Viêm đa khớp, một tình trạng bệnh lý phức tạp và khó chẩn đoán, đang trở thành mối lo ngại trong ngành y. Bệnh này không chỉ gây ra sự đau đớn và khó chịu cho người bệnh, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng viêm đa khớp, từ triệu chứng đến phương pháp điều trị hiệu quả.

Viêm đa khớp là gì? Triệu chứng nhận biết của bệnh

Viêm đa khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng nhiều khớp, thường từ 5 khớp trở lên bị viêm hoặc tổn thương. Đây là một bệnh lý mãn tính và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, đặc biệt là ở phụ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.

Theo các nghiên cứu, cứ mỗi 8 người trong độ tuổi từ 18 đến 79, có 1 người bị viêm đa khớp. Điều này cho thấy bệnh chiếm khoảng 20% trong tổng số các bệnh lý liên quan đến khớp.

Viêm đa khớp là tình trạng khớp bị tổn thương
Viêm đa khớp là tình trạng khớp bị tổn thương

Quá trình phát triển của viêm đa khớp thường được chia thành hai giai đoạn, với những triệu chứng thay đổi từ nhẹ đến nặng:

  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này thường kéo dài khoảng hai tuần. Người bệnh có thể cảm thấy tê bì ở các đầu ngón tay và chân, cơ thể mệt mỏi, giảm cân và có thể xuất hiện sốt nhẹ.
  • Giai đoạn toàn phát: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh bắt đầu cảm nhận rõ ràng các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, nóng tại các khớp. Cảm giác cứng khớp và khó khăn khi vận động, đặc biệt là vào buổi sáng, thường xuất hiện. Ở một số trường hợp, các hạt nhỏ có thể nổi dưới da, kèm theo sốt cao, cơ thể mệt mỏi và tình trạng suy nhược toàn thân.

XEM THÊM: Bị viêm đa khớp có nguy hiểm không? Cách trị nhanh khỏi

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm đa khớp

Viêm đa khớp có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, điển hình nhất có thể kể tới như:

  • Viêm khớp đối xứng: Các tình trạng tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp tự phát ở trẻ em (Juvenile arthritis), phản ứng phụ của thuốc, hoặc các bệnh lý tự miễn khác như Lupus ban đỏ.
  • Viêm khớp không đối xứng: Bệnh Gout, viêm khớp vảy nến, và viêm khớp phản ứng (là phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng vi khuẩn).
  • Nhiễm trùng virus: Các virus như Parvovirus, virus viêm gan, quai bị, sởi, virus Ross River và HIV có thể gây ra tình trạng viêm khớp.
  • Các bệnh lý chuyển hóa: Các tình trạng như suy gan, suy thận, bệnh Gout và bệnh giả Gout (do sự tích tụ tinh thể quanh khớp) đều có thể dẫn đến viêm đa khớp.
  • Thoái hóa cấu trúc: Viêm khớp có thể phát sinh từ sự thoái hóa khớp, một tình trạng mà sụn khớp bị mòn dần theo thời gian.
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng như bệnh Lyme, bệnh lao, bệnh Whipple, và bệnh Well có thể gây ra viêm đa khớp.
  • Bệnh viêm mạch máu: Các bệnh viêm mạch như viêm mạch máu và viêm động mạch tế bào khổng lồ cũng có thể dẫn đến viêm khớp do ảnh hưởng đến lưu thông máu.
  • Các rối loạn nội tiết: Một số bệnh lý nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra viêm đa khớp.

Biến chứng của bệnh

Viêm đa khớp khiến người bệnh khó chịu bởi những cơn đau nhức, bề mặt khớp sưng viêm. Bên cạnh đó, nếu không phát hiện, chữa trị sớm, người bệnh còn phải đối mặt với một số biến chứng như:

  • Cứng khớp, bị giới hạn khả năng vận động.
  • Dính khớp, teo cơ gây biến dạng tay hoặc chân.
  • Nguy cơ bại liệt vĩnh viễn.
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các cơ quan khác như mắt, tim mạch.
  • Phụ nữ có thể bị khó thụ thai.
  • Một số trường hợp, người bệnh rơi vào trầm cảm hoặc bị rối loạn tâm thần.

Người bệnh có thể bị giới hạn khả năng vận động
Người bệnh có thể bị giới hạn khả năng vận động

Phương pháp chẩn đoán bệnh 

Để chắc chắn hơn, người bệnh cần thực hiện thêm một vài xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra độ lắng hồng cầu, đồng thời phản ứng protein. Bác sĩ xem xét người bệnh có bị viêm nhiễm không.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Kết quả cho biết loại viêm khớp mà người bệnh đang gặp phải.
  • Chụp X-quang: Bác sĩ có thể đánh giá những tổn thương xương khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh rõ nét hơn so với X - quang, bác sĩ sẽ kiểm tra mô mềm gồm sụn, gân, dây chằng.
  • Nội soi khớp: Bác sĩ đánh giá tổn thương phía trong ổ khớp.

Biện pháp phòng ngừa

Việc phòng bệnh là rất quan trọng vì bệnh có thể tái phát ngay cả khi được điều trị đúng cách, người bệnh có thể áp dụng biện pháp sau:

  • Tập thể dục đều đặn: Chọn các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi lội hoặc yoga. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu để tránh làm tổn thương khớp.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn thực phẩm giàu canxi như tôm, cá, rau xanh và trái cây. Tránh thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và bổ sung omega-3 hoặc canxi nếu cần.
  • Tránh chấn thương: Sụn khớp có thể mòn nhanh hơn nếu bị chấn thương vì vậy khi chơi thể thao nên sử dụng thiết bị bảo vệ an toàn. Áp dụng kỹ thuật đúng khi nâng vật nặng và đảm bảo hỗ trợ lưng khi ngồi lâu.
  • Giữ cân nặng hợp lý: Cân nặng dư thừa có thể làm tăng áp lực lên khớp. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh giúp giảm nguy cơ viêm đa khớp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe mỗi 3-6 tháng và làm các xét nghiệm liên quan như đo mật độ xương để phát hiện sớm các vấn đề và theo dõi tình trạng cơ thể.

Cách điều trị viêm đa khớp

Khi có kết quả thăm khám, tùy vào từng trường hợp mà cách điều trị viêm đa khớp cho phù hợp sẽ khác nhau, các phương pháp được áp dụng như sau:

Điều trị bằng Tây y

Đây là phương pháp thông dụng nhất hiện nay, được nhiều người tin tưởng thực hiện nay. Phổ biến nhất là:

  • Thuốc giảm đau: Đây là nhóm thuốc chữa viêm đa khớp được sử dụng để giảm nhanh những cơn đau cấp tính. Điển hình như Acetaminophen, Tramadol, Oxycodone,...
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Tác dụng của thuốc là vừa giảm nhanh những cơn đau đồng thời có thể kháng viêm. Phổ biến nhất là Meloxicam, Diclofenac, Brexin,...
  • Corticosteroids: Bao gồm Prednisolone hoặc Prednisone. Thuốc sử dụng để giảm đau, sưng viêm, đỏ da.
  • Thuốc ức chế miễn dịch (DMARDs): Cụ thể như Methotrexate, Hydroxychlorquine,... ngăn chặn sự tấn công của hệ miễn dịch lên khớp.
  • Kem bôi, thuốc mỡ: Thuốc bôi giúp làm dịu da đồng thời chặn tín hiệu đau truyền đến não.

Sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau

Trị bệnh không dùng thuốc

Để tăng hiệu quả điều trị viêm khớp nói chung, người bệnh nên kết hợp thực hiện thêm một số biện pháp điều trị sau:

  • Massage: Massage nhẹ nhàng lên vị trí khớp bị viêm. Hoạt động này có tác dụng thúc đẩy khí huyết lưu thông, giảm đau.
  • Liệu phát nhiệt: Dùng túi chườm nóng hoặc lạnh để giảm nhanh cơn đau ở khớp. Đồng thời nên tắm bằng nước ấm mỗi ngày giúp giảm sưng, giãn cơ.
  • Các bài tập hỗ trợ: Người bệnh nên thực hiện các động tác như squat, vặn mình,... Bài tập giúp tăng sức mạnh cũng như sự linh hoạt cho khớp.

Phẫu thuật

Khi viêm đa khớp tiến triển nặng và các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật khớp có thể đi kèm với nguy cơ tai biến nghiêm trọng, nên chỉ nên thực hiện khi các biện pháp điều trị khác đã được thử nghiệm mà không mang lại kết quả. Quyết định phẫu thuật cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu cho người bệnh.

Viêm đa khớp là một bệnh lý nghiêm trọng cần được chú ý và điều trị kịp thời. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp không chỉ giúp làm giảm cơn đau mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống một cách đáng kể. Hãy luôn chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế khi cần thiết.

XEM THÊM: Bị viêm đa khớp kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị viêm khớp, tái tạo sụn khớp, chấm dứt đau nhức [100% thuốc Nam]

Với mục tiêu mang lại phương pháp điều trị viêm khớp an toàn và hiệu quả, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Đây là thành quả của đề tài khoa học “Ứng dụng Y học cổ truyền điều trị bệnh xương khớp,” do Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu thực hiện.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chắt lọc tinh hoa của hàng chục phương thuốc cổ truyền, đặc biệt là cốt thuốc đau xương của người Tày tại Bắc Kạn. Kết hợp với các nguyên tắc điều trị của Y học hiện đại, bài thuốc mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị viêm khớp.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kết hợp 3 nhóm thuốc chuyên biệt, tạo cơ chế tác động toàn diện và chuyên sâu:

  • Quốc dược Đặc trị viêm khớp: Khu phong, trừ thấp, hóa ứ, tiêu trệ, điều trị viêm khớp từ căn nguyên gây bệnh, tái tạo sụn khớp, chống tái phát đau.
  • Quốc dược Giải độc hoàn: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, hoạt huyết, giảm đau nhanh chóng, cải thiện vận động, loại bỏ các triệu chứng đau nhức, sưng cứng khớp, ngăn ngừa biến chứng.
  • Quốc dược Bổ thận hoàn: Bổ thận, dưỡng can, dưỡng huyết, kích thích sản sinh dịch nhầy bôi trơn khớp vai, bảo vệ sụn và xương dưới sụn, phục hồi vận động linh hoạt.

Công thức thuốc điều trị viêm đa khớp hoàn chỉnh

Sự kết hợp này không chỉ giúp điều trị triệt để viêm khớp gối, vai, háng…, tăng cường sức khỏe cơ thể và xương khớp toàn diện.

Bài thuốc phối ngũ hơn 50 vị thuốc Nam quý hiếm, nổi bật với nhiều bí dược bản địa và dược liệu kinh điển trong Y học cổ truyền:

  • Kê huyết đằng rừng (thau pú lùa), kha khếp, thủy xương bồ, mạy vang, co bát vạ.
  • Các loại tầm gửi quý như phác kháo cài, phác mạy nghiến, phác mạy liến.
  • Thiên niên kiện, hầu vĩ tóc, vương cốt đằng, ngưu tất, tục đoạn...

Bảng thành phần bài thuốc gồm những thảo dược dồi dào dược tính

Quốc dược Phục cốt khang sử dụng 100% dược liệu tự nhiên đạt tiêu chuẩn GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ.

Hiệu quả thực tế trong 15 năm ứng dụng:

  • 95% người bệnh hết đau nhức sau 2-3 tháng.
  • Hiệu quả cao và không gây tác dụng phụ.
  • Ít tái phát đau sau điều trị.

Nhiều người bệnh đã phản hồi tích cực sau khi sử dụng bài thuốc, khẳng định hiệu quả vượt trội trong việc điều trị viêm xương khớp:

Xem thêm thông tin bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang:

Liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc Dân Tộc để được các bác sĩ đầu ngành tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất và giải đáp mọi thắc mắc hoàn toàn miễn phí.

Thông tin liên hệ thăm khám và mua thuốc:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Tin bài nên đọc:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan