Nhiều người tin rằng các bệnh thuộc da liễu sẽ lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, tổ đỉa là một trong những bệnh về da khá đặc biệt nên cơ chế lây bệnh cũng khác những bệnh thông thường. Cụ thể, bệnh tổ đỉa có lây không và con đường lây lan thế nào sẽ được phân tích trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân và yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa
Biểu hiện của bệnh tổ đỉa là sự xuất hiện các nốt mụn gây ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân. Kích thước mụn thường nhỏ (1 – 2mm), không có màu đỏ và có thể lành trong vài tuần. Tuy nhiên, bệnh này rất dễ tái phát và có xu hướng chuyển sang mạn tính nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi bệnh tổ đỉa có lây không, bạn cần biết nguyên nhân cũng như các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Về nguyên nhân, đến nay y học hiện đại vẫn chưa tìm ra gốc rễ bệnh lý này là ở đâu. Đối với tác nhân từ virus, vi khuẩn hay nấm (vốn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý về da) thì chưa phát hiện ra mối liên hệ với bệnh. Một số giả thuyết cho rằng cơ chế gây tổ đỉa liên quan đến hệ miễn dịch bị rối loạn.
Mọi thứ vẫn chỉ là suy đoán. Dù vậy, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được một số yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể là:
- Căng thẳng kéo dài;
- Da bị dị ứng khi tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, thuốc, côn trùng, phấn hoa, lông động vật…;
- Môi trường sống bị ô nhiễm;
- Da thường xuyên bị bám bẩn hoặc không được vệ sinh sạch sẽ;
- Cơ địa quá nhạy cảm hoặc đang bị một số bệnh lý như hen suyễn, viêm gan hoặc thận;
- Người có sức đề kháng yếu, ăn uống thiếu chất và sinh hoạt không khoa học;
- Rối loạn thần kinh giao cảm: da tiết mồ hôi quá mức.
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Các nốt mụn trong lòng bàn tay và bàn chân ngoài gây ngứa ngáy còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Những điều này khiến chất lượng sống của người bệnh bị giảm sút. Không những thế, trong trường hợp các nốt mụn bị vỡ, có thể khiến người đối diện sợ khi nhìn hoặc tiếp xúc. Không ít người lo ngại dịch nhầy từ các nốt mụn này khiến mần bệnh tràn ra không khí và lây lan cho người xung quanh. Thực tế thì quan niệm này không có cơ sở khoa học.
Tổ đỉa không lây khi tiếp xúc trực tiếp
Qua phân tích nguyên nhân và các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh có thể thấy tổ đỉa không phải là bệnh truyền nhiễm. Điều này chứng minh rằng không phải tất cả các bệnh ngoài da đều có nguy cơ lây nhiễm.
Những chuyên gia và bác sĩ đều khẳng định bệnh tổ đỉa không lây qua tiếp xúc trực tiếp. Bao gồm cả trường hợp tiếp xúc ngoài da với dịch nhầy (từ mụn) hoặc vết trầy xước trên da người bệnh.
Chính vì thế, bạn không nên xa lánh người bị tổ đỉa. Bản thân người bệnh cảm thấy rất khó chịu bởi cảm giác ngứa ngáy “đeo bám” suốt ngày và mất tự tin khi giao tiếp. Nếu còn bị kỳ thị, họ sẽ căng thẳng nhiều hơn. Và điều này gián tiếp khiến bệnh thêm trầm trọng.
Tổ đỉa lây lan nhanh trên cơ thể người bệnh
Dù không lây lan trực tiếp từ người sang người nhưng tổ đỉa thường phát triển rất nhanh trên cơ thể người bệnh. Nhất là trong những trường hợp cào gãy quá mức khiến các nốt mụn bị vỡ hoặc da bị trầy xước. Khi đó, chẳng những vùng da bị viêm nhiễm lan rộng mà nguy cơ xuất hiện biến chứng cũng rất cao. Phổ biến là tình trạng bội nhiễm, thậm chí là nhiễm trùng máu. Khi đó, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.
Bệnh tổ đỉa có tính di truyền
Thật ra nghi vấn bệnh tổ đỉa có lây không không phải ngẫu nhiên mà có. Nó xuất phát từ thực tế thường có nhiều người trong gia đình mắc bệnh này cùng lúc. Phân tích kỹ hơn, các chuyên gia cho biết, nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền.
Cụ thể, theo nhận định của PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y dược TP.HCM) thì có khoảng 50% số trường hợp bị tổ đỉa có liên quan đến di truyền. Nghĩa là gia đình người bệnh có thành viên đã từng hoặc đang mắc tổ đỉa thì thế hệ sau sẽ có nguy cơ bị bệnh. (Nội dung đăng tải trên Báo điện tử laodong.vn).
Một số báo cáo khác cho biết, nếu gia đình có ba hoặc mẹ bị tổ đỉa thì tỷ lệ mắc bệnh ở con là 8%. Trường hợp cả bố và mẹ đều bị bệnh thì con số này có thể lên đến 47%.
Phòng chống bệnh tổ đỉa
Như vậy, với thắc mắc bệnh tổ đỉa có lây không thì câu trả lời chắc chắn là không. Tuy nhiên, bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Nguyên nhân là do các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh rất nhiều và dễ mắc phải. Do đó, chủ động phòng tránh bệnh là vấn đề vô cùng quan trọng.
Bên cạnh thực hành lối sống và ăn uống khoa học, bạn cần đặc biệt chú ý một số điều dưới đây:
Trong chăm sóc da
- Chú ý làm sạch lòng bàn tay và bàn chân khi tắm;
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh;
- Các sản phẩm chăm sóc da cần chọn loại có độ kiềm thích hợp. Nếu da nhạy cảm thì nên chọn sản phẩm đặc thù;
- Hạn chế để da tiếp xúc với chất tẩy rửa hoặc các chất dễ gây dị ứng. Nếu phải làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa công nghiệp thì phải mang gân tay hoặc ủng để bảo vệ da;
- Giữ cho da tay và chân được khô thoáng, nhất là ở lòng bàn tay. Nếu đổ mồ hôi nhiều, bạn nên chuẩn bị sẵn một cái khăn nhỏ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về một số loại gel bôi hạn chế tiết mồ hôi ở da tay và chân khi trời nắng nóng;
- Nên thoa kem dưỡng ẩm nếu thuộc da khô vào những ngày trời lạnh;
- Giữ ấm cho da vào mùa đông cũng như đảm bảo thoáng mát vào mùa hè;
Trong ăn uống và sinh hoạt
- Ăn uống đủ chất. Bổ sung nhiều vitamin A và E từ các loại rau củ quả tươi;
- Uống nhiều nước. Đảm bảo cung cấp cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày (lượng nước này bao gồm trong thực phẩm và không tính trong bia, rượu);
- Luyện tập thể dục vừa sức và đều đặn mỗi ngày;
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần hoặc khi có những dấu hiệu bất thường trên da. Nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc sử dụng trước đó để họ đánh giá bệnh được chính xác và tìm ra phác đồ điều trị thích hợp;
- Giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng quá mức: Sắp xếp thời gian học tập và làm việc hợp lý; tư duy tích cực; có thể thực hiện các bài tập yoga hoặc thiền, nghe nhạc hoặc đọc sách để thư giãn tinh thần…;
- Mang giày với kích cỡ vừa chân. Dùng loại làm từ chất liệu mềm và hút mồ hôi tốt. Hạn chế mang giày bít chân cả ngày không tháo ra
Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể với phương pháp điều trị phù hợp.
- Điều trị triệu chứng: Giảm ngứa, viêm nhiễm và ngăn ngừa bội nhiễm bằng thuốc bôi, thuốc uống.
- Điều trị nguyên nhân: Xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh (dị ứng, stress,...) để ngăn ngừa tái phát.
- Chăm sóc da: Dưỡng ẩm, tránh kích ứng, giúp da phục hồi và khỏe mạnh.
Bệnh tổ đỉa, dù không đe dọa tính mạng, vẫn có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:
- Không lây nhiễm: Bệnh tổ đỉa không lây từ người sang người.
- Gây khó chịu: Ngứa ngáy, đau rát do mụn nước vỡ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
- Tâm lý căng thẳng: Mất thẩm mỹ, tự ti, ngại giao tiếp.
- Biến chứng: Nhiễm trùng da, sẹo, biến dạng bàn tay, bàn chân nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, KHÔNG lây lan từ người sang người.
- Nguyên nhân: Bệnh liên quan đến cơ địa, dị ứng, tiếp xúc hóa chất,... chứ không phải do vi khuẩn hay virus.
- Lây lan trên cơ thể: Mụn nước có thể lan rộng trên da người bệnh, nhưng không lây cho người khác dù tiếp xúc trực tiếp.
- Phòng tránh: Tránh các tác nhân gây dị ứng, giữ vệ sinh da, kiểm soát căng thẳng là cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh.
Hãy yên tâm: Bệnh tổ đỉa không ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh, bạn vẫn có thể giao tiếp và sinh hoạt bình thường.