáng nhân tạo. Viêm da tiếp xúc thường xuất hiện ở các khu vực phơi bày nhiều dưới ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, cổ, tay và chân.

Các triệu chứng thường xảy ra khi da tiếp xúc với ánh sáng sau khi tiếp xúc với một số chất hóa học cụ thể. Các hóa chất này thường có trong mỹ phẩm, thuốc, thậm chí là một số loại thực vật, thực phẩm.
Theo thống kê, tình trạng viêm da này chiếm 2 – 8% trong quần thể, phân bố đều ở cả nam và nữ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tăng sắc tố sau viêm, bội nhiễm hoặc phát triển thành mãn tính. Nếu nghi ngờ bị viêm da tiếp xúc do ánh nắng, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc do ánh sáng
Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng thường biểu hiện rõ sau khi da tiếp xúc với ánh sáng trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm:
- Đỏ da: Vùng da tiếp xúc trở nên đỏ ửng, ngứa ngáy hoặc rát.
- Nổi mẩn: Xuất hiện các mảng da nhỏ bị viêm, có thể nổi mụn nước.
- Khô da và bong tróc: Da trở nên khô rát, sần sùi và có xu hướng bong tróc sau một thời gian tiếp xúc.
- Sạm da: Vùng da tổn thương có thể để lại dấu vết sạm màu, khó phục hồi hoàn toàn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da ánh sáng
Viêm da tiếp xúc với ánh sáng (PCD) là phản ứng viêm da do tia cực tím hoặc ánh sáng khả kiến tương tác với chất nhạy cảm ánh sáng, bôi tại chỗ hoặc dùng toàn thân.
Có hai loại viêm da tiếp xúc ánh nắng là viêm da tiếp xúc nhiễm độc với ánh sáng (PTCD), hay viêm da tiếp xúc kích ứng với ánh sáng và viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng (PACD).

Tùy thuộc vào loại viêm da, các nguyên nhân có thể bao gồm:
- Chất cảm quang: Đây là những chất có khả năng hấp thụ ánh sáng và gây ra phản ứng viêm da khi kết hợp với tia UV. Một số chất cảm quang phổ biến bao gồm:
- Thành phần trong mỹ phẩm, chẳng hạn như nước hoa, kem chống nắng, một số loại tinh dầu…
- Thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm không steroid…
- Thực phẩm như các loại quả họ cam quýt, cần tây, rau mùi…
- Chất trong thực vật, điển hình là furocoumarin thường có trong rau mùi, quả họ cam quýt…
- Tia cực tím (UV): Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời hoặc từ các nguồn ánh sáng nhân tạo (như đèn halogen, đèn UV) có thể kích hoạt phản ứng viêm da khi kết hợp với chất cảm quang, dẫn đến viêm nhiễm.
- Yếu tố di truyền: Những người có da nhạy cảm hoặc tiền sử gia đình mắc các bệnh về da có khả năng mắc viêm da tiếp xúc ánh nắng cao hơn.
Cơ chế gây bệnh:
- Tiếp xúc với chất cảm quang: Da tiếp xúc với chất cảm quang từ mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm hoặc các loại cây.
- Tiếp xúc với ánh sáng: Khi phần da có chất cảm quang tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là tia UVA, chất cảm quang sẽ bị kích hoạt và gây ra phản ứng viêm.
Các yếu tố nguy cơ:
- Sử dụng mỹ phẩm: Đặc biệt là những loại mỹ phẩm có chứa chất bảo quản, hương liệu.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng.
- Tiếp xúc với thực phẩm: Ăn các loại thực phẩm chứa chất cảm quang.
- Làm vườn: Tiếp xúc với nhựa cây, đặc biệt là các loại cây như rau mùi, cần tây.
Viêm da tiếp xúc do ánh sáng có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, viêm da tiếp xúc ánh sáng không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh có thể gây khó chịu, đỏ, sưng, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nếu không được điều trị, tình trạng viêm có thể kéo dài và dẫn đến nhiều rủi ro, chẳng hạn như:
- Tăng sắc tố da: Da có thể trở nên sậm màu hơn ở vùng bị viêm, để lại vết thâm kéo dài sau khi tổn thương đã lành.
- Sẹo: Trong các trường hợp nặng, viêm có thể dẫn đến việc hình thành sẹo.
- Nhiễm trùng: Nếu da bị tổn thương, chẳng hạn như nứt nẻ, gãi hoặc vỡ mụn nước, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Viêm da mạn tính: Tiếp xúc liên tục với chất nhạy cảm ánh sáng mà không điều trị có thể dẫn đến viêm da mạn tính, khiến da trở nên khô, dày hơn và dễ tổn thương.
- Tăng nhạy cảm với ánh sáng: Vùng da bị tổn thương có thể trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng sau các đợt viêm, khiến người bệnh dễ bị tái phát khi tiếp xúc với ánh sáng.
- Ảnh hưởng tâm lý: Tình trạng viêm da có thể ảnh hưởng đến ngoại hình, gây khó chịu, căng thẳng, lo âu, thậm chí là ảnh hưởng đến tâm lý của một số người bệnh.
Trong một số trường hợp hiếm, nếu viêm da tiếp xúc xảy ra do sử dụng thuốc hoặc chất nhạy cảm ánh sáng, tình trạng này có thể là biểu hiện của phản ứng nghiêm trọng hơn cần chăm sóc y tế. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời là quan trọng.
Tham khảo thêm: Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Hướng Điều Trị
Chẩn đoán viêm da tiếp xúc ánh sáng như thế nào?
Viêm da tiếp xúc do ánh nắng là một tình trạng phức tạp và việc chẩn đoán chính xác đòi hỏi sự kết hợp giữa việc kiểm tra lâm sàng và các xét nghiệm chuyên biệt.
Chẩn đoán bao gồm:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra triệu chứng trên da (mẩn đỏ, phát ban, sưng, ngứa) và tiền sử tiếp xúc với ánh sáng, mỹ phẩm, thuốc. Điều này giúp xác định nguyên nhân và loại trừ bệnh lý khác.
- Xét nghiệm patch test: Đây là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng. Bác sĩ sẽ dán các miếng vá chứa các chất nghi ngờ gây dị ứng lên da. Sau một thời gian, các miếng vá sẽ được gỡ bỏ và bác sĩ sẽ kiểm tra xem có phản ứng nào xảy ra trên da hay không.
- Xét nghiệm máu: Có thể thực hiện một số xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự.
- Sinh thiết da: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ da để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Việc chẩn đoán chính xác viêm da tiếp xúc do ánh sáng là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, bạn nên đến khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Biện pháp điều trị viêm da tiếp xúc do ánh sáng
Các biện pháp điều trị viêm da tiếp xúc ánh nắng nhằm mục đích giảm viêm, ngứa da và ngăn ngừa các tổn thương thêm. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.
1. Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh
Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ưngs là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa phản ứng viêm da và duy trì sức khỏe cho làn da.
- Ánh nắng: Đây là biện pháp quan trọng nhất để kiểm soát các triệu chứng viêm da ánh nắng. Người bệnh nên hạn chế ra ngoài vào những giờ cao điểm của nắng, đặc biệt là từ 10h sáng đến 4h chiều.
- Chất gây dị ứng: Tránh tiếp xúc với các chất đã xác định gây dị ứng cho da như mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm, các loại thực vật có nguy cơ dị ứng cao.
- Yếu tố gây kích ứng: Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như nhiệt độ cao, nước nóng, hoặc các chất có mùi mạnh có thể gây khó chịu cho da. Nếu có thể, hạn chế tắm nước nóng và thay vào đó là tắm bằng nước ấm.
2. Sử dụng thuốc
Nếu các triệu chứng viêm da nghiêm trọng, có nguy cơ biến chứng cao hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi hoặc thuốc uống để giảm viêm, ngứa và làm dịu làn da.

Sản phẩm bôi thường được sử dụng bao gồm:
- Kem corticosteroid: Loại kem này rất hiệu quả trong việc giảm viêm, ngứa và sưng tấy ở vùng da bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể chỉ định kem corticosteroid với nồng độ phù hợp để giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Thuốc kháng histamine: Những loại thuốc này giúp giảm cảm giác ngứa, một triệu chứng phổ biến của viêm da tiếp xúc do ánh sáng. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamine, chất hóa học gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể.
- Kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp có tác dụng giữ ẩm cho làn da, tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên và giảm thiểu nguy cơ tái phát triệu chứng.
Thuốc điều trị toàn thân:
- Thuốc kháng histamine uống: Loại thuốc này giúp giảm ngứa toàn thân hiệu quả, mang lại sự thoải mái cho người bệnh và giúp ngăn chặn các phản ứng dị ứng.
- Corticosteroid uống: Trong trường hợp viêm da tiếp xúc do ánh sáng nặng, bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid dạng uống để kiểm soát viêm và giảm triệu chứng một cách nhanh chóng.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Những loại thuốc này được chỉ định cho trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Thuốc hoạt động bằng cách điều chỉnh phản ứng miễn dịch của cơ thể, giảm mức độ viêm và tổn thương da.
3. Chăm sóc tại nhà
Có một số biện pháp điều trị tại nhà, giúp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng viêm da tiếp xúc ánh nắng cũng như ngăn ngừa tổn thương da nghiêm trọng hơn. Các biện pháp bao gồm:
- Chườm lạnh: Giúp giảm sưng và ngứa.
- Tắm nước ấm: Giúp làm dịu da, giảm ngứa và khó chịu.
- Mặc quần áo rộng rãi: Tránh ma sát vào vùng da bị tổn thương.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu omega-3 để hỗ trợ sức khỏe da.
- Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng có thể giúp nâng cao hệ thống miễn dịch và hỗ trợ nâng cao sức khỏe làn da.
- Giữ da sạch và ẩm: Sử dụng sản phẩm nhẹ nhàng và kem dưỡng ẩm hàng ngày để bảo vệ da.
Phòng ngừa viêm da tiếp xúc ánh nắng
Phòng ngừa viêm da tiếp xúc do ánh sáng là rất quan trọng để bảo vệ làn da và giảm nguy cơ tái phát. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
- Tránh ánh nắng trực tiếp: Nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, đặc biệt là từ 10h sáng đến 4h chiều khi tia UV mạnh nhất.
- Sử dụng kem chống nắng đúng cách: Chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao và thoa lại sau mỗi 2 giờ nếu tiếp xúc lâu với nắng.
- Chăm sóc da đúng cách: Dưỡng ẩm thường xuyên, tránh sử dụng các sản phẩm làm đẹp hoặc thuốc bôi ngoài da có thành phần gây kích ứng.
- Mặc quần áo bảo hộ: Khi ra ngoài, nên mặc áo dài tay, quần dài, đội mũ và đeo kính râm.
- Đọc kỹ thành phần của sản phẩm: Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, hãy đọc kỹ thành phần để tránh các chất có khả năng gây dị ứng.
Viêm da tiếp xúc ánh sáng là bệnh da phổ biến nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc da đúng cách, sử dụng kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh là các biện pháp bảo vệ da. Nếu triệu chứng kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tham khảo thêm:
- Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng Và Phương Pháp Điều Trị
- Viêm Da Tiếp Xúc Bội Nhiễm Có Nguy Hiểm Không? Cách Trị
Thanh bì Dưỡng can thang - Bài thuốc đẩy lùi viêm da tiếp xúc hiệu quả cao [100% thuốc Nam]
Nắm chắc nguyên tắc điều trị viêm da tiếp xúc trong Y học cổ truyền, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã phát triển bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.
Bài thuốc là sự giao thoa độc đáo giữa tinh hoa Y học cổ truyền và các nghiên cứu hiện đại, mang lại giải pháp điều trị viêm da toàn diện. Với phác đồ kết hợp “trong uống - ngoài bôi - ngâm rửa” Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 đánh giá cao và giới thiệu tới hàng triệu khán giả truyền hình.
Video VTV2 giới thiệu về bài thuốc:
Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp “vàng” giúp đẩy lùi viêm da tiếp xúc từ gốc, hạn chế tái phát.
Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền từ:
- Bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông.
- Cốt thuốc bí truyền của người Tày - Bắc Kạn
- Hàng chục bài thuốc cổ phương khác.
Cơ chế điều trị “Nội ẩm - Ngoại đồ” điều trị toàn diện:
Kết hợp đồng thời 3 nhóm thuốc tạo cơ chế tác động kép, điều trị cả căn nguyên và triệu chứng, bài thuốc điều trị viêm da tiếp xúc toàn diện từ trong ra ngoài. Cụ thể:
- THUỐC UỐNG: Đẩy lùi căn nguyên gây bệnh, giải độc, tiêu viêm, tăng sức đề kháng, ổn định cơ địa, chống dị ứng, hạn chế tái phát.
- THUỐC NGÂM RỬA: Vệ sinh da, sát khuẩn, rửa sạch dịch ở những vùng da bị nhiễm trùng, giảm ngứa nhanh chóng.
- THUỐC BÔI: Loại bỏ ngứa ngáy, mụn nước, bong tróc da, kháng khuẩn, tiêu viêm, phục hồi da, không để lại sẹo.
Thành phần tự nhiên, lành tính:
- Gồm hơn 30 vị thuốc Nam, điển hình như: Mò trắng, Ích nhĩ tử, Ô liên rô, Hoàng liên, Thanh bì, Bạch linh, Dạ dao đằng, Tang bạch bì,...
- 100% thảo dược sạch, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
- An toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng.
Hiệu quả cao, bền vững:
- Hầu hết bệnh nhân khỏi hẳn các triệu chứng khó chịu của bệnh sau 2-3 tháng.
- Hiệu quả duy trì bền vững, không tái phát sau nhiều năm ngưng sử dụng thuốc.
Đông đảo người dùng gửi phản hồi về kết quả điều trị viêm da tiếp xúc với bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang:
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chỉ được kê đơn bởi các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc.
Đây là đơn vị khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền uy tín, quy tụ đội ngũ bác sĩ hàng chục năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn. Trong đó có Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương - Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc.
Dựa vào tình trạng cụ thể và cơ địa của từng người, bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc sẽ điều chỉnh các thành phần bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu. Đặc biệt, trung tâm còn cung cấp dịch vụ sắc sẵn thuốc và giao tận nhà, giúp người bệnh sử dụng thuận tiện hơn.
Thông tin liên hệ:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
|
Xem thêm:
Không biết có ai từng bị viêm da tiếp xúc ánh sáng mà mỗi lần ra ngoài trời nắng là bị ngứa rát da không? Mình bị vài tháng nay mà chưa biết phải làm sao.
Trước mình bị mẩn đỏ, ngứa như điên mỗi khi ra nắng. Sau tìm hiểu thì biết do dùng mỹ phẩm có thành phần cảm quang. Từ bỏ là đỡ ngay.
Nếu ai bị viêm da kiểu này thì nên tránh tiếp xúc ánh nắng từ 10h đến 4h chiều nhé. Mình thấy dùng kem chống nắng SPF cao cũng rất cần thiết.
Mình từng nghe về bài thuốc An Bì Thang của Nhất Nam. Có ai dùng bài này cho bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng chưa, hiệu quả ra sao?
Mình coi được video nói về bài thuốc bên Nhất Nam, khá ấn tượng với cách điều trị phối hợp. Ai quan tâm có thể xem thử:
Thuốc bên Nhất Nam không chỉ bôi mà còn có uống và ngâm rửa, cơ chế tác động toàn diện. Mình đã dùng và thấy đỡ hẳn tình trạng bong tróc ngứa ngáy.
Mình từng dùng thuốc tây thời gian đầu nhưng chỉ đỡ tạm thời. Sau đó mình chuyển sang chăm da và dưỡng ẩm thường xuyên, kết hợp tránh ánh nắng thì cải thiện đáng kể.
Có ai biết cụ thể khi bị viêm da tiếp xúc ánh sáng thì nên dùng loại kem chống nắng nào không? Nên chọn vật lý hay hóa học?
Tôi thấy ngoài việc dùng thuốc, ăn uống cũng quan trọng không kém. Nên bổ sung rau xanh, trái cây nhiều để tăng sức đề kháng và làm dịu da.
Cái bệnh này tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng để lâu cũng ảnh hưởng tâm lý ghê lắm. Nhất là mấy đợt nóng oi, người cứ rát đỏ như cháy nắng.
Bạn thử bôi kem chứa thành phần corticosteroid xem, mình từng dùng thấy giảm viêm nhanh. Nhưng chỉ nên dùng ngắn hạn thôi kẻo da bị mỏng.
Mình từng chữa bằng cách đắp lá trầu không rồi tắm nước ấm, khá dịu da đấy. Không hết hẳn nhưng giảm ngứa rõ rệt.
Mọi người từng đến Nhất Nam Y Viện chữa viêm da chưa? Không biết chi phí như nào và có cần đặt lịch trước không?
Mình từng khám tại Nhất Nam Y Viện, bác sĩ soi da rồi kê thuốc uống, bôi và cả ngâm rửa Nhất Nam An Bì Thang luôn. Cảm giác được quan tâm kỹ lưỡng lắm.
Bạn nên tham khảo thêm bài viết này nè, thấy rất rõ cách điều trị Đông y cho bệnh viêm da: https://nhatnamyvien.com/nhat-nam-an-bi-thang-chua-viem-da-co-dia-57397.html
Tôi từng chữa bằng liệu pháp kết hợp dưỡng da, ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ, kết quả thấy da không còn bị phản ứng nhiều như trước.
Bạn thử tham khảo bài thuốc đông y dạng thoa ngoài và uống trong kết hợp, như mình từng dùng bên Nhất Nam Y Viện, thấy hiệu quả rõ đấy.
Nhiều người cứ nghĩ viêm da tiếp xúc ánh sáng là đơn giản nhưng để lâu có thể gây viêm da mãn tính đó, đừng chủ quan nhé.
ai bi viem da anh sang thi tranh xa my pham co chat huong lieu nhe, co the gay kich ung nang do
Mình khuyên mọi người đừng tự ý dùng thuốc bôi linh tinh, dễ làm tình trạng da tệ hơn. Nên đi khám để có hướng dẫn cụ thể.
Có ai từng bị viêm da do ánh sáng nhân tạo không? Mình làm trong studio ánh sáng đèn led suốt mà dạo này thấy da mặt nổi mẩn ngứa, khó chịu quá.
Nên đọc kỹ bảng thành phần mỹ phẩm trước khi dùng nhé. Tránh mấy chất như benzophenone hay coumarin vì dễ gây cảm quang và kích ứng da.
Nghe nói bài thuốc An Bì Thang của Nhất Nam có cả thuốc ngâm rửa lẫn thuốc uống. Không biết dùng như thế nào, có cần khám trước không?
Mình đang dùng bài thuốc đông y bên Nhất Nam. Bác sĩ khám kỹ lắm, kê liệu trình phù hợp từng giai đoạn, da mình đã không còn ngứa và khô nữa. Mn tham khảo xem
Tôi đang phân vân giữa việc dùng thuốc Đông y như An Bì Thang hay thuốc tây. Tây thì tác dụng nhanh hơn nhưng sợ da bị mỏng đi.
Đúng rồi bạn. Mình từng bôi corticoid liên tục vài tuần thì da mỏng hẳn. Sau chuyển sang dùng bài thuốc An Bì Thang thì da dẻ phục hồi, mịn màng lại.
Trước đây mình cũng bị tình trạng da đỏ, bong tróc mỗi khi nắng gắt, về sau hạn chế ra ngoài khung giờ nắng đỉnh điểm thấy đỡ nhiều lắm.
Mình có thói quen mặc áo dài tay, đội nón rộng vành, bôi kem dưỡng da trước khi ra ngoài. Kiên trì vài tháng thấy tình trạng viêm da cũng đỡ hơn rõ rệt.
Nêu ai dang bị ngứa da khi ra ngoài trời nắng thì nên thử ngâm lá khế hoặc lá trà xanh nhé, mình thử rồi thấy dịu đi đáng kể.
Ai bị viêm da tiếp xúc ánh sáng nhớ giữ da sạch và dưỡng ẩm thường xuyên. Da yếu là dễ kích ứng lắm đó.
Da minh truoc cung hay noi do, rát khi ra nắng. Bây giờ mình mang găng tay và áo khoác kín mít, thấy cải thiện đáng kể.
Một mẹo nhỏ là bạn có thể dùng nha đam tươi để làm dịu da sau khi ra nắng. Nó giúp giảm ngứa và đỏ khá nhanh.
Bệnh này tưởng đơn giản mà lại rắc rối ghê. Mình cứ thay đổi thời tiết hoặc nắng gắt là da lại phát ban. Kiểu gì cũng phải đi khám sớm.
Đang cần tìm nơi khám viêm da uy tín. Không biết Nhất Nam Y Viện làm việc có cần đặt lịch trước không hay đến khám trực tiếp cũng được?
Bạn có thể đặt lịch khám online ở đây nè, rất tiện lợi: https://trungtamdalieuvietnam.com/dat-lich-kham-online
Tôi thấy thuốc đông y của Nhất Nam khá lành, không gây tác dụng phụ như mấy loại thuốc bôi mình từng dùng. Chỉ hơi lâu thấy tác dụng thôi.
Có bác nào bị viêm da tiếp xúc ánh sáng mà hay kèm theo cảm giác châm chích da không? Em bị hoài mà chưa rõ nguyên nhân cụ thể.
Tôi từng đi soi da và được chẩn đoán là viêm da do mỹ phẩm có chất cảm quang. Từ ngày ngưng hẳn và dưỡng ẩm thì đỡ nhiều.
Cứ mỗi lần đi làm vườn là mình lại bị nổi đỏ ngứa ở cẳng tay. Đọc bài mới biết có thể là do nhựa cây như rau mùi hoặc cần tây, đúng ghê!
Khuyên thật, bạn nào hay ra nắng thì nhớ bôi kem chống nắng loại có SPF từ 50 trở lên nhé, kèm PA+++ càng tốt.
Em thấy bên Nhất Nam có bài thuốc An Bì Thang, hình như có cả bôi, uống lẫn ngâm rửa. Anh chị nào đã dùng chưa, hiệu quả thế nào ạ?
Tôi từng đến khám ở Nhất Nam Y Viện. Bác sĩ kê riêng cho tôi phác đồ 3 tháng vì tình trạng khá nặng. Sau 1 tháng đã thấy cải thiện ngứa và mẩn đỏ rõ rệt.
Bạn cứ yên tâm, thuốc bên Nhất Nam toàn thảo dược tự nhiên, mình dùng thấy mát gan, đỡ nóng trong và không bị táo bón như mấy loại thuốc tây trước đây.
Có ai biết thuốc uống trong bài thuốc An Bì Thang gồm những gì không? Mình muốn tìm hiểu thêm trước khi quyết định dùng.
Tôi đã sử dụng bài thuốc này 3 tháng, cảm giác da khỏe hơn, không còn đỏ rát mỗi khi ra nắng. Cơ địa mình dị ứng mà vẫn thấy ổn.
Mình có xem clip bác sĩ Nhất Nam chia sẻ về cơ chế điều trị, thấy rất khoa học và dễ hiểu. Link đây nè mọi người:
Ai da hay nổi mẩn thì nhớ mặc đồ rộng rãi, chất liệu cotton thoáng mát, đừng mặc đồ ôm sát gây cọ xát da sẽ dễ kích ứng hơn.
Dạo này ra đường nóng quá mà mặt thì rát như bị bỏng nắng. Không biết có phải là bị viêm da kiểu này không nữa, chắc phải đi khám quá.
Bạn nên đi khám sớm nhé, viêm da kiểu này không nguy hiểm nhưng để lâu thì dễ bị sạm da, thâm sẹo và ảnh hưởng cả tâm lý đấy.
Nhớ tránh tắm nước quá nóng nha mọi người. Da đã tổn thương mà còn gặp nhiệt cao thì dễ rát và khô hơn.