Tổ đỉa là bệnh da liễu đặc trưng bởi tổn thương da dưới dạng mụn nước nhỏ và gây ngứa dữ dội, thường khởi phát ở tay chân. Đây là căn bệnh mãn tính, dễ tái phát theo chu kỳ và gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, so với những vùng da nhạy cảm thì việc điều trị bệnh tổ đỉa ở tay, chân có phần dễ dàng hơn.
Tìm hiểu về bệnh tổ đỉa ở tay, chân
Tổ đỉa ở tay, chân là một thể khá đặc biệt của bệnh chàm với sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa. Mụn nước có thể mọc đơn lẻ hay tụ thành từng đám ở bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân.
Mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra thường chứa dịch lỏng, bề mặt dày, nằm ở lớp biểu bì dưới da nên rất khó vỡ. Khi bệnh kích hoạt ở tay chân thì vùng da bị ảnh hưởng thường sẽ có cảm giác nóng rát và kèm theo triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu.
Ở vị trí tay chân cũng như các vị trí khác, bệnh tổ đỉa có thể hình thành dưới 4 thể như sau:
- Thể giản đơn: Đặc trưng bởi sự xuất hiện mụn nước li ti chứa dịch trong và nằm sâu dưới da, ít gây cảm giác ngứa.
- Thể bọng nước: Là một dạng tiến triển của thể giản đơn, mụn nước ở thể này có thể to bằng hạt bắp trở lên, rất dễ diễn biến nguy hiểm do dị ứng với hóa chất.
- Thể nhiễm khuẩn: Lúc này bên trong mụn nước thường chứa dịch mủ, sưng tấy và dễ bị viêm nhiễm.
- Thể khô: Vùng da bị tổn thương có bảy, da khô ráp, đỏ và không có dịch. Thể bệnh này thường bùng phát và tiến triển mạnh nhất vào mùa xuân.
Các triệu chứng đặc trưng
Bệnh tổ đỉa ở tay, chân thường khởi đầu bằng tính trạng ngứa dữ dội kèm cảm giác nóng rát khu trú ở một số vị trí nhất định. Điển hình nhất là ở lòng bàn chân, bàn tay, ngón chân, ngón tay...
Sau đó trên da thường sẽ xuất hiện những mụn nước li ti có chứa nước hay dịch lỏng bên trong. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn thì mụn nước có thể xuất hiện với kích thước lớn và lây lan ra mu bàn chân, cổ tay...
Thông thường, các triệu chứng của bệnh thường sẽ có xu hướng thuyên giảm sau khoảng 3 - 4 tuần nhưng lại dễ tái phát ngay sau đó. Trường hợp bệnh xảy ra ở tay, chân thì có thể phải cần nhiều thời gian hơn trong điều trị. Bởi đây là những vùng da thường xuyên phải tiếp xúc nhiều trong cuộc sống thường ngày.
Với những trường hợp không có biện pháp chăm sóc và dưỡng ẩm hợp lý thì trên vùng da tổn thương có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác. Ví dụ như da chân, tay bị khô, nứt nẻ hay bong bóc nhiều làm cản trở quá trình điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tổ đỉa ở tay, chân vẫn chưa được các nhà nghiên cứu xác định rõ ràng. Sự bùng phát của bệnh lý này thường có thể liên quan đến một số yếu tố sau:
- Hoạt động của tuyến bã nhờn: Sự rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn khiến cho nhiều người bị đổ mồ hôi quá mức ở tay, chân. Đặc biệt là trong mùa hè, đây chính là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tổ đỉa bùng phát và tiến triển nhanh.
- Yếu tố di truyền: Thống kê ghi nhận rằng, nếu có người thân cận huyết mắc bệnh tổ đỉa thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn khoảng 50% so với những người bình thường.
- Nhiễm khuẩn nấm: Tay, chân là vị trí hoạt động nhiều và hay phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại từ môi trường. Chính vì thế mà vùng da tay, chân thường có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn, vi nấm cao hơn các vùng da khác.
- Vấn đề dị ứng: Việc sử dụng quá nhiều hóa chất, xà phòng, nước rửa tay chân có chất tẩy mạnh cũng sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ da bị bào mòn. Từ đó khiến làn da bị mất đề kháng, trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.
- Căng thẳng, stress: Đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về việc thần kinh căng thẳng có thể làm bùng phát bệnh lý này. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận rằng, bệnh thường có xu hướng nặng nề hơn khi bạn gặp các vấn đề về tâm lý, cảm xúc.
Ngoài ra, bệnh tổ đỉa ở tay, chân cũng có thể dễ bùng phát hơn khi bạn sống trong môi trường ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc thường xuyên ăn uống thực phẩm giàu coban cũng như tiếp xúc nhiều với kim loại, niken, coban cũng khiến cho bệnh có nguy cơ xuất hiện cao hơn.
Bệnh tổ đỉa ở tay chân nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa ở tay chân không có tác nhân bệnh là virus hay vi khuẩn mà liên quan phần nhiều tới vấn đề cơ địa và miễn dịch. Chính vì thế bệnh không có xu hướng lây nhiễm từ người nay sang người khác dù tay chân là vị trí tiếp xúc nhiều.
Mặc dù không lâu nhiễm sang người khác nhưng tổn thương trên da lại có xu hướng lan tỏa rộng ra các vùng da lân cận. Nếu không can thiệp điều trị sớm và đúng cách thì mức độ tổn thương da sẽ ngày càng nghiêm trọng. Vùng da bị bệnh ở tay, chân có thể sưng viêm và dẫn tới bội nhiễm khi có điều kiện thuận lợi.
Tình trạng bội nhiễm ở tay chân do bệnh tổ đỉa gây ra thường rất khó điều trị. Có thể gây mưng mủ, đau đớn, cản trở đến sinh hoạt và đi lại thường ngày. Ngoài ra, bội nhiễm nếu không được can thiệp đúng cách còn diễn tiến nặng, khiến da bị tổn thương vĩnh viễn. Điều này làm mất thẩm mỹ và tác động xấu đến tâm lý của người bệnh.
Chăm sóc và dự phòng
Bệnh tổ đỉa ở tay, chân thường ít gây ra các vấn đề nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, tay, chân là vị trí mà bệnh có xu hướng tái phát rất nhanh sau điều trị do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố.
Chính vì vậy, song song với quá trình điều trị thì các chuyên gia Da liễu khuyến cáo, người bệnh cần thực hiện tốt các vấn đề chăm sóc và dự phòng bệnh. Cần chú ý đến một số khuyến nghị sau đây:
- Mang bảo tay, ủng và đồ bảo hộ lao động trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với các môi trường kim loại hay dung môi.
- Sau khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng cần chú ý rửa tay, chân sạch sẽ bằng các loại sản phẩm vệ sinh lành tính.
- Sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy nhẹ và có nguồn gốc từ thiên nhiên trong tắm rửa, vệ sinh hằng ngày.
- Chú ý dưỡng ẩm cho da tay, da chân thường xuyên, nhất là sau khi tắm hay ngay khi cảm thấy tay chân có dấu hiệu khô.
- Không đi giày quá kín và nên tránh các hoạt động mạnh khiến cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi.
- Tuyệt đối không gãi hay chà xát lên vùng da ở tay chân đang bị tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra.
- Uống đủ nước, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi vào khẩu phần ăn để quá trình chữa lành tổn thương trên da được thúc đẩy nhanh chóng hơn.
- Cần tránh ăn thức ăn cay nóng, thịt bò, hải sản, thức ăn nhanh. Đồng thời không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá khi đang trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa ở tay chân.
Cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân tận gốc, ngừa tái phát
Việc điều trị bệnh tổ đỉa ở tay, chân thường tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và thể trạng của người bệnh. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
1. Mẹo chữa tổ đỉa ở tay, chân ngay tại nhà
Thực hiện một số mẹo xử lý và điều trị tại nhà có thể tác động tích cực đến quá trình cải thiện triệu chứng. Đồng thời kiểm soát bệnh tốt hơn, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
Các mẹo điều trị tại nhà với bệnh tổ đỉa ở tay, chân có thể là:
- Chườm lạnh:
Nhiệt độ thấp được cho là có tác dụng làm giảm ngứa và cải thiện tình trạng sưng đau trên da rất tốt. Người bệnh chỉ cần bọc 1 viên đá trong miếng vải mỏng và chườm trên da trong khoảng 15 phút. Nếu trên da không xuất hiện tổn thương hở thì bạn cũng có thể áp dụng cách ngâm tay, chân trong chậu nước mát.
- Dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa ở tay, chân:
Thành phần kháng sinh tự nhiên allicine trong tỏi mang đến tác dụng tuyệt vời với việc cải thiện những tổn thương trên da do bệnh tổ đỉa. Chỉ cần dùng 2 củ tỏi, bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập và ngâm cùng với 300ml rượu trắng trong 1 tuần. Mỗi lần dùng lấy bông y tế thấm vào 1 ít rượu tỏi rồi bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương sau khi hoàn thành bước vệ sinh da.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm hay chất làm mềm da:
Các sản phẩm này chỉ nên sử dụng trong trường hợp da có dấu hiệu khô hay bong tróc. Trường hợp mụn nước vỡ, chảy dịch thì nên lưu ý ngưng lại và tham khảo bác sĩ. Dưỡng ẩm đúng cách bằng các sản phẩm lành tính phù hợp sẽ giúp ngăn chặn kích ứng da và giảm ngứa hiệu quả hơn. Chú ý thoa kem dưỡng ẩm hay chấy làm mềm da sau khi vệ sinh tay chân khoảng 3 phút để khóa ẩm cho da tốt nhất.
Những mẹo tự nhiên tại nhà chỉ có thể đáp ứng tốt trong trường hợp bệnh nhẹ. Nếu triệu chứng của bệnh không thuyên giảm sau khoảng 5 - 7 ngày tự khắc phục tại nhà thì bạn nên chủ động thăm khám để được hướng dẫn điều trị y tế.
2. Can thiệp điều trị y tế
Phương pháp điều trị y tế chính với bệnh tổ đỉa ở tay, chân đó chính là dùng thuốc. Bác sĩ sẽ lên toa thuốc phù hợp với từng đối tượng người bệnh sau khi thăm khám và đưa ra chẩn đoán xác định.
Thuốc được dùng có thể là thuốc uống và thuốc bôi kết hợp để hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn:
- Kem steroid không kê đơn: Có tác dụng làm giảm viêm hiệu quả và thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương trên da.
- Dung dịch Kali Pemanganat loãng (1: 10.000): Thường được dùng để ngâm tay, chân khoảng 1 - 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút. Có thể được chỉ định tối đa 5 ngày để hạn chế tình trạng vỡ mụn nước và kiểm soát sự lây lan của bệnh.
- Thuốc kháng Histamine: Có tác dụng chống ngứa và an thần rất tốt, thường được yêu cầu sử dụng vào ban đêm để tránh triệu chứng bệnh cản trở đến chất lượng giấc ngủ.
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định khi tổn thương trên da ở tay chân có xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng.
- Kem steroid loại mạnh hoặc viên uống steroid: Được sử dụng trong những trường hợp tổn thương da đặc biệt nghiêm trọng. Cần chú ý bởi các loại thuốc này rất đễ gây ra các tác dụng không mong muốn.
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Điển hình như Pimecrolimus, Tacrolimus, Ciclosporin hoặc Azathioprine... sẽ được chỉ định khi các thuốc khác không mang lại hiệu quả tốt với diễn tiến của bệnh.
Ngoài việc sử dụng thuốc thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện quang trị liệu. Tia cực tím thường có tác dụng kiểm soát cũng như chữa lành các tổn thương trên da rất tốt nhưng có thể gây ra một số ảnh hưởng tới da và làm tăng nguy cơ ung thư da.
Bệnh tổ đỉa ở tay chân thường mất thời gian điều trị và có nguy cơ tái phát rất cao. Chính vì thế mà người bệnh cần chú ý thăm khám sớm để được bác sĩ hướng dẫn can thiệp đúng cách. Cùng với đó là chủ động thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc cũng như dự phòng để tránh nguy cơ bệnh bùng phát với mức độ nghiêm trọng hơn.
Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể với phương pháp điều trị phù hợp.
- Điều trị triệu chứng: Giảm ngứa, viêm nhiễm và ngăn ngừa bội nhiễm bằng thuốc bôi, thuốc uống.
- Điều trị nguyên nhân: Xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh (dị ứng, stress,...) để ngăn ngừa tái phát.
- Chăm sóc da: Dưỡng ẩm, tránh kích ứng, giúp da phục hồi và khỏe mạnh.
Bệnh tổ đỉa, dù không đe dọa tính mạng, vẫn có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:
- Không lây nhiễm: Bệnh tổ đỉa không lây từ người sang người.
- Gây khó chịu: Ngứa ngáy, đau rát do mụn nước vỡ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
- Tâm lý căng thẳng: Mất thẩm mỹ, tự ti, ngại giao tiếp.
- Biến chứng: Nhiễm trùng da, sẹo, biến dạng bàn tay, bàn chân nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, KHÔNG lây lan từ người sang người.
- Nguyên nhân: Bệnh liên quan đến cơ địa, dị ứng, tiếp xúc hóa chất,... chứ không phải do vi khuẩn hay virus.
- Lây lan trên cơ thể: Mụn nước có thể lan rộng trên da người bệnh, nhưng không lây cho người khác dù tiếp xúc trực tiếp.
- Phòng tránh: Tránh các tác nhân gây dị ứng, giữ vệ sinh da, kiểm soát căng thẳng là cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh.
Hãy yên tâm: Bệnh tổ đỉa không ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh, bạn vẫn có thể giao tiếp và sinh hoạt bình thường.